Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 2 của 123 Đầu tiênĐầu tiên 12341252102 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 1230
  1. #11
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    mình có ý kiến thế này:
    ý đầ tiên, làm chậm ánh sáng ở đây không phải là làm cho tốc độ của nó châm đi mà là làm thời gian nó đi từ phân tử này sang phân tử khác chậm đi. Người ta hóa lạnh các phân tử loại đó ( không bao giờ đạt được 0 độ tuyệt đối đâu nhé, chỉ gần 0 độ thôi), ánh sáng sẽ bị các e bắt lại và lại phát xạ ra ánh áng để truyền đến phân tử khác. Quá trình bắt lại và nhả ra chậm đi chứ không phải là quá trình ánh sáng đi từ phân tử này sang phân tử khác chậm đi. Vì hiệu ứng này nên cho ta cảm giác anh sáng đi rất chậm chạp từ chỗ này sang chỗ khác.
    ý thứ 2, nói đến hố đen chả ai dám to mồm kêu thuyết của mình đúng, thuyết của người kia sai vì suy cho cùng, tất cả những thứ người ta biết về hố đen chỉ dựa trên cơ sở toán học, chưa có quan sát thực nghiệm. Có thể theo anhxtanh thì thuyết tương đối và lượng tử phải kết hợp lại thì mới giải thích được và hiện tại thì mọi định luật vật lí đều không đúng trong hố đen. Nhưng theo Hawking thì có thể mọi chuyên lại khác. cCho nên mọi người không nên tranh luận ai đúng ai sai mà nên tranh luận xem thuyết nào hợp lí hơn và hay hơn. Ngày xưa là đế chế của niuton nhưng sau đó lại là vương quốc của anhxtanh đó thôi. Ai cũng có cái lí của mình.

  2. #12
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    ánh sáng mang tính sóng và hạt, nó là dòng gồm các hạt photon di chuyển có hướng. nên khi lạnh thì các hạt photon này di chuyển chậm lại (tất cả các loại hạt được biết đều như thế). nằm giữa các hạt nguyên tử ko có nhiệt độ (nghĩa là ko có gì thì sẽ ko có nhiệt độ), photon bay nhanh là hoàn toàn bình thường. tuy nhiên khi nó chạm vào 1 nguyên tử cực lạnh với tính chất hạt nó di chuyển chậm lại (hay người ta gọi là "bắt lại")

    nếu 1 photon là 1 quả bóng, thì khoảng cách giữa các nguyên tử là 1 sân bóng. khi quả bóng chạm vào lưới thì tất nhiên nó bay chậm lại.

    việc ánh sáng tán xạ là việc ánh sáng di chuyển từ môi trường này sang môi trường có chiết suất khác nhau nên cũng thay đổi tốc độ và hướng truyền. thí nghiệm này được thực hiện bằng việc giảm tốc ánh sáng bằng 1 viên rubi.

    ngoài ra photon có điện tích bằng 0, ko thể bị "bắt" bởi e.

  3. #13
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Đây rồi, lâu lắm mới có một bài thảo luận về chủ đề mình thích [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG] Tranh thủ "cãi nhau" tí [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

    To: dollydon2711

    1, Có đoạn này mình k hiểu lắm:

    (mặc dù ngta đã có cách giữ ánh sáng với tốc độ gần bằng 0)
    Bạn có thể nói rõ hơn bằng cách nào mà ngta đã "giữ" đc ánh sáng vs tốc độ gần bằng 0 k? Theo như mình biết thì tốc độ của ánh sáng trong chân không đối vs mọi ng quan sát thì đều là bất biến (=3x10^8 km/h), bởi vì không - thời gian BIẾN ĐỔI (cụ thể là co giãn) để giữ cho tốc độ ánh sáng là hằng số. Chính vì nghiên cứu tính chất đặc biệt này của ánh sáng mà Einstein đã phát hiện ra không gian, thời gian k phải là cố định như Newton đã nói: Einstein phát biểu rằng không-thời gian có thể bị biến đổi (bẻ cong, vặn, xoắn, kéo dài, co ngắn...).


    2,

    còn vụ lỗ đen, ngta hay nói "lỗ đen là nơi mà mọi định luật vật lí hiện tại đều sụp đổ, kể cả thuyết tương đối, và nó ko thể áp dụng tại đây"
    Mình hoàn toàn k đồng tình vs quan điểm này. Nếu câu trên nói về các định luật vật lý vào trước thời kì năm 1975 thì đúng -- vào thời gian đó, lỗ đen từng đc cho là một vật thể tối và lạnh, k có nhiệt độ, k có entropy. Nhưng vào năm 1975, Jacob Bekenstein và Stephen Hawking đã chứng minh đc rằng lỗ đen có nhiệt độ (cụ thể là lỗ đen càng lớn thì nhiệt độ càng nhỏ và ngược lại), bên cạnh đó còn tìm ra công thức tính entropy của lỗ đen.

    Thậm chí Hawking còn tiến xa hơn nữa: đó là lỗ đen bay hơi. Ông nói rằng trong quá trình bay hơi, lố đen sẽ đem theo mọi bit thông tin nó chứa, tức là thông tin vĩnh viễn biến mất khỏi vũ trụ. Điều này đã làm nổ ra một cuộc chiến dữ dội giữa Hawking và 2 nhà khoa học khác, những người cho rằng định luật bảo toàn thông tin là một định luật vô cùng cơ bản và tinh tế đến mức k thể bị vi phạm 1 cách dễ dàng như vậy. Một cách đơn giản, định luật này phát biểu rằng: "Thông tin k thể sinh ra, cũng k thể bị mất đi" (đến đây chắc bạn cũng nhận ra Định luật bảo toàn năng lượng mà chúng ta được học ở cấp 2 chỉ là 1 dạng đặc biệt của định luật bảo toàn thông tin). Việc thông tin bị phá hủy là một điều vô cùng nguy hiểm đối vs vũ trụ. Và bản thân Hawking 27 năm sau cũng thừa nhận mình đã sai lầm: lỗ đen cũng phải tuân theo định luật bảo toàn thông tin như bao vật thể khác. Thông tin trong lỗ đen k bị phá hủy khi nó bay hơi, mà đã thoát ra ngoài trước đó qua bức xạ Hawking.

    Ngoài lề một chút, lỗ đen cũng là nơi bắt đầu những mâu thuẫn giữa Thuyết Tương Đối và Cơ Học Lượng Tử. Giả sử có một nguyên tử rơi vào lỗ đen. Nguyên lý tương đương nói rằng, k thể phân biệt được giữa hiệu ứng của gia tốc và hiệu ứng của hấp dẫn; khi nguyên tử rơi tự do về phía lỗ đen, gia tốc của nó sẽ bù trừ cho hấp dẫn (tương tự như trong trường hợp thang máy đứt cáp rơi tự do trên Trái Đất), vì vậy, đối với thuyết tương đối thì chân trời sự kiện k có gì đặc biệt ngoại trừ việc nó là 1 điểm k thể quay lui (tức là khi nguyên tử vượt qua điểm này thì nó sẽ k thể nào thoát ra được nữa, trừ khi nó di chuyển vs tốc độ nhanh hơn tốc độ ánh sáng). Bản thân nguyên tử sẽ không cảm thấy gì đặc biệt xảy sau khi nó vượt qua chân trời sự kiện, và nó chỉ bị phá hủy khi đến điểm kì dị. Nhưng Cơ học lượng tử thì lại kể 1 câu chuyện hoàn toàn ngược lại: đối vs những người quan sát bên ngoài lỗ đen, họ sẽ thấy nguyên tử bị bắn phá dữ dội bởi các photon năng lượng cao ngay phía trên chân trời và bị vỡ tung trước khi nó tiến đến điểm kì dị. 2 câu chuyện mâu thuẫn nhau hoàn toàn, chắc chắn 1 trong 2 phải là sai. Nhưng điều kì lạ là cả 2 câu chuyện trên ĐỀU ĐÚNG, và mọi thí nghiệm thực tế nhằm chứng minh sự mâu thuẫn giữa 2 câu chuyện này đều sẽ thất bại. Cách giải thích thì tương tự như đối với nguyên lý bất định của Heisenberg.


    Vì lý do ngắn gọn (thực ra là cũng k ngắn lắm [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]) và một phần cũng là do kiến thức còn hạn chế nên mình giải thích nhiều chỗ khó hiểu và chưa chặt chẽ lắm. Bạn có thể đọc thêm trong quyển "Cuộc chiến lỗ đen" của Leonard Susskind (ông này đc coi là 1 trong những cha đẻ của Lý thuyết dây), mọi điều mình viết ở trên đều là "copy" những gì mình đọc trong đó. Đây là một quyển sách hay và khá thách thức, viết cách đây cũng lâu rồi (khoảng 20 năm gì đó, vào thời điểm lý thuyết dây ra đời), nếu bạn hứng thú vs lỗ đen nói riêng và vật lý lý thuyết nói chung thì rất nên đọc [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]

  4. #14
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi dollydon2711
    ánh sáng mang tính sóng và hạt, nó là dòng gồm các hạt photon di chuyển có hướng. nên khi lạnh thì các hạt photon này di chuyển chậm lại (tất cả các loại hạt được biết đều như thế). nằm giữa các hạt nguyên tử ko có nhiệt độ (nghĩa là ko có gì thì sẽ ko có nhiệt độ), photon bay nhanh là hoàn toàn bình thường. tuy nhiên khi nó chạm vào 1 nguyên tử cực lạnh với tính chất hạt nó di chuyển chậm lại (hay người ta gọi là "bắt lại")

    nếu 1 photon là 1 quả bóng, thì khoảng cách giữa các nguyên tử là 1 sân bóng. khi quả bóng chạm vào lưới thì tất nhiên nó bay chậm lại.

    việc ánh sáng tán xạ là việc ánh sáng di chuyển từ môi trường này sang môi trường có chiết suất khác nhau nên cũng thay đổi tốc độ và hướng truyền. thí nghiệm này được thực hiện bằng việc giảm tốc ánh sáng bằng 1 viên rubi.

    ngoài ra photon có điện tích bằng 0, ko thể bị "bắt" bởi e.
    bạn có biết photon là con đẻ của e không.photon lao đến nếu e cảm thấy ăn được thì nó ăn. Ăn xong nó bị kích thích rồi nhả ra. Cái chuyện tốc độ bị châm lại trong các môi trường khác nhau chính là do quá trình ăn rồi nhả ra làm nó châm lại

  5. #15
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi Hoàng Quốc Phương
    bạn có biết photon là con đẻ của e không.photon lao đến nếu e cảm thấy ăn được thì nó ăn. Ăn xong nó bị kích thích rồi nhả ra. Cái chuyện tốc độ bị châm lại trong các môi trường khác nhau chính là do quá trình ăn rồi nhả ra làm nó châm lại
    bạn có thể share tài liệu về tương tác photon và e trong quá trình làm chậm ánh sáng không? [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG] cái này mình chưa đọc. hj
    nãy h tìm gg cung ko thấy @@!

  6. #16
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    về tốc độ ánh sáng: tại đại học Cambrige của Anh, người ta tạo ra môi trường đạt đến độ 0 tuyệt đối (lạnh nhất trong vũ trụ khoa học hiện tại được biết), khi chiếu 1 chùm ánh sáng qua, tốc độ nó giảm còn 17m/s.

    về lỗ đen: trước hết mình xin nói là mình ko tài giỏi bằng Stephen Hawking.

    tuy nhiên mình ko hiểu vì sao các bạn trẻ lại hết sức bị phù phép bởi thuyết của ông này. trong giới khoa học ông ta giống như là 1 kẻ ảo tưởng, tự coi mình ngang ngửa với Newton và Einstein. có thể so sánh ông này trong giới khoa học giống như Lady Gaga trong âm nhạc vậy (ko thể so với Levis hay Mc Jackson).

    những thứ ông ta làm đều muốn chống lại (vượt trên) quy luật khoa học thông thường. chẳng hạn như việc mô phỏng bằng những công thức toán học, ông ta chứng minh nếu đặt 1 bánh xe có năng lượng bằng sao thổ thì có thể đi nhanh hơn vận tốc ánh sáng nhiều lần. nhưng ông ta lại ko giải thích được làm sao để vật chất vượt qua giới hạn ánh sáng.

    còn về etropy, nó là 1 khái niệm hợp lí (tính cho đến thời điểm hiện tại) để nói về chiều thời gian và vận động của vũ trụ. tuy nhiên chúng ta ko thể biết trong lỗ đen những tính thuận nghịch của entropy còn đúng không.

    mình nhớ 1 câu nói của 1 nhà khoa học nữ (clip xem đã lâu nên ko nhớ rõ): "the rules are very simple inside blackholes, but we just don't know". tức là nó là những lí thuyết có thể hiểu được, nhưng vì ko thể kiểm chứng nên luôn luôn nảy sinh nhiều thuyết trái ngược nhau qua mô phỏng toán học.

    còn với quan điểm riêng của mình. để lấy phép so sánh, ngày trước người ta nói tận cùng của vạn vật là nơi ở của thần linh, địa ngục, thiên đàng, ..... nhưng hết nơi ở thần linh là gì? người ta chẳng giải thích được, và chấp nhận đó là 1 giới hạn. chúng ta bây h cho rằng khởi đầu vũ trụ là bigbag và tận cùng không gian là chân trời sự kiện. trước bigbag hay sau chân trời chúng ta không thể giải thích được. và cũng tạm chấp nhận đó là giới hạn. vì thế mình chẳng bao h tin đến những thuyết mà đề cập đến sự giới hạn, với mình nó chỉ là 1 quy luật trong 1 giới hạn, chứ không phải là giới hạn cho mọi quy luật.

    mặc dù là 1 "fan" của thuyết tương đối, nhưng mình ko đồng tình (ko tin) vào chân trời của lỗ đen hay ánh sáng là 1 giới hạn vận tốc. tuy nhiên mình hoàn toàn tin vào những định luật vật lí được giải thích bằng thuyết tương đối khi mọi thứ nằm trong giới hạn ánh sáng.[IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  7. #17
    Guest
    Cái vụ "bắt" và nhả photon của electron là có thật, nhưng mình cũng k biết về chuyện nó làm chậm tốc độ ánh sáng như thế nào.
    Tương tác e-photon có thể thấy rõ trong sự hình thành quang phổ: Mỗi nguyên tố có một quang phổ đặc trưng. Nguyên nhân là vì Electron trong nguyên tử của nguyên tố có thể thu năng lượng của photon để di chuyển từ mức năng lượng thấp lên các mức năng lượng cao hơn, sau đó chúng lại "rơi" từ các mức cao này trở lại các mức năng lượng thấp hơn, quá trình "rơi" giải phóng ra năng lượng dưới dạng photon có bước sóng tương ứng với sự chênh lệch giữa 2 mức năng lượng của electron (nếu chênh lệch năng lượng giữa mức cao và mức thấp là E, thì, bước sóng của photon được giải phóng ra sẽ là hc/E, trong đó h là hằng số Planck, c là tốc độ ánh sáng trong chân không). Các photon với bước sóng khác nhau lại sinh ra "ánh sáng" với màu sắc khác nhau. (lưu ý là photon đc giải phóng k phải lúc nào cũng là ánh sáng. Trong nhiều trường hợp photon được giải phóng dưới dạng bức xạ điện từ). Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau hấp thụ và phát xạ các photon với các bước sóng khác nhau, do vậy mỗi nguyên tố đều có một quang phổ đặc trưng.

    Mở rộng: Người ta dựa vào tính chất này để xác định thành phần hóa học của một ngôi sao. Khi nghiên cứu quang phổ của Mặt Trời, ngta nhận thấy rằng nó k phải là các dải màu nối nhau liên tiếp, mà liên tục có những vạch đen chen vào giữa các giải màu đó, ở vị trí mà đáng lẽ ra đó phải là ánh sáng ở một bước sóng lamda nào đó (xem hình minh họa):



    Những vạch đen này là do nguyên tử các nguyên tố trên bề mặt Mặt Trời hấp thụ các photon ở chính những bước sóng này. Vào thời điểm đó, trong phòng thí nghiệm, ngta đã xác định được nguyên tố nào sẽ hấp thụ photon bước sóng nào (VD: Heli hấp thụ photon ở các bước sóng 402.7 nm, 438.9 nm, 447.3 nm...). Đem so sánh với các "bước sóng bị thiếu" (vạch đen) trong quang phổ ánh sáng Mặt Trời, ngta xác định được các nguyên tố cấu thành nên Mặt Trời; chúng chính là những thủ phạm đã "ăn" mất một vài bước sóng trong quang phổ.

    Một hiện tượng rất phổ biến mà có lẽ mọi ng đều biết rồi. Nó chứng tỏ rằng tương tác electron - photon, cụ thể là việc electron hấp thụ và nhả photon, là hoàn toàn có thực. Tuy nhiên, mình k biết câu trả lời cụ thể cho việc "làm chậm ánh sáng" bằng tương tác e - photon là như thế nào.

  8. #18
    Guest
    Ngoài lề một chút,


    về lỗ đen: trước hết mình xin nói là mình ko tài giỏi bằng Stephen Hawking.

    tuy nhiên mình ko hiểu vì sao các bạn trẻ lại hết sức bị phù phép bởi thuyết của ông này. trong giới khoa học ông ta giống như là 1 kẻ ảo tưởng, tự coi mình ngang ngửa với Newton và Einstein. có thể so sánh ông này trong giới khoa học giống như Lady Gaga trong âm nhạc vậy (ko thể so với Levis hay Mc Jackson).

    những thứ ông ta làm đều muốn chống lại (vượt trên) quy luật khoa học thông thường. chẳng hạn như việc mô phỏng bằng những công thức toán học, ông ta chứng minh nếu đặt 1 bánh xe có năng lượng bằng sao thổ thì có thể đi nhanh hơn vận tốc ánh sáng nhiều lần. nhưng ông ta lại ko giải thích được làm sao để vật chất vượt qua giới hạn ánh sáng.
    K phải chỉ có các bạn trẻ bị phù phép bởi thuyết của ông này, mà đến cả các giáo sư già nua cũng phải vắt óc vì những điều ông này nói. Cái ông Hawking này thực sự là một ng có tính tình quái đản, là "thầy phù thủy" trong thế giới Vật lý lý thuyết. Như vụ mất thông tin trong lỗ đen mà mình đã kể ở trên, mặc dù điều này động đến những nguyên lý cơ bản nhất của tự nhiên và Stephen rõ ràng phải sai, nhưng vào thời điểm đó, k ai có thể chứng minh đc lập luận của ông ta sai ở chỗ nào, vì tất cả đều quá chặt chẽ, k có một kẽ hở. Phải mất hơn 10 năm sau, khi lý thuyết dây được phát triển thì vấn đề này mới đc làm rõ.
    Việc ông ta có nhận mình ngang Einstein, Newton hay k thì mình k rõ, nhưng có một sự thật là ông này hiện đang ngồi trên chiếc ghế giáo sư danh dự của Newton ngày trước - điều này chứng tỏ ông ta cũng k hẳn là "thùng rỗng kêu to".

    Và thực ra, theo quan điểm của cá nhân mình, việc ông ta muốn "vượt trên" quy luật khoa học thông thường là 1 điều hết sức bình thường. Phải mất 20 năm để thuyết hạt ánh sáng của Einstein được công nhận, vì vào thời điểm đó, thuyết sóng quá ấn tượng đối với giới Vật lý, nhất là trong việc miêu tả sự giao thoa, khúc xạ... nên k ai sẵn sàng từ bỏ thuyết sóng. Einstein từng bị coi là "kẻ điên" khi phát biểu rằng không và thời gian có tính chất co giãn - điều này trái ngược hoàn toàn với những gì Newton đã nói, những gì đc cho là "quy luật cơ bản và thông thường" vào thời điểm đó. Chung quy lại thì sự phát triển của khoa học nói chung và vật lý lý thuyết nói riêng thực chất là sự thay đổi hình mẫu nhận thức: Darwin với thuyết tiến hóa bác bỏ sự tồn tại của một Đấng Sáng Thế, thuyết nhật tâm của Copernicus thay thế cho thuyết địa tâm của Ptolemy, Cơ học lượng tử của những xác suất thay thế cho những tính toán chính xác và "lý tưởng" của thuyết hấp dẫn, thuyết tương đối... trong thế giới vi mô.
    Vật lý lý thuyết thực sự k quan tâm tới việc một lý thuyết mới có thể trái với những nhận thức bản năng của chúng ta về tự nhiên như thế nào, chỉ cần lý thuyết đó cho phép giải thích và tiên đoán đc các hiện tượng, và k gây ra những mâu thuẫn về Toán học cũng như số liệu thực nghiệm. Nói về ý tưởng "lạ" thì cũng có lý thuyết dây với 10 chiều không gian, nguyên lý Toàn ảnh (hologram) nói rằng cả thế giới này chỉ là một ảo ảnh 3 chiều được tạo ra từ những bit thông tin 2 chiều được lưu trữ trên một mặt biên rất xa... Những lý thuyết này mới nghe đều có vẻ vô lý, CỰC KÌ VÔ LÝ (nhất là nguyên lý toàn ảnh, cho đến giờ mình vẫn k thể nào chấp nhận đc việc mình chỉ là một ảo ảnh), nhưng chúng vẫn được 1 lượng đông đảo các nhà vật lý lý thuyết chấp nhận và tiếp tục nghiên cứu, phát triển thêm. Vì thế nên nếu nói về ý tưởng "lạ", "kì quặc" trong thế giới vật lý lý thuyết thì... đầy rẫy (tất nhiên là cũng có cả những ý tưởng k đc chấp nhận và bị bỏ sang 1 bên).

  9. #19
    Guest
    Ngoài lề một chút,


    về lỗ đen: trước hết mình xin nói là mình ko tài giỏi bằng Stephen Hawking.

    tuy nhiên mình ko hiểu vì sao các bạn trẻ lại hết sức bị phù phép bởi thuyết của ông này. trong giới khoa học ông ta giống như là 1 kẻ ảo tưởng, tự coi mình ngang ngửa với Newton và Einstein. có thể so sánh ông này trong giới khoa học giống như Lady Gaga trong âm nhạc vậy (ko thể so với Levis hay Mc Jackson).

    những thứ ông ta làm đều muốn chống lại (vượt trên) quy luật khoa học thông thường. chẳng hạn như việc mô phỏng bằng những công thức toán học, ông ta chứng minh nếu đặt 1 bánh xe có năng lượng bằng sao thổ thì có thể đi nhanh hơn vận tốc ánh sáng nhiều lần. nhưng ông ta lại ko giải thích được làm sao để vật chất vượt qua giới hạn ánh sáng.
    K phải chỉ có các bạn trẻ bị phù phép bởi thuyết của ông này, mà đến cả các giáo sư già nua cũng phải vắt óc vì những điều ông này nói. Cái ông Hawking này thực sự là một ng có tính tình quái đản, là "thầy phù thủy" trong thế giới Vật lý lý thuyết. Như vụ mất thông tin trong lỗ đen mà mình đã kể ở trên, mặc dù điều này động đến những nguyên lý cơ bản nhất của tự nhiên và Stephen rõ ràng phải sai, nhưng vào thời điểm đó, k ai có thể chứng minh đc lập luận của ông ta sai ở chỗ nào, vì tất cả đều quá chặt chẽ, k có một kẽ hở. Phải mất hơn 10 năm sau, khi lý thuyết dây được phát triển thì vấn đề này mới đc làm rõ.
    Việc ông ta có nhận mình ngang Einstein, Newton hay k thì mình k rõ, nhưng có một sự thật là ông này hiện đang ngồi trên chiếc ghế giáo sư danh dự của Newton ngày trước - điều này chứng tỏ ông ta cũng k hẳn là "thùng rỗng kêu to".

    Và thực ra, theo quan điểm của cá nhân mình, việc ông ta muốn "vượt trên" quy luật khoa học thông thường là 1 điều hết sức bình thường. Phải mất 20 năm để thuyết hạt ánh sáng của Einstein được công nhận, vì vào thời điểm đó, thuyết sóng quá ấn tượng đối với giới Vật lý, nhất là trong việc miêu tả sự giao thoa, khúc xạ... nên k ai sẵn sàng từ bỏ thuyết sóng. Einstein từng bị coi là "kẻ điên" khi phát biểu rằng không và thời gian có tính chất co giãn - điều này trái ngược hoàn toàn với những gì Newton đã nói, những gì đc cho là "quy luật cơ bản và thông thường" vào thời điểm đó. Chung quy lại thì sự phát triển của khoa học nói chung và vật lý lý thuyết nói riêng thực chất là sự thay đổi hình mẫu nhận thức: Darwin với thuyết tiến hóa bác bỏ sự tồn tại của một Đấng Sáng Thế, thuyết nhật tâm của Copernicus thay thế cho thuyết địa tâm của Ptolemy, Cơ học lượng tử của những xác suất thay thế cho những tính toán chính xác và "lý tưởng" của thuyết hấp dẫn, thuyết tương đối... trong thế giới vi mô.
    Vật lý lý thuyết thực sự k quan tâm tới việc một lý thuyết mới có thể trái với những nhận thức bản năng của chúng ta về tự nhiên như thế nào, chỉ cần lý thuyết đó cho phép giải thích và tiên đoán đc các hiện tượng, và k gây ra những mâu thuẫn về Toán học cũng như số liệu thực nghiệm. Nói về ý tưởng "lạ" thì cũng có lý thuyết dây với 10 chiều không gian, nguyên lý Toàn ảnh (hologram) nói rằng cả thế giới này chỉ là một ảo ảnh 3 chiều được tạo ra từ những bit thông tin 2 chiều được lưu trữ trên một mặt biên rất xa... Những lý thuyết này mới nghe đều có vẻ vô lý, CỰC KÌ VÔ LÝ (nhất là nguyên lý toàn ảnh, cho đến giờ mình vẫn k thể nào chấp nhận đc việc mình chỉ là một ảo ảnh), nhưng chúng vẫn được 1 lượng đông đảo các nhà vật lý lý thuyết chấp nhận và tiếp tục nghiên cứu, phát triển thêm. Vì thế nên nếu nói về ý tưởng "lạ", "kì quặc" trong thế giới vật lý lý thuyết thì... đầy rẫy (tất nhiên là cũng có cả những ý tưởng k đc chấp nhận và bị bỏ sang 1 bên).

  10. #20
    Guest
    Ngoài lề một chút,


    về lỗ đen: trước hết mình xin nói là mình ko tài giỏi bằng Stephen Hawking.

    tuy nhiên mình ko hiểu vì sao các bạn trẻ lại hết sức bị phù phép bởi thuyết của ông này. trong giới khoa học ông ta giống như là 1 kẻ ảo tưởng, tự coi mình ngang ngửa với Newton và Einstein. có thể so sánh ông này trong giới khoa học giống như Lady Gaga trong âm nhạc vậy (ko thể so với Levis hay Mc Jackson).

    những thứ ông ta làm đều muốn chống lại (vượt trên) quy luật khoa học thông thường. chẳng hạn như việc mô phỏng bằng những công thức toán học, ông ta chứng minh nếu đặt 1 bánh xe có năng lượng bằng sao thổ thì có thể đi nhanh hơn vận tốc ánh sáng nhiều lần. nhưng ông ta lại ko giải thích được làm sao để vật chất vượt qua giới hạn ánh sáng.
    K phải chỉ có các bạn trẻ bị phù phép bởi thuyết của ông này, mà đến cả các giáo sư già nua cũng phải vắt óc vì những điều ông này nói. Cái ông Hawking này thực sự là một ng có tính tình quái đản, là "thầy phù thủy" trong thế giới Vật lý lý thuyết. Như vụ mất thông tin trong lỗ đen mà mình đã kể ở trên, mặc dù điều này động đến những nguyên lý cơ bản nhất của tự nhiên và Stephen rõ ràng phải sai, nhưng vào thời điểm đó, k ai có thể chứng minh đc lập luận của ông ta sai ở chỗ nào, vì tất cả đều quá chặt chẽ, k có một kẽ hở. Phải mất hơn 10 năm sau, khi lý thuyết dây được phát triển thì vấn đề này mới đc làm rõ.
    Việc ông ta có nhận mình ngang Einstein, Newton hay k thì mình k rõ, nhưng có một sự thật là ông này hiện đang ngồi trên chiếc ghế giáo sư danh dự của Newton ngày trước - điều này chứng tỏ ông ta cũng k hẳn là "thùng rỗng kêu to".

    Và thực ra, theo quan điểm của cá nhân mình, việc ông ta muốn "vượt trên" quy luật khoa học thông thường là 1 điều hết sức bình thường. Phải mất 20 năm để thuyết hạt ánh sáng của Einstein được công nhận, vì vào thời điểm đó, thuyết sóng quá ấn tượng đối với giới Vật lý, nhất là trong việc miêu tả sự giao thoa, khúc xạ... nên k ai sẵn sàng từ bỏ thuyết sóng. Einstein từng bị coi là "kẻ điên" khi phát biểu rằng không và thời gian có tính chất co giãn - điều này trái ngược hoàn toàn với những gì Newton đã nói, những gì đc cho là "quy luật cơ bản và thông thường" vào thời điểm đó. Chung quy lại thì sự phát triển của khoa học nói chung và vật lý lý thuyết nói riêng thực chất là sự thay đổi hình mẫu nhận thức: Darwin với thuyết tiến hóa bác bỏ sự tồn tại của một Đấng Sáng Thế, thuyết nhật tâm của Copernicus thay thế cho thuyết địa tâm của Ptolemy, Cơ học lượng tử của những xác suất thay thế cho những tính toán chính xác và "lý tưởng" của thuyết hấp dẫn, thuyết tương đối... trong thế giới vi mô.
    Vật lý lý thuyết thực sự k quan tâm tới việc một lý thuyết mới có thể trái với những nhận thức bản năng của chúng ta về tự nhiên như thế nào, chỉ cần lý thuyết đó cho phép giải thích và tiên đoán đc các hiện tượng, và k gây ra những mâu thuẫn về Toán học cũng như số liệu thực nghiệm. Nói về ý tưởng "lạ" thì cũng có lý thuyết dây với 10 chiều không gian, nguyên lý Toàn ảnh (hologram) nói rằng cả thế giới này chỉ là một ảo ảnh 3 chiều được tạo ra từ những bit thông tin 2 chiều được lưu trữ trên một mặt biên rất xa... Những lý thuyết này mới nghe đều có vẻ vô lý, CỰC KÌ VÔ LÝ (nhất là nguyên lý toàn ảnh, cho đến giờ mình vẫn k thể nào chấp nhận đc việc mình chỉ là một ảo ảnh), nhưng chúng vẫn được 1 lượng đông đảo các nhà vật lý lý thuyết chấp nhận và tiếp tục nghiên cứu, phát triển thêm. Vì thế nên nếu nói về ý tưởng "lạ", "kì quặc" trong thế giới vật lý lý thuyết thì... đầy rẫy (tất nhiên là cũng có cả những ý tưởng k đc chấp nhận và bị bỏ sang 1 bên).


 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •