Bạn đã biết về Sự kiện hiếm có xảy ra vào tháng 5 này ? Sao Thủy sẽ lướt qua Mặt Trời - hay còn gọi là Mercury Transit.


1. Thông tin

Vào ngày 9/5, xảy ra hiện tượng Sao Thủy lướt qua đĩa sáng Mặt Trời, đây là 1 là điều rất hiếm gặp. Các hành tinh vòng trong, Sao Thủy hay Sao kim khi đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời để lại 1 chấm đen trên bề mặt mặt trời. Do quỹ đạo của các hành tình này bị nghiêng ở các góc khác với Trái đất nên sự kiện này rất hiếm khi xảy ra.



Hình: Mercury Transit năm 2003

Trung bình mỗi thế kỉ có khoảng 13 lần Sao Thủy lướt qua bầu trời. Sự kiện sao Kim đi qua mặt trời còn xảy ra ít hơn,cứ hơn một thế kỉ mới xảy ra 2 cặp. Lần cuối cùng chúng ta quan sát được sự kiện Venus Transit là năm 2012, như vậy phải chờ tới 2117 để chiêm ngưỡng vào lần tới.


2. Thời gian, địa điểm

Sự kiện Mercury transit bắt đầu lúc 11h12 theo giờ quốc tế và kết thúc lúc 18h42 chiều. Mercury transit toàn phần có thể quan sát tại phía đông Bắc Mỹ, tây Âu và bờ biển phía Tây châu Phi. Còn Mercury transit 1 phần thì quan sát được tại tây Bắc Mỹ, nam nam Mỹ, châu phi và hầu hết tạ Châu Á. Nhật Bản, Indonesia, Australia không thể quan sát được hiện tượng này.



3. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam có thể quan sát hiện tượng này từ khoảng 18h chiều ngày 09/5/2016 đến khoảng 18h20 tại Miền Bắc (do lúc này đĩa Mặt Trời đã lặn xuống đường chân trời, rất khó để quan sát tiếp). Hiện tượng kéo dài khoảng 7 tiếng đồng hồ cho đến tận hơn 1h sáng ngày hôm sau mới kết thúc. Rất tiếc chúng ta chỉ quan sát được trong thời gian nhỏ. Lúc Sao Thủy mới tiến vào đĩa Mặt Trời mà thôi.

Thông số:
Mercury Transit
Thời gian: 18h12 ngày 09/5/2016 đến 1h42 ngày 10/05/2016.
Thời điểm nên bắt đầu quan sát: Từ khoảng 18h00
Hướng quan sát: Tây



Hình: Mercury Transit tiếp cận đĩa Mặt Trời 2016

<div align="center">Hình: Mercury Transit trong đĩa Mặt Trời 2016
</div>4. Dụng cụ quan sát

Sao Thủy khá nhỏ và mờ nhạt nên hiện tượng này thường khó để quan sát và phải cần đến các dụng cụ quang học hỗ trợ như Kính thiên văn, ống nhòm để nhìn rõ hơn. Tuyệt đối không được quan sát Mặt Trời trực tiếp bằng mắt thường gây nguy hiểm cho mắt, có thể dẫn tới mù vĩnh viễn nên cần các công cụ hỗ trợ.

Các công cụ bao gồm quan sát bằng kính thiên văn hoặc ống nhòm với tấm lọc Mặt Trời, hoặc kính quan sát Mặt Trời (solar glass).
Chúng tôi cũng xin chia sẻ một chút về những chiếc kính hoặc tấm lọc mặt trời an toàn này. Những tấm lọc được thiết kế để làm phản chiếu 99.99 % án sáng, bức xạ mặt trời, và rõ ràng phải có chất lượng chất liệu quang học cao thì mới đảm bảo an toàn, người mua cũng nên kiểm tra kĩ trước khi mua xem có bị xước hay thủng để lọt ánh sáng không. Tại Hà Nội, Hội thiên văn Hà Nội có bán kính quan sát Mặt Trời và phim lọc Mặt Trời để lắp vào kính thiên văn, ống nhòm cho các bạn quan sát.

5. Hướng dẫn quan sát
Phần thú vị nhất của Sao thủy đi qua Mặt Trời là trong vài phút đầu tiên và vài phút cuối cùng- khi sao Thủy bắt đầu tiến vào đĩa sáng Mặt Trời và chuẩn bị rời khỏi. Tuyệt vời nhất là khi Sao Thủy vừa chạm vào rìa của đĩa Mặt trời, dải tối xuất hiện giữa đĩa tròn của hành tinh và rìa của Mặt trời. Sự xuất hiện dải tối này được gọi là “black drop”. Đây là một hiệu ứng quang học kì bí và đáng để chiêm ngưỡng nhất.

Mặc dù ở Việt Nam khó có thể quan sát hiện tượng nhưng cảm giác chiêm ngưỡng một một đốm nhỏ in bóng trên Mặt Trời hung vĩ thật ấn tượng. Vì đĩa của sao Thủy chỉ bẳng 1/160 đường kính Mặt Trời, thật nhỏ bé, nhưng cũng thật vĩ đại.


Để quan sát được hiện tượng này các bạn cần:
- Tìm địa điểm rộng, thoáng không bị che khuất ở phía chân trời tại hướng Tây, tốt nhất là ở trên cao.
- Cần có dụng cụ quan sát có phim lọc bảo vệ;
- Đến trước giờ quan sát để chuẩn bị chu đáo, do chỉ quan sát được 1 chút.
Nếu ai chưa sở hữu riêng một chiếc kính thiên văn chuyên dụng hoặc các dụng cụ quan sát thì có thể tham gia cậu lạc bộ Thiên văn Nghiệp dư HAS để cùng quan sát hiện tượng này. Chúng tôi sẽ thông báo về lần quan sát này sớm nhất nếu điều kiện cho phép.
Hãy chú ý cập nhập fanpage: https://www.facebook.com/thienvanhanoi/
Hoặc website: http://thienvanhanoi.org/ để cập nhật thông tin.


Vân Anh - HAS
Theo Space.com