Trong suốt hàng ngàn năm qua, con người đã ghi nhận được những sự việc kì lạ khi sao chổi bí ẩn quét qua màn đêm. Những kẻ lang thang trên bầu trời, những quả bóng tuyết với đầy bụi và băng đá chuyển động nhanh chóng từ khu vực sâu thẳm lạnh lẽo của không gian. Một số trong chúng thì di chuyển vào vùng bên trong hệ Mặt Trời có một chu kỳ nhất định, số khác thì không.
https://1.bp.blogspot.com/-D8PRPZ5lf...-web_print.jpg

Kính thiên văn Hubble quan sát sao chổi 252P/LINEAR đang đổi hướng. Credit : NASA, ESA, and J.-Y. Li (Planetary Science Institute).
Kính Hubble quan sát sao chổi 252P/LINEAR đang đổi hướng. Credit : NASA, ESA, and J.-Y. Li (Planetary Science Institute).

Các nhà thiên văn học sử dụng Kính Viễn vọng Không gian Hubble của NASA và chụp được hình ảnh của sao chổi 252P/LINEAR sau khi nó 'quét' qua bầu trời Trái Đất ngày 21 tháng 3 vừa qua. Lần đó là một trong những lần gặp mặt gần gũi nhất giữa một sao chổi với hành tinh của chúng ta. Sao chổi này chỉ cách Trái Đất 5,3 trệu cây số, tức 14 lần so với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng.

Hình ảnh bạn đang xem được chụp vào ngày 4 tháng 4, cho thấy bụi khí được đẩy ra ngoài từ sao chổi đóng băng và dễ vỡ. Mặt Trời làm ấm lõi băng giá của nó, dẫn đến một lượng lớn bụi và khí từ trong lõi được thoát ra ngoài. Bạn cũng có thể thấy rằng sao chổi đang thay đổi hướng, tức là lõi của nó đang quay vòng rất nhanh. Lõi của sao chổi thì quá nhỏ để Hubble có thể thấy được rõ ràng. Các nhà khoa học ước tính nó có đường kính dưới 1 dặm (1,6 km).

Hình ảnh này được chụp qua Wide Field Camera 3 (Ống kính Trường nhìn rộng 3) của kính Hubble. Đây cũng là một trong những thiên thể gần nhất được kính Hubble quan sát, cùng với Mặt Trăng. Sao chổi này sẽ trở lại bên trong hệ Mặt Trời vào năm 2021.
Nguồn :http://www.vutrutrongtamtay.org/