Bài này tác giả viết hoàn toàn trên quan điểm của Thuyết Tương đối và phát triển các trực quan trên quan điểm của người quan sát. Tác giả nói về tính tức thời như bạn dohoainam vừa thắc mắc là có lý của tác giả đấy.
Em hiểu một cách đơn giản là khi một người chuyển động càng nhanh thì khoảng cách giữa các vật mà người đó quan sát thấy càng giảm đi (nói chính xác hơn là không gian theo chiều chuyển động càng bị co lại). Do vậy:
- Nếu di chuyển với vận tốc ~ vận tốc ánh sáng thì khoảng cách giữa 2 điểm A & B co lại rất gần nhau.
- Trong trường hợp tới hạn nếu v=c thì khoảng cách giữa A và B =0 (không gian co lại thành một điểm).
- Nếu vượt tới hạn: v>c thì hiểu nôm na là khoảng cách âm: có nghĩa "đến B trước khi rời A" - Vô lý theo quy luật nhân quả.
Chính trường hợp v=c, không gian co lại thành một điểm, là thể hiện tính tức thời và giới hạn của vận tốc ánh sáng thể hiện trong ý tưởng tác giả bài viết này.

Về quan điểm chúng ta có thể di chuyển đến các ngôi sao cách chúng ta hàng nghìn năm ánh sáng mà chúng ta không bị die trước khi tới được đích có thể giải thích như sau:
Một cách trực quan cho người quan sát khi tham gia chuyến du hành giữa hai điểm các xa nhau A & B (1000 năm ánh sáng chẳng hạn).
- Khi người quan sát chưa chuyển động, anh ta tính nếu có đi nhanh với vận tốc ánh sáng cũng phải mất 1000 năm ánh sáng. -chắc anh ta không sống được đến ngày tàu cập bến
- Nhưng khi chuyển động, tàu bắt đầu tiến gần đến vận tốc c, anh ta quan sát và đo đạc lại khoảng cách A & B: nó đã bị co ngắn lại một cách ấn tượng : 1000km
- Tàu càng gần đến vận tốc c, khoảng cách A và B càng ngắn lại: 100km, or 10km,...
Lúc này cảm nhận của người quan sát về sự thay đổi vận tốc không phải là sự trôi qua nhanh chậm của các vật thể xung quanh mà chính là thấy các vật thể đang tiến lại gần nhau.
Khi đến B, anh ta thấy mình mất có MỘT THÁNG trên tàu, trong khi đó người trái đất phải đợi mất 1000 NĂM sau mới thấy anh ta đáp chân xuống điểm B (đó là còn chưa tính thời gian để người quan sát truyền tín hiệu từ B về điểm A trên trái đất)