Tiếp với bài viết giới thiệu về ánh sáng, hôm nay - chúng ta tiếp tục tìm hiểu về màu sắc ánh sáng nhé.

Màu sắc yêu thích của bạn là gì? Tại sao mọi vật trong tự nhiên lại đa dạng về sắc màu vậy. Tại sao mặt trời lại màu vàng... rất nhiều câu hỏi liên quan đến màu sắc sẽ đc trìnhh bày thật đơn giản qua bài viết này.

Cái chúng ta gọi là màu sắc chẳng qua chỉ là cảm nhận của bộ não về một dải sóng ánh sáng có tần số và bước sóng xác định. Bạn nên nhớ là ánh sáng bản chất của nó là bức xạ điện từ. Tai người chỉ nghe được âm thanh dao động trong dải từ 16HZ đến hơn 20KHZ thì "ánh sáng" con người nhìn thấy chỉ trong một dải rất rất hẹp của phổ điện từ - từ 0,38-0,76 Micromét. ( 1 micro mét = 0,000001 mét).

Như vậy, mỗi một giá trị bước sóng hay tần số trong khoảng từ 0,38 đến 0,76 micromet kia là một màu.

Cồng vồng là một ví dụ cho dải màu sắc con người nhìn thấy từ đỏ đến tím. Đừng bao giờ ngớ ngẩn kết luận một câu: " Cầu vồng có 7 màu " [IMG]images/smilies/76.gif[/IMG] tại sao à ? cho mình hỏi từ 0,38 đến 0,76 có bao nhiêu số, câu trả lời là có vô số con số nhé. Mà mỗi con số lại đại diện cho một màu - vậy có bao nhiêu màu ? [IMG]images/smilies/13.gif[/IMG]
Bước sóng 0,76 coi là màu đỏ đỏ nhất có thể đy, thì 0,75999999 nó là màu đỏ đỏ dưới một chút và cứ thế 0,759999998 nữa. Và điều này đúng cho 7 cái màu chính của cầu vồng. Chẳng quả 7 màu đó nổi trội nhất nên người ta cứ nghĩ nó chỉ có 7 màu đó thôi.



<font color="red">Tiếp theo, chúng ta bàn về tại sao mọi vật lại có màu nhé. Câu hỏi là như thế này - tại sao lá cây lại có màu xanh? [IMG]images/smilies/52.gif[/IMG] Nếu dùng một đèn pin màu đỏ chiếu lên lá cây thì nó có màu gì.
Trước khi trả lời thì mình cần phải nói là: Để nhìn đc mọi vật thì ắt phải có ánh sáng từ vật đó truyền đến mắt chúng ta. Lá cây màu xanh là do có ánh sáng xanh truyền đến mắt ta - đơn giản vậy thôi [IMG]images/smilies/26.gif[/IMG] . À - tại sao lại có ánh sáng xanh à, thì từ mặt trời mà ra đó - anh sáng mặt trời bao gồm các màu từ đỏ đến tím. Nó chiều đến cái lá cây thì mấy màu kia bị giữ lại hết rồi, chỉ còn màu xanh là không bị giữ lại thì nó phản xạ lại đến mắt ta thôi.

Với cái khác cũng vậy, lá cờ có màu đỏ là do ánh sáng chiếu đến nó chỉ có mỗi màu đỏ là bị phản xạ lại, những màu kia thì bị giữ lại gần hết.
Và tại sao lại bị giữ lại ư, cấu tạo phân tử của các chất làm nên cái lá hay lá cờ quyết định điều đó, Mỗi một vật chất có cấu tạo phân tử - nguyên tử khác nhau nên chúng sẽ giữ lại hay làm phản xạ lại các màu khác nhau
[
Đấy là đối với anh sáng chiếu đến có đủ các màu, còn nếu như ánh sáng chiếu đến không có đủ các màu thì còn tùy thuộc vào màu chiếu đến mà sẽ nhận đc màu phản xạ lại. Như ví dụ nêu trên - chiếu anh sáng đỏ vào lá cây thì bởi lẽ trong ánh sáng đỏ làm gì có ánh sáng xanh cho nên là không thể có ánh sáng xanh phản xạ lại đc - cho nên lá cây có màu đen [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
Và có một điều ít người biết, các bạn chú ý này. Mắt người nhạy cảm nhất với ánh sáng ở bước sóng 0,55um - đó là bước sóng của màu xanh nõn chuối. Tức là trung gian giữa màu xanh lá và màu vàng.
Vậy thì từ giờ các bạn có thể giải đáp được câu hỏi: Tại sao màu xanh nõn chuối lại chói như vậy, tại sao với cùng một công suất thì tia sáng màu xanh lá lại có vẻ sáng hơn nhiều so với màu còn lại. Cái laze green là một ví dụ đầy thuyết phục.

Các bạn hãy đón xem các bài viết tiếp theo về chủ đề thú vị này nhé.[IMG]images/smilies/48.gif[/IMG]</font>