Đây là một chủ đề mà mình thích từ lâu nhưng chẳng có time đề nghiên cứu được nhiều, mong mọi người đọc suy ngẫm và cùng chia sẽ kiến thức đã biết với chủ đề rất hay này.
"Does God play die?"Đây là tiêu đề một bài báo của Stephen HawKing. Thuyết tương đối của Anhxtanh và bản thân ông cũng đã trả lời "Chúa không chơi trò xúc xắc". Còn Plang và thuyết lượng tử của ông thì dường như lại đồng ý với câu hỏi này!
Theo thuyết tương đối, mọi sự vật hiện tượng đều có tính nhân quả, có nghĩa là nếu ta biết đầy đủ về một sự vật hiện tượng nào đó thì ta sẽ biết được sự vật hiện tượng đó sẽ diễn ra tiếp theo như thế nào. Tất cả phải tuân theo những quy luật của tự nhiên mà con người vẫn đang không ngừng tiến dần tới nó.
Theo Thuyết Lượng tử thì ngược lại, chúng ta không thể biết chính xác vị trí và vật tốc của một vật tại cùng một thời điểm. Tích hai tham số dx (delta x - sai số vị trí, với x là tọa độ hay vị trí) và dv (v là vận tốc) là một hằng số (hằng số plang). Điều đó có nghĩa là nếu chúng ta càng muốn biết chính xác vị trí thì sai số về vận tốc của chúng ta càng lớn và ngược lại. Nếu vị trí được xác định chính xác dx=0 thì sai số vận tốc dv sẽ bằng vô cùng và ngược lại, trong trường hợp này rõ ràng sẽ không có vật thể nào tồn tại dưới dạng như vậy. Khái niệm về các đám mây electron xung quanh hạt nhân cũng được ra đời để khẳng định và nghiên cứu thuyết lượng tử.
Nhưng rồi sau đó chính Anhxtanh lại nhận được giải thưởng Nobel vì đã giải thích thành công hiện tương quang điện dựa trên thuyết lượng tử chứ không phải là thuyết tương đối của ông.
Sự bất định của Thuyết Lượng Tử cũng chính là lỗ hổng để chủ nghĩa duy tâm len lỏi vào để khẳng định Chúa tạo ra vũ trụ, Chúa điều khiển vũ trụ và chúng ta không thể nhận biết được điều gì sẽ xảy ra. Ý thức có trước và quyết định vật chất.
Hai thuyết này là hai định luật cơ bản cho hai thế giới vật chất: vi mô và vĩ mô và dường như nhận thức con người đang vô tình tạo ra vạch ranh giới cho hai thế giới đó. Hai thuyết này đã đem lại những cuộc cách mạng to lớn trong nhận thức khoa học và áp dụng vào thực tiễn chúng ta ngày nay. Tất nhiên sẽ phải tồn tại một thuyết - thuyết thống nhất, để thống nhất hai thuyết đó lại, tìm ra được điểm chung giữa hai thuyêt đó. Lỗ lực đó đang được nhiều hậu duệ của Anhxtanh nghiên cứu nhưng hiện tại vẫn chưa có một thuyết thống nhất chính thức được thừa nhận.

Mọi người có ý tưởng hay hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề này thì cùng chia sẻ nhé!