Đây là một hiện tượng đem lại cho chúng ta một cảm giác sững sờ và kinh ngạc vì sự tráng lệ mà nó đem lại. Đăng sau nó là 3 nguyên nhân đã gây ra cho ta sự hiểu lầm này. Cùng tìm hiểu nào.

+ Sự đánh lừa thị giác khi so sánh các đối tượng.
Khi mặt trăng ở gần đường chân trời, vô hình chung mắt ta sẽ so sánh mặt trăng với các đối tượng như cây cối, nhà cửa, núi non. và thường góc nhìn của các vật thể này nhỏ hơn nhiều so với góc nhìn mặt trăng nên mắt chúng ta ngộ nhận là trăng lớn hơn rất nhiều.
Điều này cũng giống như một anh chàng cao mét 7 - được coi là cao so với nhưng người mét 6 nhưng lại là thấp so với người mét 8. . Mặt trăng khi ở đường chân trời được so sánh với những thứ nhỏ hơn nó nên nó trong to hơn, khi lên bầu trời cao thì xung quanh nó là cả một vùng trời không biên nên nó có cảm giác nhỏ bé lại.
+ Sự đánh lừa thị giác do cảnh vật nền.
Cái nền đôi khi cũng đánh lừa thị giác của chúng ta và nó cũng có phần nào giống với hiệu ứng trên. Bản chất của hiện tượng này là : Các vật càng ở xa thì chúng càng nhỏ. Ở đây, khi mặt trăng mọc thì chúng ở sát đường chân trời. Các vật thể ở đường chân trời được coi là rất xa nên chúng như bị nhỏ đi so với các vật ở gần. Chính vì hiện tượng này nên làm cho cây cối, nhà cửa trở nên nhỏ bé so với mặ trăng. Có thể gộp hiệu ứng này và hiệu ứng trên thành duy nhất.
+ Sự phóng đại hình ảnh do khúc xạ.
Đây có thể coi là nguyên nhân " vật lí " nhất. Nó xảy ra do sự khúc xạ của các tầng khí quyển trái đất. Ánh sáng từ phần đáy của đĩa mặt trăng sẽ bị khúc xạ mạnh hơn ánh sáng đến từ đỉnh của đĩa mặt trăng. Và điều này xảy ra mạnh nhất khi trăng mọc - nó làm cho đĩa mặt trăng quan sát được to hơn đôi chút, và trăng cũng lên cao hơn thực tế đôi chút.