Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 10 của 10
  1. #1
    Guest
    Schrodinger là ai, và điều gì đã xảy ra với con mèo của ông ta? Lý thuyết dây là gì và tại sao chúng ta phải quan tâm tới nó? Điểm kì dị thực ra là cái gì?

    Dưới đây là một vài cái nhìn ngắn gọn và mới mẻ về những chủ đề quen thuộc nhưng vô cùng hấp dẫn trong Vật lý hiện đại mà mọi người thường hay thắc mắc.



    MỤC LỤC:

    Mảnh ghép số 7: Tương đối là gì?

    Mảnh ghép số 6: Cơ học lượng tử là gì?

    Mảnh ghép số 5: Lý thuyết dây – Bản giao hưởng của những chiều không gian ẩn giấu

    Mảnh ghép số 4: “Điểm kì dị” có thực sự kì dị?

    Mảnh ghép số 3: Nguyên lý bất định

    Mảnh ghép số 2: Chú mèo cưng của Schrodinger

    Mảnh ghép số 1: Kết nối lượng tử - Một loại “lực” ma quái


    Mảnh ghép số 7: Tương đối là gì?


    <font size="3">Cụm từ “tương đối” chắc hẳn sẽ gợi nhắc bạn tới 2 lý thuyết nổi tiếng nhất trong giới Vật Lý, cả 2 đều được đề ra bởi Einstein. Năm 1905, Einstein đưa ra Thuyết tương đối hẹp, trong đó nói về giới hạn tốc độ của mọi vật thể trong vũ trụ: đó là tốc độ ánh sáng, đồng thời, ông cũng chứng minh rằng thời gian riêng của một vật có thể trôi nhanh hơn hay chậm đi tùy thuộc vào tốc độ chuyển động của vật đó.

    Tiếp đó, vào năm 1916, Einstein đưa ra một cái nhìn tổng quát hơn với Thuyết tương đối rộng. Lý thuyết mới này được xây dựng dựa trên Thuyết tương đối hẹp trước đó, và đã giải quyết được các vấn đề về hấp dẫn. Thuyết tương đối rộng đã hoàn toàn thay đổi quan điểm của chúng ta khi cho rằng về bản chất lực hấp dẫn chính là sự bẻ cong của không thời gian quanh một vật thể có khối lượng.

    Thuyết tương đối là lý thuyết chính xác nhất chúng ta có được cho tới giờ để miêu tả chuyển động của các thiên hà và cụm thiên hà trong vũ trụ. Nó cũng đưa ra tiên đoán về sự tồn tại của các vật thể kì lạ như hố đen, và cả về hiện tượng thấu kính hấp dẫn: ánh sáng bị bẻ cong khi nó đi qua vùng không-thời gian cong.

    Cụm thiên hà Abell 1689 là một ví dụ điển hình cho hiệu ứng thấu kính hấp dẫn. Khối lượng khổng lồ của nó đã bẻ cong ánh sáng đến từ những thiên hà đơn lẻ đằng sau, tạo nên những hình ảnh “kép” và méo mó của các thiên hà này.

    Nguồn ảnh: apod.nasa.gov





    -------
    Nguồn: http://www.livescience.com/23342-phy...-answered.html
    Người dịch: Mèo Fisica - HAS</font>

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Mảnh ghép số 6: Cơ học lượng tử là gì?

    Cơ học lượng tử như một ông vua quyền uy cai trị vương quốc của các vật vô cùng nhỏ bé: các hạt cỡ nguyên tử. Lý thuyết này được đề ra vào đầu những năm 1900, có thể coi nó là một cuộc cách mạng đã làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của các nhà vật lý về những thành phần cơ bản cấu tạo nên vật chất lúc bấy giờ.

    Trong thế giới lượng tử, các hạt cơ bản không hành xử giống như những viên bi-a, mà giống những đám mây hỗn loạn của xác suất, không ngừng nhảy nhót lung tung từ nơi này sang nơi khác. Chúng không ở một nơi vào một thời điểm nhất định mà có thể có mặt đồng thời ở nhiều nơi; chúng cũng không di chuyển theo một đường thẳng đơn giản từ A đến B. Theo lý thuyết lượng tử, các hạt cơ bản hành xử như các sóng, và có thể được miêu tả bằng “hàm truyền sóng”. Những hàm này đưa ra những tiên đoán về vị trí và vận tốc mà một hạt có nhiều khả năng là sẽ có, chứ không phải là những dự đoán chính xác.

    Có nhiều khái niệm quái dị khác trong Vật Lý, chẳng hạn như Kết nối lượng tử hay Nguyên lý bất định, đều bắt nguồn từ Cơ học lượng tử.





    -----
    Nguồn: http://www.livescience.com/23342-phy...-answered.html
    Người dịch: Mèo Fisica

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Mảnh ghép số 5: Lý thuyết dây – Bản giao hưởng của
    những chiều không gian ẩn giấu


    Lý thuyết dây (và cả phiên bản mới nhất của nó, thuyết siêu dây), gợi ý rằng tất cả các hạt cỡ nguyên tử không phải là những chấm nhỏ, mà đều là những vòng dây co giãn giống như dây chun. Điểm khác biệt duy nhất giữa các loại hạt là tần số dao động của dây.

    Lý thuyết dây được sinh ra từ nỗ lực nhằm giải quyết sự mâu thuẫn bề ngoài giữa hai lý thuyết lớn của Vật Lý: Cơ học lượng tử và Thuyết tương đối rộng, đồng thời cũng là tiền đề cho “Lý thuyết tổng quát” – một lý thuyết lớn có khả năng miêu tả toàn bộ vũ trụ.

    Thế nhưng, rất khó để có thể kiểm chứng được lý thuyết này trong thực tế, và lý thuyết cũng yêu cầu một vài sự thay đổi trong cái nhìn hiện tại của chúng ta về vũ trụ, chẳng hạn như ý tưởng cho rằng vũ trụ có thể có nhiều hơn 4 chiều không-thời gian. Các nhà khoa học cho rằng các chiều ẩn giấu này rất có khả năng đã bị “cuộn” nhỏ đến mức mà chúng ta không hề nhận ra.





    -----
    Nguồn: http://www.livescience.com/23342-phy...-answered.html
    Người dịch: Mèo Fisica - HAS

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Mảnh ghép số 4: “Điểm kì dị” có thực sự kì dị?

    Điểm kì dị là điểm mà không-thời gian bị bẻ cong tới vô tận. Nói cách khác, đó là tận cùng của không-thời gian.

    Các điểm kì dị được cho là tồn tại ở tâm những hổ đen, và cũng có thể chính là khởi nguyên của vũ trụ vào thời điểm xảy ra Big Bang (Vụ Nổ Lớn). Ví dụ như trong trường hợp của hố đen, tiền thân của hố đen là một ngôi sao, khi chết đi, ngôi sao này sẽ tự co sập vào tâm, toàn bộ khối lượng khổng lồ của nó lúc này được phân bố trên một vùng không gian rất nhỏ, thậm chí có thể chỉ là một điểm trong không gian (điểm kì dị).

    Các lý thuyết vật lý hiện tại đều cho rằng điểm kì dị có mật độ vật chất dày đặc tới vô tận, mặc dù các nhà khoa học thì cho rằng kết quả này là một “sản phẩm lỗi” do sự bất tương đồng giữa Thuyết tương đối rộng và Cơ học lượng tử. Trên thực tế, họ ngờ rằng mật độ vật chất trong điểm kì dị là vô cùng đậm đặc, nhưng không tới mức vô tận.






    -----
    Nguồn: http://www.livescience.com/23342-phy...-answered.html
    Người dịch: Mèo Fisica - HAS

  5. #5
    Mảnh ghép số 3: Nguyên lý bất định

    Nguyên lý bất định, được đề ra bởi nhà vật lý người Đức Werner Heisenberg vào năm 1927, là một hệ quả của Cơ học lượng tử. Nguyên lý này phát biểu rằng không thể đồng thời xác định chính xác cả vị trí và vận tốc của một hạt, ví dụ như electron trong nguyên tử.

    Sự bất định này nảy sinh từ 2 yếu tố. Thứ nhất, hành động đo đạc trên một vật sẽ tác động không nhỏ tới vật đó, do đó thay đổi trạng thái vốn có của vật và gây ảnh hưởng tới kết quả thu được. Thứ hai, vì thế giới lượng tử không phải là thế giới của những tính toán chính xác, mà dựa trên những tính toán về xác suất, thế nên có một giới hạn cơ bản về độ chính xác của kết quả nhận được trong những nỗ lực xác định các đặc tính (vị trí, vận tốc...) của một hạt.






    -----
    Nguồn: http://www.livescience.com/23342-phy...-answered.html
    Người dịch: Mèo Fisica - HAS

  6. #6
    Mảnh ghép số 2: Chú mèo cưng của Schrodinger


    “Con mèo của Schrodinger” là tên một thí nghiệm tưởng tượng được tiến hành bởi nhà vật lý người Úc Erwin Schrodinger vào năm 1935 nhằm miêu tả một sự thật không hề dễ chịu trong Cơ học lượng tử: Một vài đặc tính của hạt sẽ không thể có được trừ khi các thí nghiệm đo đạc tác động vào hạt đó và buộc nó phải lựa chọn.

    Câu chuyện diễn ra như thế này: Trong chiếc hộp nhốt một con mèo và một lượng nhỏ chất phóng xạ. Trong khoảng thời gian là 1 giờ đồng hồ, có 50% khả năng là chất này sẽ phân rã và sinh ra một loại độc tố giết chết con mèo, 50% khả năng còn lại là chất này sẽ không phân rã và con mèo sẽ sống sót.

    Theo vật lý cổ điển, chỉ có một trong hai khả năng này sẽ diễn ra bên trong chiếc hộp, và kết quả sẽ được nhìn thấy bởi một người quan sát bên ngoài khi người đó mở nắp hộp. Nhưng đối với thế giới kỳ quái của Cơ học lượng tử, con mèo không chết cũng không sống, cho đến khi nắp hộp được mở và một người quan sát bên ngoài “đo đạc” lại tình hình. Chừng nào chiếc hộp còn đóng, cả hệ còn ngưng lại ở tình trạng bất định, với con mèo vừa chết lại vừa sống.

    Thí nghiệm tưởng tượng này giúp hình dung sự kì quái của Cơ học lượng tử, mặc dù có vẻ khá nực cười khi mở rộng từ thế giới của các hạt với kích thước vi mô sang những vật có kích thước vĩ mô như một con mèo.





    -----
    Nguồn: http://www.livescience.com/23342-phy...-answered.html
    Người dịch: Mèo Fisica - HAS

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Mảnh ghép số 1: Kết nối lượng tử - Một loại “lực” ma quái


    Kết nối lượng tử là một trong những tiên đoán nổi tiếng nhất của Cơ học lượng tử. Nó miêu tả trạng thái của hai hạt được “kết nối”, sau đó bị tách ra, kể cả với một khoảng cách lớn như từ Trái Đất tới Mặt Trăng, thì khi tác động lên một hạt, hạt còn lại ngay lập tức cũng bị ảnh hưởng. Hai hạt này giống như hai viên xúc xắc luôn luôn dừng lại ở cùng một số.

    Khái niệm về Kết nối lượng tử đã làm Einstein phải điên đầu đến mức ông đã gọi nó là “loại lực ma quỷ ở khoảng cách xa”. Nhưng dù kỳ quặc đến đâu, thì hiện tượng này đã được chứng minh là có thật qua các thí nghiệm thực tế, ví dụ như thí nghiệm mà các nhà khoa học “kết nối” 2 tinh thể kim cương ở nhiệt độ phòng bằng cách bắn chùm tia laze vào chúng (laze xanh như trong hình). Các nhà khoa học thậm chí còn hy vọng rằng một ngày nào đó họ sẽ xây dựng được những chiếc máy tính lượng tử có thể lợi dụng đặc tính của cặp hạt được kết nối để đạt tới tốc độ xử lý thông tin siêu nhanh.






    -----
    Nguồn: http://www.livescience.com/23342-phy...-answered.html
    Người dịch: Mèo Fisica - HAS

  8. #8
    Guest
    Cái cuối cùng là Entanglement đúng ko êm :3

  9. #9
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi HL_Xen
    Cái cuối cùng là Entanglement đúng ko êm :3
    chuẩn rồi đấy ạ [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    bị ép thnks huhu [IMG]images/smilies/2.gif[/IMG]


 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •