Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 123 1231151101 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 1230
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Để hướng ứng một loạt bài viết về thuyết tương đối rất hay và hữu ích của vacalationlv2, đồng thời trên cơ sở một bài viết tốn gần chục pages trên HAAC mà vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng, mình lập thread này để mọi người cùng đưa các câu hỏi, thắc mắc và cùng nhau bàn luận để trả lời. Qua đó chúng ta sẽ cùng hiểu và làm đơn giản vấn đề hơn trong thuyết tương đối thông qua 3 yếu tố cơ bản: ánh sáng, không gian và thời gian.
    Câu đố đầu tiên - Cùng vào chém đi mọi người!!!
    A và B đứng ở hai đầu một con tàu vũ trụ đang chuyển động với vận tốc c/2 so với người thứ 3 là C đang đứng bên ngoài tàu. Tại chính giữa 2 người đặt một bóng đèn đang ở trạng thái tắt.

    Khi đèn bật sáng hỏi:
    - A hay B sẽ nhìn thấy đèn bật sáng trước?
    - C sẽ nhìn thấy A hay B được chiếu sáng trước?

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Theo em cả A và B đều thấy bóng đèn sáng cùng nhau và người C sẽ thấy người B thấy bóng đèn trước ạ?

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Người C có di chuyển cùng tàu hay ko anh?

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thank Kid đã tham gia [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]
    Có ai đồng ý với câu trả lời của Kid1402 không (có thì thanks for him [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG] )
    Theo đáp án của kid1402, nếu giả sử A, B, C có 3 đồng hồ đếm giống hệt nhau và được đồng bộ tại thời điểm đèn sáng. Có nghĩa là khi đèn bật thì 3 đồng hồ cùng bắt đầu đếm thời gian.
    Nếu A và B cùng thấy đèn sáng, đồng hồ của họ sẽ chỉ cùng một giá trị, ta cứ giả sử là sau 10 giây.
    Trong khi đó đối với C, người này lại thấy B nhìn được đèn sáng trước ( giả sử sau 8 giây), còn A thì được chiếu sáng sau ( sau 12 giây).
    Cùng một sự kiện mà lại có nhiều kết quả, nếu theo đáp án của KId, mọi người có thấy mâu thuẫn gì ở đây không? Kết luận là ai nhìn thấy trước, ai nhìn thấy sau?


    Trích dẫn Gửi bởi khanhhas
    Người C có di chuyển cùng tàu hay ko anh?
    C đứng bên ngoài tàu có nghĩa là nó chẳng được thằng nào đẩy nó đi - nó đứng yên để còn làm mốc cho cái c/2 chứ:
    p/s: Thằng này hỏi chắc ăn quá [IMG]images/smilies/3.gif[/IMG]

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Mọi người nhớ phải giải thích cho câu trả lời của mình đấy nhé, không chơi kiểu chọn bừa 50-50 như lô đề là không được đâu [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Theo em thì:
    1, A và B thấy bóng đèn sáng cùng lúc.
    2, C thấy A và B được chiếu sáng cùng lúc.
    Giải thích:
    1, Trong HQC gắn tàu thì A và B sẽ thấy đèn sáng cùng 1 lúc vì vận tốc truyền ánh sáng từ đèn đến A hay B đều như nhau.
    2, Theo quan điểm của C, khoảng cách từ A và B đến đèn vẫn như nhau. Mặt khác, vận tốc ánh sáng không phụ thuộc hệ quy chiếu, nên hiển nhiên C sẽ thấy A và B được chiếu sáng cùng lúc.

    {-----------------------------------------------}
    Trích dẫn Gửi bởi vodoitienboi
    P/s :Giải thích đơn giản thôi cái tên lửa nó chạy tiến thẳng về phía A thì B thấy trước rồi thời gian tới A = khoảng cách chia hiệu vận tốc còn với B = khoảng cách chia tổng vận tốc ^^! đơn giản dễ hiểu .
    Vấn đề là cái bóng đèn nó cũng bay cùng với tên lửa rồi em ạ. Giả sử em ngồi ở đầu một cái ô tô và bạn em ngồi ở cuối ô tô, cái ô tô đó chuyển động thẳng đều với vận tốc v nào đó. Chính giữa cái ô tô là cái lồng nhốt thỏ. Vào một thời điểm nào đó, có 2 con thỏ xổng chuồng, một con bò đến chỗ em còn một con chạy lại chỗ bạn em với cùng vận tốc. Hỏi em hay bạn em bắt được thỏ trước?
    p/s: Cả hai đứa phải ngồi yên, thỏ chạy đến nơi mới được thò tay ra tóm. Không đứa nào thấy thịt thỏ ngon là chạy ngay ra tóm được đâu [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi truongson243
    Theo em thì:
    1, A và B thấy bóng đèn sáng cùng lúc.
    2, C thấy A và B được chiếu sáng cùng lúc.
    Giải thích:
    1, Trong HQC gắn tàu thì A và B sẽ thấy đèn sáng cùng 1 lúc vì vận tốc truyền ánh sáng từ đèn đến A hay B đều như nhau.
    2, Theo quan điểm của C, khoảng cách từ A và B đến đèn vẫn như nhau. Mặt khác, vận tốc ánh sáng không phụ thuộc hệ quy chiếu, nên hiển nhiên C sẽ thấy A và B được chiếu sáng cùng lúc.
    Sơn thử tính vận tốc ánh sáng mà C quan sát được xem nào. Hình như anh thấy nó khác nhau theo các hướng khác nhau: ánh sáng về phía A là 3c/2 và về phía B là c/2 ... hummm có ổn không nhỉ????? nếu không ổn thì em đang rủ rê Kid vào con đường lầm lỗi kìa [IMG]images/smilies/57.gif[/IMG]

  8. #8
    Guest
    Bổ xung thêm cho ý cuả anh Sơn: Lúc đầu em cũng nghĩ đến như anh Fallingstar nhưng Giả sử có áp dụng công thức cơ học Newton thì cũng không ổn... bời khoang tàu thực tế ko dài đến mức mà ta thấy được sự chênh lệch đó. Ta nên coi là cùng lúc thì hợpf lý hơn <do A B và đèn cùng hệ quy hiếu>
    Ông C sẽ nhìn thấy 2 người sáng cùng lúc

    @anh Fallingstar : sao anh nỡ lòng nào viết sai tên em thế huhu: vacalationlv2 là cái gì ạ [IMG]images/smilies/20.gif[/IMG]

    Mấy anh viết nhầm rồi ... chẳng lẽ nó loằng ngoằng thế [IMG]images/smilies/2.gif[/IMG]
    --------bổ xung bài viết ------------

    Ngồi học mà nghĩ mãi lại lên góp ý tiếp...
    Em thay đổi ý kiến một tý
    Giờ em giơ 2 tay ủng hộ ý kiến cuả anh fallingstar
    Đã check sách giáo khoa: c chỉ là giá trị lớn nhất cuả hạt vật chất trong "tự nhiên" ... việc có vẫn tốc >c là hoàn toàn có thể .

    nhưng chỗ này anh fallingstar nói ngược
    Trích dẫn Gửi bởi fallingstars
    Sánh sáng về phía A là 3c/2 và về phía B là c/2 ... hummm có ổn không nhỉ????? nếu không ổn thì em đang rủ rê Kid vào con đường lầm lỗi kìa [IMG]images/smilies/57.gif[/IMG]
    Vận tốc ánh sáng đến A là c/2 và đến B là 3c/2 chứ

  9. #9
    Guest
    Theo thuyết tương đối của Einstein, vận tốc ánh sáng trong chân không là vận tốc lớn nhất trong tự nhiên. Nếu anh tính ra vận tốc v = 3c/2 > c thì đó là điều mâu thuẫn.
    Mặt khác, theo tiên đề 2 của thuyết tương đối, thì hiển nhiên vận tốc truyền ánh sáng đối với người quan sát C là không đổi và luôn bằng c (vận tốc ánh sáng là như nhau trong mọi hệ quy chiếu quán tính), nên thời gian ánh sáng đi từ nguồn tới A và B―theo quan điểm của C, là như nhau.
    Để giải thích cụ thể hơn, em đưa ra công thức cộng vận tốc tương đối tính (special relativity):
    Trong đó:
    - u0 là vận tốc của vật trong hệ quy chiếu chuyển động.
    - v là vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với HQC đứng yên.
    - c là vận tốc ánh sáng trong chân không.
    Trong ví dụ này, lấy C là HQC đứng yên, HQC chuyển động là con tàu, chiều dương là chiều chuyển động của con tàu. v = c/2.
    Thay vào công thức trên, trường hợp ánh sáng chuyển động từ nguồn đến A, u0 = c, ta được u = c.
    Còn trong trường hợp ánh sáng chuyển động từ nguồn đến B, u0 = -c, ta được u = -c. (dấu trừ (-) chứng tỏ ánh sáng chuyển động ngược chiều dương)
    Như vậy, trong hai trường hợp, vận tốc của ánh sáng truyền từ nguồn đến các điểm A, B là như nhau.
    Anh Hà dùng công thức u = v + u0 thì đó là công thức cộng vận tốc cổ điển rồi.
    Đến đây thì hẳn là tất cả các bạn đều trả lời được câu hỏi phụ của mình, là ai sẽ bị nhiễm phóng xạ trước rồi chứ? [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

  10. #10
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi Vacationlv2
    Đã check sách giáo khoa: c chỉ là giá trị lớn nhất cuả hạt vật chất trong "tự nhiên" ... việc có vẫn tốc >c là hoàn toàn có thể .
    Vận tốc lớn hơn c chỉ có ý nghĩa toán học thuần túy, không có giá trị vật lý em ạ.


 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •