Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 6 của 6
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Bài này tác giả viết hoàn toàn trên quan điểm của Thuyết Tương đối và phát triển các trực quan trên quan điểm của người quan sát. Tác giả nói về tính tức thời như bạn dohoainam vừa thắc mắc là có lý của tác giả đấy.
    Em hiểu một cách đơn giản là khi một người chuyển động càng nhanh thì khoảng cách giữa các vật mà người đó quan sát thấy càng giảm đi (nói chính xác hơn là không gian theo chiều chuyển động càng bị co lại). Do vậy:
    - Nếu di chuyển với vận tốc ~ vận tốc ánh sáng thì khoảng cách giữa 2 điểm A & B co lại rất gần nhau.
    - Trong trường hợp tới hạn nếu v=c thì khoảng cách giữa A và B =0 (không gian co lại thành một điểm).
    - Nếu vượt tới hạn: v>c thì hiểu nôm na là khoảng cách âm: có nghĩa "đến B trước khi rời A" - Vô lý theo quy luật nhân quả.
    Chính trường hợp v=c, không gian co lại thành một điểm, là thể hiện tính tức thời và giới hạn của vận tốc ánh sáng thể hiện trong ý tưởng tác giả bài viết này.

    Về quan điểm chúng ta có thể di chuyển đến các ngôi sao cách chúng ta hàng nghìn năm ánh sáng mà chúng ta không bị die trước khi tới được đích có thể giải thích như sau:
    Một cách trực quan cho người quan sát khi tham gia chuyến du hành giữa hai điểm các xa nhau A & B (1000 năm ánh sáng chẳng hạn).
    - Khi người quan sát chưa chuyển động, anh ta tính nếu có đi nhanh với vận tốc ánh sáng cũng phải mất 1000 năm ánh sáng. -chắc anh ta không sống được đến ngày tàu cập bến
    - Nhưng khi chuyển động, tàu bắt đầu tiến gần đến vận tốc c, anh ta quan sát và đo đạc lại khoảng cách A & B: nó đã bị co ngắn lại một cách ấn tượng : 1000km
    - Tàu càng gần đến vận tốc c, khoảng cách A và B càng ngắn lại: 100km, or 10km,...
    Lúc này cảm nhận của người quan sát về sự thay đổi vận tốc không phải là sự trôi qua nhanh chậm của các vật thể xung quanh mà chính là thấy các vật thể đang tiến lại gần nhau.
    Khi đến B, anh ta thấy mình mất có MỘT THÁNG trên tàu, trong khi đó người trái đất phải đợi mất 1000 NĂM sau mới thấy anh ta đáp chân xuống điểm B (đó là còn chưa tính thời gian để người quan sát truyền tín hiệu từ B về điểm A trên trái đất)

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Từ trước đến nay,chúng ta vẫn cho rằng vận tốc của ánh sáng là vận tốc giới hạn,và không gì có thể vượt qua được vận tốc ấy.Nhưng các nhà khoa học của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu tuyên bố họ đã phát hiện một loại hạt có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng.Nếu điều này là sự thật thì đó sẽ là một bước đột phá trong vật lý khoa học.Và chúng ta có thể mơ đến một ngày có thể đi ngược lại thời gian.Tuy nhiên,tuyên bố đó liệu có đúng không?Một bài viết trên Universe Today đã cho rằng việc có một vận tốc nhanh hơn ánh sáng là không thể.Vậy chúng ta hãy đọc và cho ý kiến về vấn đề này.(Chém mạnh lên mọi người!)

    Nhanh hơn ánh sáng là không thể!

    Những tin tức gần đây về những neutrino chuyển động nhanh hơn ánh sáng có lẽ đã khiến một số người suy nghĩ sai lệch, nhưng thật ra không cần phải tưởng tượng ra cái gì đó có thể chuyển động nhanh hơn 300 000 km mỗi giây. Thật vậy, toàn bộ quan điểm trên là không lôgic chút nào.

    Tốc độ ánh sáng, hay 300 000 km/s, có thể trông như một giới hạn tốc độ, nhưng đây chỉ là một thí dụ của kiểu suy nghĩ 3 + 1 – trong đó chúng ta vẫn chưa quen với khái niệm không-thời gian bốn chiều và vì thế chúng ta nghĩ theo không gian có ba chiều và thời gian là một cái gì đó khác nữa.




    Bạn có thể đi xuyên toàn vũ trụ trong chừng vài ba giờ mà không cần ‘phá vỡ rào cản tốc độ ánh sáng’ – nó không phải là giới hạn tốc độ gì như nó trông như thế đâu.

    Thí dụ, trong khi chúng ta biết ánh sáng mất khoảng 4,3 năm để đi từ Trái đất đến hệ sao Alpha Centauri, nhưng nếu bạn ngồi vào một phi thuyền vũ trụ bay với tốc độ 99,999% tốc độ ánh sáng thì bạn sẽ đi tới đó trong vòng vài ngày, vài giờ hoặc thậm chí vài phút – tùy thuộc vào bạn đã thêm bao nhiêu cái 0,99 vào tỉ lệ tốc độ ánh sáng.

    Đây là vì, khi bạn tiếp tục tăng gia tốc của hệ động-lực-sao tưởng tượng của bạn, thì sự dãn nở của thời gian sẽ trở nên càng rõ nét và bạn sẽ tiếp tục hành trình đi tới đích của bạn nhanh hơn nhiều. Với đủ cái 0,999 bạn có thể đi qua toàn vũ trụ trong quãng thời gian bằng cuộc đời của mình thôi – mặc dù người mà bạn để lại phía sau sẽ vẫn chỉ nhìn thấy bạn đang chuyển động ra xa với tốc độ dưới 300 000 km/s một chút. Vì thế, cái thoạt trông như một giới hạn tốc độ thật ra chẳng phải là một giới hạn gì cả.

    Để hiểu rõ viễn cảnh bốn chiều hoạt động ra sao, hãy xét cái không thể khi bạn đi xuyên một khoảng cách bất kì nào đó mà không đồng thời chuyển động trong thời gian. Thí dụ, đi bộ một km có lẽ mất khoảng thời gian 30 phút – nhưng nếu bạn chạy thì chỉ mất 15 phút thôi.




    Hiệu ứng dãn nở thời gian là không đáng kể đối với những tốc độ thông thường mà chúng ta đã quen thuộc trên Trái đất, nhưng nó tăng lên bất ngờ và tiệm cận khi bạn tiến gần đến tốc độ ánh sáng.

    Tốc độ chỉ là một số đo mất bao lâu thời gian để bạn đi tới một điểm ở xa. Vật lí tương đối tính cho bạn chọn bất kì đích đến nào mà bạn thích trong vũ trụ - và với công nghệ thích hợp, bạn có thể giảm thời gian di chuyển của mình đến mục tiêu đó xuống bao nhiêu tùy bạn thích – miễn là thời gian di chuyển của bạn vẫn ở trên mức zero.

    Đó là sự hạn chế duy nhất mà vũ trụ thật sự ràng buộc đối với chúng ta – và nó mang tính lôgic và nhân quả như trong vật lí học vậy. Bạn có thể đi trong không-thời gian theo những cách khác nhau để giảm thời gian di chuyển của bạn giữa điểm A và điểm B – và bạn có thể tiếp tục giảm như vậy cho đến khi bạn hầu như di chuyển tức thời giữa hai điểm đó. Nhưng bạn không thể di chuyển nhanh hơn tức thời vì bạn sẽ đi tới B trước khi bạn đã rời A.

    Nếu bạn có thể làm như thế, thì nó mang lại những trở ngại nhân quả không thể có – thí dụ, bạn có thể không chắc chắn mình đã rời điểm A hay chưa, mặc dù bạn đã tới điểm B rồi. Quan điểm đó vừa vô lí vừa là một sự vi phạm của các định luật của nhiệt động lực học, vì vũ trụ sẽ đột ngột chứa tới hai người là bạn – người là bạn phía bên kia đã hiện ra từ hư vô.

    Cho nên, bạn không thể chuyển động nhanh hơn ánh sáng được – không phải do cái gì đặc biệt với ánh sáng cả, mà vì bạn không thể di chuyển nhanh hơn tức thời giữa hai điểm xa nhau. Ánh sáng về cơ bản thật sự chuyển động tức thời, giống như lực hấp dẫn và có lẽ những hiện tượng khác mà chúng ta chưa khám phá ra – nhưng chúng ta sẽ không bao giờ trông đợi khám phá ra bất cứ cái gì chuyển động nhanh hơn tức thời, vì quan niệm như thế tạo ra sự vô nghĩa.

    Những sinh vật to nặng như chúng ta trải nghiệm khoảng thời gian khi chuyển động giữa hai điểm ở xa nhau – và vì thế chúng ta còn có thể đo xem mất bao lâu để một tín hiệu tức thời di chuyển giữa hai điểm ở xa nhau, mặc dù chúng ta không bao giờ có thể hi vọng đạt tới một trạng thái chuyển động như thế cho bản thân mình.

    Chúng ta cứ bám lấy quan niệm 300 000 km mỗi giây là một giới hạn tốc độ, vì trực giác chúng ta tin rằng thời gian trôi qua ở một tốc độ vạn vật không đổi. Tuy nhiên, chúng ta đã chứng minh trong nhiều thử nghiệm thực nghiệm khác nhau rằng thời gian rõ ràng không trôi đi ở một tốc độ không đổi giữa những hệ quy chiếu khác nhau. Vì thế, với công nghệ thích hợp, bạn có thể ngồi vào phi thuyền vũ trụ động-lực-sao của mình và nhâm nhi một tách trà nóng, trong khi cả một thời đại đã trôi qua ở bên ngoài. Đó không phải là tăng tốc độ, mà là giảm thời gian du hành cá nhân của bạn giữa hai điểm ở xa nhau. Và có một giới hạn tự nhiên – đó là thời gian zero.

    Như Woody Allen từng nói: Thời gian là phương thức của tự nhiên giữ cho mọi thứ diễn ra một lần thôi. Không-thời gian là phương thức của tự nhiên giữ cho mọi thứ không xảy ra ở hai nơi cùng một lúc.
    Nguồn:http://360.thuvienvatly.com/bai-viet...g-la-khong-the

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trong bài viết này có nói rằng:"Ánh sáng về cơ bản thật sự chuyển động tức thời, giống như lực hấp dẫn và có lẽ những hiện tượng khác mà chúng ta chưa khám phá ra – nhưng chúng ta sẽ không bao giờ trông đợi khám phá ra bất cứ cái gì chuyển động nhanh hơn tức thời, vì quan niệm như thế tạo ra sự vô nghĩa." Và họ đã dựa vào đó để lý luận rằng nếu một vật di chuyển nhanh hơn ánh sáng thì khi di chuyển từ điểm A tới điểm B thì vật đó sẽ đến B trước khi rời A => điều này là vô lý.
    Mình hơi nghi ngờ về điều này,nếu là chuyển động tức thời thì thời gian di chuyển từ điểm này tới điểm khác sẽ là 0 ,có nghĩa là vận tốc sẽ là vô cùng.Nhưng chúng ta đều biết vận tốc ánh sáng là một con số xác định.Và nếu một vật di chuyển nhanh hơn ánh sáng đi nữa thì thời gian để di chuyển từ điểm này tới điểm khác vẫn không thể là 0 được.Vì vận tốc là không phải là vô cùng nên vật đó vẫn phải mất một khoảng thời gian nhất đinh khi di chuyển.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi fallingstars
    Đang hình dung nếu con tàu du hành chạy trên đường ray nối giữa A và B. Đường ray này có thang chia khoảng cách: 1km, 10km, 1000km, 1AU (đơn vị thiên văn), 10AU, 100AU, ..., 1LY (1 năm ánh sáng-Light Year), 10LY,... Thì khi tàu đang tăng tốc để tiến gần đến vận tốc ánh sáng, người đó sẽ quan sát sự chuyển động của các điểm mốc trên đường ray đó thế nào nhỉ???.... Có ai có ý tưởng rõ nét về điều này không????
    Em không hiểu ý anh lắm, Cứ tưởng tưởng như đang du hành trong vũ trụ thì những ngôi sao, thiên hà... là những điểm mốc đó thôi mình sẽ quan sát các điểm mốc đó phụ thuộc vào tốc độ của mình. Nó tùy thuộc vào tỷ lệ giữa tốc độ và khoảng cách. Như anh đang ở tốc độ 100km/h và đi từ 1km đến 2km thì có có thể quan sát điểm mốc nhưng khi anh ở tốc độ ~ ánh sáng và đi từ 1km đến 2km thì hầu như là ko thể quan sát được điểm mốc đó nhưng nếu điểm mốc đó cách 1 năm ánh sáng thì lại có thể quan sát được sự chuyển động của các điểm mốc. Như anh đi từ Mặt Trời đến một ngôi sao giống Mặt Trời ( sống được 5 tỷ năm chẳng hạn ) cách khoảng 5 tỷ năm ánh sáng thì anh có thể thấy sự suy tàn của nó nhanh hay chậm tùy thuộc vào tốc độ của anh nếu anh đi với vận tốc = ánh sáng thì anh đến nơi đó sẽ là một ngôi sao lùn Trắng. Còn nếu anh bay nhanh hơn ánh sáng thì lúc anh tới đó thì nó vẫn còn đang bốc cháy hoặc đang ở giai đoạn ngôi sao khổng lồ đỏ thôi.

  5. #5
    Guest
    Có lẽ mình sẽ dẫn dắt ý tưởng trong một thread khác, sau khi làm sáng tỏ một số vấn đề, chúng ta sẽ quay lại thread này. Mình sẽ dẫn dắt ở thread "tìm hiểu thuyết tương đối rộng" của chủ thớt "vacationlv2"

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Đang hình dung nếu con tàu du hành chạy trên đường ray nối giữa A và B. Đường ray này có thang chia khoảng cách: 1km, 10km, 1000km, 1AU (đơn vị thiên văn), 10AU, 100AU, ..., 1LY (1 năm ánh sáng-Light Year), 10LY,... Thì khi tàu đang tăng tốc để tiến gần đến vận tốc ánh sáng, người đó sẽ quan sát sự chuyển động của các điểm mốc trên đường ray đo thế nào nhỉ???.... Có ai có ý tưởng rõ nét về điều này không????


 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •