Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 11 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 109
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    cho em hỏi là: theo như chúng ta biết thì khi đạt đến độ không tuyệt đối, các hạt chuyển động trong vật chất sẽ ngừng chuyển động, vậy thì:
    1) phía bên kia bức tường 0K liệu có phải là phản vật chất? nếu không thì nó là cái gì?
    2) Nếu như có một giới hạn để ngừng chuyển động của các hạt, thì liệu có tồn tại một ngưỡng nào đó mà tại đấy vận tốc chuyển động của các hạt đạt max, tức là bằng vận tốc ánh sáng?

  2. #2
    Trích dẫn Gửi bởi Solarlight Dark
    cho em hỏi là: theo như chúng ta biết thì khi đạt đến độ không tuyệt đối, các hạt chuyển động trong vật chất sẽ ngừng chuyển động, vậy thì:
    1) phía bên kia bức tường 0K liệu có phải là phản vật chất? nếu không thì nó là cái gì?
    2) Nếu như có một giới hạn để ngừng chuyển động của các hạt, thì liệu có tồn tại một ngưỡng nào đó mà tại đấy vận tốc chuyển động của các hạt đạt max, tức là bằng vận tốc ánh sáng?
    Mình nghĩ là ntn, phản hạt là hạt ngược lại với hạt về mọi mặt. Nhiệt độ là một phép đo cho thấy các hạt chuyển động nhanh như thế nào. Nhiệt độ dưới 0 độ k là một điều không tưởng - ít nhất là đối với những gì con ng có thể tưởng tượng đc. Phản hạt ngược lại với hạt ko có nghĩa là nhiệt độ của nó <0 độ k. Thực tế thì trong tự nhiên vẫn có những phản hạt tồn tại và ng ta vẫn đo nhiệt độ của chúng với thang nhiệt thông thường. Còn về vận tốc mã
    Của các hạt, khá khó nói nhưng có thể nói là hạt có khối lượng thì ko bao giờ nó dy chuyển với tốc độ ánh sáng cả. Chỉ có poton mà thôi. Vận tốc max của vật chất sẽ chỉ là 99,99999...% c mà thôi. Đó là khẳng định mà cho dến nay vật lý làm đc

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Solarlight Dark
    cho em hỏi là: theo như chúng ta biết thì khi đạt đến độ không tuyệt đối, các hạt chuyển động trong vật chất sẽ ngừng chuyển động, vậy thì:
    1) phía bên kia bức tường 0K liệu có phải là phản vật chất? nếu không thì nó là cái gì?
    2) Nếu như có một giới hạn để ngừng chuyển động của các hạt, thì liệu có tồn tại một ngưỡng nào đó mà tại đấy vận tốc chuyển động của các hạt đạt max, tức là bằng vận tốc ánh sáng?
    1.Nhiệt độ là thước đo động năng của các hạt cấu thành nên hệ, 0K có thể coi là các hạt đã ngừng chuyển động.

    Chả có cái j bên kia 0K cả, vì các hạt chuyển động chậm dần rồi ngừng hẳn => ngửng hẳn xong thì còn có thể có cái j ở đây dc :v
    2. Câu hỏi khá hay! Trên thực tế theo thuyết tương đối vận tốc của các hạt không thể đạt c, nhưng liệu có nhiệt độ tối đa nào ko?
    Còn nhớ công thức về nhiệt năng của khí lí tưởng tương ứng với động năng chuyển động tịnh tiến của các hạt ko?


    Thay v=c ta dc j nào?

    Theo các mô hình vũ trụ học hiện nay thì có tồn tại 1 giới hạn nhiệt độ tối đa gọi là Nhiệt độ Planck:

    Vượt qua nhiệt độ này các mô hình vật lý hiện nay sụp đổ, giống như tại tâm hố đen vậy.
    Tự đọc thêm nhé [IMG]images/smilies/3.gif[/IMG]
    http://en.wikipedia.org/wiki/Planck_temperature

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    vậy 2 giới hạn đó nó có tồn tại thực tế ở trong vũ trụ ko anh?

    cá nhân em nghĩ là mức 0K kia chỉ đúng với cái "vật chất" mà ta biết tới, còn loại vật chất khác thì chưa chắc đã thế (phản vật chất, vật chất tối, ...)

    Nếu như vật chất có thể đạt tốc độ ánh sáng ở cái nhiệt độ Planck kia, thì có nghĩa là "vật chất" đó ko còn là dạng vật chất ban đầu nữa vì động năng quá lớn đến nỗi mà mỗi phân tử rồi nguyên tử rồi electron, proton... có xu hướng bật ra ngoài và nó chuyển thành dòng ánh sáng?

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    1
    Không độ tuyệt đối là nhiệt độ ở đó vật chất KHÔNG VẬN ĐỘNG. Vật chất không vận động thì không thể tồn tại (cái này là ở môn triết). Còn ở Nhiệt động lực học, vạn vật đều có xu hướng tăng entropy, tức là ngày càng hỗn loạn, không chịu đứng yên. Cho nên chúng ta chưa bao giờ tạo ra được 0 độ tuyệt đối và nước nào làm được nhiệt độ càng gần mức này thì càng bá đạo.
    Nhiệt độ Planck (lại Planck, ông này toàn được gắn tên với các mức giới hạn của vũ trụ) có thể coi là nhiệt độ cao nhất mà vũ trụ hiện tại có thể đạt được (tức là ngay sau Big Bang). Vũ trụ hiện đang giãn nở, entropy tăng thì nhiệt độ giảm vì tổng năng lượng trong vũ trụ chỉ có thế thôi. (Entropy deltaS = Nhiệt lượng/nhiệt độ). Rõ ràng, ngay Big Bang, chỉ có các hạt cơ bản mới tồn tại chứ chưa có nguyên tử. Nhưng chúng vẫn là vật chất đó thôi, nhưng đúng như em nói, ở nhiệt độ đó nó sẽ đổi thành dạng vật chất chỉ toàn các hạt cơ bản mà thôi.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Light Dark đặt vấn đề cũng rất hay, câu trả lời ở giới hạn hiểu biết của con người thì anh cũng đồng tình với HX_Len Và Lộc. Tuy nhiên anh đang nghĩ có thể đưa ra thêm ý tưởng đề phát triển vấn đề.
    1. Giới hạn dưới: 0 độ tuyệt đối.
    Chúng ta vẫn thường quy định cái gì cảm nhận trực tiếp được thì gọi nó là dương. Ví dụ: chúng ta thấy 01 quả táo thì kêu nó là (dương) một quả; còn 20K trong túi thì chúng ta kêu lên xót xa còn (dương) mỗi 20K,.... Như vậy thì cần gì phải dùng đến số âm? -01 quả táo là cái gì? Câu hỏi này có lẽ hơi ngớ ngẩn, nhưng nếu nói đang bị -20K thì lúc đó câu hỏi sẽ không còn ngớ ngẩn chút nào nữa. Người không có tiền và người đang nợ tiền giống nhau ở chỗ: ở thời điểm hiện tại họ đều rỗng túi; nhưng khác nhau ở tương lai nếu đưa thêm cho mỗi người 20K thì một người sẽ trở thành có tiền, còn người còn lại thì vẫn không có gì.
    Như vậy có một chút khác nhau giữa tồn tại xuất hiện. Chúng ta có thể cảm nhận trực tiếp sự tồn tại của giá trị dương, nó hiện hữu trước các giác quan chúng ta. Còn giá trị âm rõ ràng nó vẫn tồn tại vì ta đưa tiền thêm vào túi mà túi vẫn không có tiền; nhưng nó không tự xuất hiện được, nếu không có 20K đưa thêm vào trong túi của mỗi người, chúng ta không thể phân biệt được người không có đồng nào và người đang nợ 20K. Như vậy có thể nói một đối tượng tuy tồn tại nhưng chưa chắc có thể tự xuất hiện mà chỉ có thể xuất hiện thông qua một đối tượng khác đối lập với nó.
    Với các nghĩ như vậy, quay lại vấn vấn đề âm độ tuyệt đối. Rõ ràng chúng ta không thể trực tiếp nhìn thấy vật thể có âm độ tuyệt đối. Nhiệt độ âm có nghĩa là nó đang có vận tốc âm, điều này là không thể hình dung. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không tồn tại. Nếu nó tồn tại, chúng ta có thể hình dung sự tồn tại của nó gián tiếp theo kiểu: một hạt đang chuyển động trong môi trường tự do, có nghĩa là nó sẽ chuyển động như vậy mãi vì chẳng có gì tác động vào nó. Tuy nhiên bỗng chúng ta quan sát thấy vận tôc của hạt đó chậm lại mà không rõ nguyên nhân, khi đó chúng ta có thể nghĩ tới sự tồn tại của vận tốc âm cũng như năng lượng âm.
    Tất nhiên đây chỉ là một cách tưởng tượng để ngụy biện cho vận tốc âm cũng như năng lượng âm. Tuy nhiên chúng ta vẫn có quyền tượng tượng thêm nữa vì thực tế khoa học hiện đại vẫn đang mở ra một vài cánh cửa nữa như sự tự xuất hiện và biến mất của các bọt vật chất trong chân không tuyệt đối, hay sự tồn tại của năng lượng tối đang đẩy vũ trụ tiếp tục giãn nở không ngừng.... Có nghĩa là biết đâu một ngày nào đó chúng ta sẽ dễ dàng hình dung ra vật ở dưới 0 độ tuyệt đối, giống như chúng ta dễ dàng chấp nhận sự tồn tại của số âm mặc dù chẳng nhìn thấy nó.
    2. Giới hạn trên: Nhiệt độ Planck
    Rõ ràng hiểu biết của chúng ta về vận tốc đang bị giới hạn bởi giá trị c. Tại sao lại bị giới hạn vậy, bản chất của vấn đề là ở đâu? Ai cũng muốn hỏi nhưng để tìm ra bản chất và câu trả lời thì nó lại là vấn đề khác. Do vậy cách tốt nhất để trả lời cho vấn đề giới hạn trên của nhiệt độ thì chúng ta chỉ còn biết đợi vào các bộ óc thiên tài trên thế giới cố gắng đi tìm bản chất của vấn đề và lại tiếp tục cố gắng đơn giản nó để có thể giảng giải cho những người bình thường như chúng ta hiểu được.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Nói về giới hạn thì em có một thắc mắc thế này: lực hấp dẫn của hố đen là vô cùng nghĩa là thế nào? Vận tốc của ánh sáng cho đến hiện tại là lớn nhất rồi vậy mà vẫn còn một nơi như hố đen mà ánh sáng phải chịu thua.
    Liệu gamma đã phải là giới hạn trên về bức xạ trong vũ trụ chưa thì cho đến bây giờ, nó vẫn là bức xạ mạnh nhất tồn tại trong vũ trụ

  8. #8
    Trích dẫn Gửi bởi pvloc90
    vạn vật đều có xu hướng tăng entropy, tức là ngày càng hỗn loạn, không chịu đứng yên. .
    Ơ, em nghĩ tăng entropy là tăng sự ổn định chứ - sao lại là tăng hỗn loạn.

  9. #9
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi p_andromeda
    Nói về giới hạn thì em có một thắc mắc thế này: lực hấp dẫn của hố đen là vô cùng nghĩa là thế nào?
    Lực hấp dẫn tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách, sao lại nói bằng vô cùng chung chung thế dc!

  10. #10
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi p_andromeda
    Ơ, em nghĩ tăng entropy là tăng sự ổn định chứ - sao lại là tăng hỗn loạn.
    @ Solarlight Dark Khi hạt và phản hạt triệt tiêu nhau chúng sẽ tạo ra năng lượng, 2 loại hạt này có độ quay (spin) khác nhau với hai loại, loại hạt với Spin = 1/2 là loại đã kết hợp thành vật chất trong vũ trụ,loại hạt với spin= 0, 1, 2 là hạt làm phát sinh lực giữa các hạt vật chất. Hạt với Spin= 1/2 (ví dụ electron, quark), spin =0,1,2 thường gọi là bozon

    @ Phương: Tăng sự hỗn loạn em nhé, sự hỗn loạn được đo bằng entropy.
    Như ta đã biết khi bigbang bắt đầu từ một điểm kỳ dị và tạm coi nó là một điểm đều đặn, đồng đều, như vậy với sau vụ nổ lớn thì entropy khá thấp, và trong giai đoạn mà người ta gọi là " 3 phút đầu tiên" sự hỗn loạn tăng dần một cách nhanh chóng đồng nghĩa với việc entropy tăng dần. Sự giãn nở của vũ trụ đi mọi hướng lúc này là không đồng đều khi mà nhiệt độ giảm dần và với những nơi mật độ vật chất cao thì có khuynh hướng giảm sự giãn nở và bắt đầu co rút lại tạo ra những thiên hà, ngôi sao... Khi mà những ngôi sao kết thúc quá trình của nó và tạo ra các vụ nổ khắp nơi trong vũ trụ, các protons và neutron trở thành ánh sáng và bức xa thì lúc này vũ trụ rơi vào trạng thái vô cùng hỗn loạn, entropy tăng cao. Câu hỏi của việc vũ trụ giãn nở tiếp hay co lại cũng đồng nghĩa với việc Entropy tăng lên nữa hay giảm dần về một điểm kỳ dị ban đầu hay là vĩnh viễn ở trạng thái hỗn loạn này. Chúng ta phải nên nhớ dựa vào những quan sát, nghiên cứu tại thời điểm vũ trụ đang giãn nở này thì mới có các định luật được sinh ra, tuy nhiên khi mà vũ trụ bỗng nhiên trở mình co lại thì những định luật, nguyên lý sẽ không áp dụng được nữa.
    Vũ trụ ngoài kia còn là 99% bí mật với những thứ chưa biết, hố đen hay bigbang là những thứ chưa có thực nghiệm nào động tới được cho nên những câu hỏi của em cả nhân loại còn đang hỏi ?


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Kể chuyện vui về vật lí
    Bởi trangsuc trong diễn đàn Sao - Thiên hà - Vũ trụ
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 27-06-2017, 11:43 AM
  2. Kể chuyện về hệ mặt trời
    Bởi chinhdel trong diễn đàn Trái Đất - Hệ Mặt Trời
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 27-06-2017, 11:42 AM
  3. Câu chuyện thực về 5 hành tinh bí ẩn
    Bởi seoabc trong diễn đàn Thiên văn phổ thông
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 19-06-2012, 04:25 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •