Chắc hẳn mọi người đều muốn chiếc kính thiên văn của mình tạo ra một hình ảnh đẹp, sắc nét và sáng như trong phim, nhưng thực tế lại rất khó và hầu như là không thể đạt được điều đó. Bài viết của mình viết sau đây sẽ nói lên phần nào về nguyên nhân vì sao lại như thế.

Theo các bạn, thế nào là một bức ảnh đẹp. Với các bức ảnh chụp đời thường, chân dung, hoa lá thì rất dễ để đánh giá nhưng bài viết này viết về mảng thiên văn. Ở đây, chúng ta quan sát các ngôi sao, hành tinh, tinh vân, mặt trăng, mặt trời.... Đó là những đối tượng không thể chạm tới, không tác động được và chúng cực kỳ xa. Chụp một cô người mẫu - thợ ảnh cần cả một phòng anh sáng, các dụng cụ chuyên nghiệp để có được những bức ảnh đẹp nhất. Nhưng chúng ta có gì, những chiếc kính thiên văn tự chế, bầu trời ô nhiễm.

Sau đây chúng ta hãy đi sâu mổ xẻ việc một tia sáng sẽ như thế nào khi tương tác với vật kính.
Hầu hết mọi người đã biết đến vật kính tiêu sắc. Hai hiện tượng là sắc sai và cầu sai thì thôi - mình không bàn đến vì mọi người đã biết quá rõ nó rồi.
Vật kính tiêu sắc thì bản thân nó đã giảm thiểu khá nhiều 2 điểm trên. Với các vật kính tiêu sắc mua ở
Quang tâm thì cũng chấp nhận được, không đến nỗi nào
[IMG]images/smilies/67.gif[/IMG]

Đoạn này các bạn dễ hiểu chứ. [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]


Bây giờ chúng ta sẽ xem một tia sáng từ vũ trụ xa xôi thì đến vật kính nó sẽ đi như thế nào, mời các bạn xem ảnh sau.
<font size="3">Như trong hình vẽ, các bạn có thể thấy một tia sáng sau khi " va chạm" với vật kính sẽ bị chia rẽ ra nhiều thành phần.
Một tia sáng đi tới một bề mặt thấu kính hoàn hảo, với chất lượng thủy tinh tốt, có lớp tráng phủ tốt thì ra khi đi ra khỏi vật kính, nó bị giảm 4% độ sáng, tức là 4% ánh sáng kia bị phân tán, mất mát đi. Nên nhớ đó là một vật kính tốt và trong điều kiện lý tưởng nhé , còn thực tế với kính thiên văn của tụi mình thì cõ lẽ mất mát khá lớn đó.

Thành phần tia sáng màu hồng, tức là các tia bị phản xạ lại ngay ở bề mặt là nguyên nhân gây ra lóa ảnh, bóng ma. Nó là đứa con phản chủ, đã không giúp tạo ra ảnh lại còn làm xấu đi hình ảnh thu được. Vậy có cách nào để giảm thiểu nó. Đó là trên các vật kính người ra tráng phủ một lớp chống phản quang, lớp đó có nhiệm vụ hấp thu các tia phản chủ đó - không cho nó chạy linh tinh nữa. Chất lượng của lớp phủ thì còn tùy vào chất liệu phủ, độ dày mỏng, công nghệ phủ. Các vật kính mua ở Quang Tâm thì lớp phủ chỉ ở mức chấp nhận được thôi. [IMG]images/smilies/67.gif[/IMG]


Lớp phủ trên thấu kính làm cho nó có màu khi nhìn nghiêng.
Vậy còn các tia màu xanh lá cây kia thì sao. Các tia đó cũng cùng một ruột với những tia trên, đều làm giảm đy chất lượng ảnh - cụ thể là làm giảm độ tương phản. Nó cứ chạy lung tung trong lòng vật kính gây ra giao thoa với các tia khác. Vậy giải quyết thế nào đây, chỉ có cách là làm vật kính bằng thủy tinh có chất lượng tốt nhưng cho dù vậy thì điều này cũng chỉ giảm thiểu được phần nào. Lớp phủ cũng đóng vai trò quan trọng trong chuyện này đó.

Giờ, mình xin hỏi các bạn là : Độ tương phản là gì? có ai biết không
nghe nhiều nhưng mấy ai hiểu được gốc rễ của nó là gì phải không. Mình nói về độ tương phản như sau.
có 2 điểm trên màn hình. Một điểm màu trắng và một điểm màu đen. Giả sử độ sáng của điểm màu trắng gấp 1000 lần điểm màu đen, ta nói chúng có độ tương phản 1000:1
Có nghĩa là gì, một bức ảnh đc coi là có độ tương phản cao khi độ sáng của vùng sáng và độ tối của vùng tối chênh nhau một mức khá lớn.


Các bạn xem ảnh sau thì sẽ tự hiểu nó như thế nào.


Bên trái ảnh có độ tương phản thấp, bên phải ảnh có độ tương phản cao. Theo bạn bên nào đẹp.
Rồi nhé, các bạn đã thấy là độ tương phản có ý nghĩa thế nào đối với một bức ảnh chưa. Điều này rất quan trọng khi đối tượng quan sát chính của ta là thiên thể, nên do đó đòi hỏi độ chênh lệch giữa chi tiết sáng và tối rất lớn, đặc biệt là quan sát tinh vân, hành tinh và cụm sao nhé.


<font size="4">Vậy với vật kính của các bạn, nếu không phải là đồ hàng hiệu thì đừng thắc mắc tại sao ảnh thế này, thế kia nhé. Nhưng đây mới chỉ là 30% bức tranh về chiếc kính thiên văn. Chất lượng ảnh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác mà mình sẽ trình bày trong các bài viết sau. Sẽ rất thú vị và hữu ích đó
</font></font>