Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 5 của 5
  1. #1
    Guest
    Tìm kiếm sự sống ngoài hệ Mặt trời
    Các nhà thiên văn Mĩ ở San Franxico đã phát hiện hai hành tinh có thể có sự sống tồn tại. Đó là hành tinh của sao 70 chòm Thất Nữ, lớn gấp 2500 lần Trái đất, cách chúng ta 78 nas. Hành tinh này có nhiệt độ bề mặt khoảng 85 độ C, để nước có thể tồn tại ở thể lỏng và các phân tử hữu cơ thích hợp cho sự sống có thể tồn tại được. Ngoài ra, sao 47 trên chòm sao Đại hunhf có kích thước lớn gấp 1000 lần Trái đất, quay một vòng quanh sao 47 hết 3 năm và khoảng cách đến sao 47 gấp 3 lần khoảng cách Mặt trời-Trái đất. Nhiệt độ của hành tinh này là -50 độ C, xấp xỉ nhiệt độ bề mặt sao Hỏa nhưng trong bầu khí quyển lại tồn tại nước ở dạng lỏng.
    Theo: Tìm hiểu Hệ Mặt trời-Nguyễn Hữu Danh


    Ảnh: hành tinh của sao 47 Đại Hùng

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Hành trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất đã diễn ra trong hàng thập kỷ. Tuy chưa có những bằng chứng cụ thể về sự sống ngoài hành tinh nhưng điều đó không có nghĩa là nó không tồn tại. Dưới đây là 10 nơi trong vũ trụ mà sự sống có thể tồn tại được liệt kê trên Discovery News.

    Sao Hỏa

    Từ lâu, sao Hỏa đã là điểm đến của những chương trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất. Nhưng môi trường khô hạn, cằn cỗi đã khiến con người thay đổi mục tiêu. Thay vì khám phá sao Hỏa, chúng ta tìm kiếm những dạng sống đơn giản hơn.

    Nhiều nghiên cứu cho thấy sao Hỏa từng là một nơi ấm áp và có nước như lòng sông khô cạn, những đỉnh núi có tuyết phủ, núi lửa, các chất hình thành nên nước. Tất cả đều được tìm thấy trên đó. Năm 2008, tàu vũ trụ thám hiểm sao Hỏa Phoenix đã gửi về trái đất hình ảnh về những mảng băng phát hiện được sau khi tiến hành đào xới lớp đất bề mặt. Đây là một khám phá lớn trong hành trình tìm kiếm nước ở thể lỏng – yếu tố quyết định của sự sống. Năm 2009, một thành phần quan trọng khác của sự sống cũng đã được tìm ra. Các nhà khoa học của NASA đã phát hiện thấy metan trong bầu khí quyển của sao Hỏa. Điều đó cho thấy hành tinh đỏ vẫn đang duy trì sự sống.

    Mặc dù cho đến nay, chưa có một thực thể sống nào được xác nhận là tồn tại trên sao Hỏa, nhưng các nhà khoa học tin tưởng rằng nó vẫn đang ẩn giấu đâu đó. Vi khuẩn tạo khí metan nằm trong số những dạng sống sơ khai nhất trên trái đất. Vì vậy, nếu có những dạng sống tương tự trên sao Hỏa thì rất có khả năng những loại vi khuẩn này tồn tại ngay dưới bề mặt của nó.


    Vệ tinh Europa của sao Mộc

    Vệ tinh Europa của sao Mộc có thế không chỉ chứa những vi sinh vật đơn giản mà còn cả các dạng sống phức tạp. Trong nhiều năm, giới khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng có một đại dương chứa oxy nằm dưới bề mặt đóng băng của Europa. Năm 2009, sau khi nghiên cứu tốc độ băng trên bề mặt Europa được bổ sung, nhà nghiên cứu Richard Greenberg của trường đại học Arizona tại Mỹ ước tính rằng lượng oxy trong đại dương dưới bề mặt Europa đủ để duy trì sự sống cho khoảng 3 triệu tấn vi sinh vật.




    Vệ tinh Europa của sao Mộc. Ảnh: Discovery

    Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có ai đưa ra bằng chứng rõ ràng cho thấy có một đại dương nằm dưới bề mặt băng giá của Europa.

    Vệ tinh Callisto của sao Mộc

    Trước khi phát hiện ra một đại dương nước mặn nằm dưới bề mặt Callisto, các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) từng cho rằng đây là một vệ tinh “chết”.



    Năm 1996 và 1997, tàu vũ trụ Galileo của NASA đã bay qua vệ tinh lớn thứ hai của sao Mộc này và nhận thấy từ trường của Callisto có sự thay đổi. Năm 2001, tàu Galileo phát hiện có một tiểu hành tinh đã va chạm với Callisto, hình thành nên lòng chảo Valhalla. Thông thường, những va chạm lớn như vậy sẽ tạo nên những chấn động mạnh lan khắp hành tinh, nhưng tàu Galileo lại không ghi nhận được một ảnh hưởng nào. Điều này đã khiến các nhà khoa học đưa ra giả thuyết có một đại dương đã làm giảm tác động của vụ va chạm.

    Với quan điểm nước đồng nghĩa với sự sống, các nhà thiên văn học tin tưởng nếu một đại dương như vậy thực sự tồn tại trên Callisto thì những dạng sống phức tạp cũng có thể có mặt ở đó.

    Vệ tinh Titan của sao Thổ

    Các nhà khoa học đang tiến hành những nghiên cứu cụ thể về Titan – vệ tinh của sao Thổ. Họ đã tìm thấy thêm nhiều dạng vật chất có thể chứa những dạng sống cơ bản, dù nhiệt độ bề mặt của Titan xuống tới – 190oC.


    Titan nằm ở vị trí không nhận được ánh sáng Mặt trời. Năm 2005, tàu thăm dò không người lái Huygens của NASA đã phát hiện thấy chất giống như metan dạng lỏng trên bề mặt tiểu hành tinh này vào. Tháng 5/2010, tàu vũ trụ Cassini của NASA phát hiện Titan chứa một hỗn hợp lạ của hydro và acetylene.






    Nếu sự sống tồn tại trên Titan thì mọi hiểu biết của loài người về hoạt động của sự sống đều sẽ phải xem xét lại. Điều đó có nghĩa là sự sống có thể tồn tại trong một môi trường hoàn toàn khác so với trên trái đất.

    Vệ tinh Enceladus của sao Thổ

    Năm 2005, khi tàu Cassini bay qua một trong những mạch ngầm sinh ra băng và khí của Enceladus – vệ tinh của sao Thổ, nó đã phát hiện ra cacbon, hydro, nitơ và oxy. Đây là các yếu tố cần thiết để nuôi dưỡng sinh vật sống. Ngoài ra, nhiệt độ và độ đặc của không khí trên vệ tinh cũng cho thấy nó có thể chứa một nguồn nước ấm bên dưới bề mặt. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng nào xác nhận sự sống hiện diện nơi đây.


    Trên trái đất, các vi sinh vật tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt được tìm thấy ở những miệng núi lửa dưới biển và trong lớp băng vùng Bắc Cực – nơi không một tia nắng mặt trời nào chạm tới. Thực tế này khiến các nhà khoa học hy vọng những vi sinh vật như vậy cũng tồn tại trên Enceladus.

    Thiên thạch

    Người ta đã ghi nhận được khoảng 22.000 thiên thạch rơi vào trái đất. Trong đó, nhiều thiên thạch có chứa các hợp chất hữu cơ.

    Năm 1996, một nhóm nhà khoa học tuyên bố tìm thấy bằng chứng thuyết phục về các hóa thạch siêu nhỏ trên một thiên thạch từ sao Hỏa được tìm thấy ở Nam Cực. Điều này cho thấy sự sống có thể đã tồn tại trên hành tinh đỏ từ khoảng 3,6 tỉ năm trước. Tuy nhiên, sau những tranh cãi kéo dài hàng năm trời, câu hỏi liệu thiên thạch từ sao Hỏa có chứa sự sống hay không vẫn còn chưa có lời giải.


    Nếu đúng thì đó là bằng chứng tuyệt vời củng cố thuyết “nguồn gốc sự sống bắt nguồn từ vũ trụ”. Thuyết này cho rằng sự sống bắt nguồn từ không gian ngoài Trái đất, các hành tinh trao đổi sự sống với nhau. Sự sống có thể đã tồn tại trên hành tinh khác như sao Hỏa và tới Trái đất. Ở đây, sinh vật sống chỉ là vi khuẩn. Chúng có thể tạm thời ngừng hoạt động và sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt.

    Các hành tinh ngoài hệ Mặt trời

    Một vài ước tính cho thấy dải Ngân Hà chứa khoảng 400 tỉ ngôi sao và vô số hành tinh ngoài hệ mặt trời. Vì vậy, rất có khả năng hàng tỉ thiên thể trong vũ trụ chứa sự sống.

    Một vệ tinh ngoài hệ Mặt Trời. Ảnh: Discovery

    Chúng ta mới chỉ khám phá những hành tinh ngoài hệ mặt trời trong thập niên 90 của thế kỷ 20. Mỗi năm lại có thêm hàng chục hành tinh được phát hiện có thể chứa hợp chất hữu cơ. Chẳng hạn, HD 209458b chứa nước, metan và cacbon dioxide – những yếu tố cơ bản cho sự sống – trong bầu khí quyển. Ngoài ra loài người vẫn còn vô vàn cơ hội trong quá trình tìm kiếm các hành tinh khác thích hợp cho sự sống phát triển trong vũ trụ.

    Tinh vân Orion

    Gần đây, một chòm sao trong dải Ngân Hà đã được nghiên cứu như là một nơi có thể chứa sự sống. Tháng 5/2010, đài quan sát Herschel của Cơ quan Vũ trụ châu Âu cho biết tinh vân Orion, cách trái đất 1.500 năm ánh sáng và nằm ở phía nam vành đai Orion, có biểu hiện chứa các chất hữu cơ phù hợp cho sự sống tồn tại.


    Qua các dữ liệu kính thiên văn thu thập được, các nhà thiên văn học đã tìm ra những phân tử duy trì sự sống như nước, carbon monoxide (CO), formaldehyde (HCHO), methanol (HC3OH), dimethyl ether (CH3OCH3), hydrogen cyanide (HCN), sulfur oxide và sulfur dioxide (SO2).

    Những hành tinh gần ngôi sao khổng lồ đỏ

    Năm 2005, một nhóm chuyên gia thiên văn quốc tế đã phát hiện thấy nguồn nhiệt phát ra từ những ngôi sao khổng lồ đỏ sắp chết có thể đem lại sự sống cho các hành tinh băng giá. Họ tin rằng sao khổng lồ đỏ hấp hối cũng có thể tạo ra môi trường thích hợp cho sự sống.



    Một ngôi sao khổng lồ đỏ đang hấp hối. Ảnh: Discovery Địa cầu là nơi lý tưởng cho sự sống bởi vị trí của nó. Trái đất không quá xa và cũng chẳng quá gần Mặt trời. Nếu quá gần thì nước trên hành tinh của chúng ta sẽ bốc hơi hết, còn nếu quá xa thì trái đất sẽ là một nơi lạnh giá khắc nghiệt khiến nước chỉ có thể tồn tại ở dạng băng. Trong khi đó nước ở dạng lỏng là nguyên liệu cực kỳ cần thiết đối với sự sống.

    Trước khi một ngôi sao khổng lồ đỏ chết đi, nó bùng nổ thành một khối đỏ khổng lồ, nhanh chóng gia tăng kích cỡ và độ sáng. Nó phóng ra ngoài không gian những phóng xạ có thể làm một hành tinh ấm lên. Nếu những tia sáng từ một ngôi sao như vậy chạm tới bề mặt của những hành tinh băng giá thì bề mặt đóng băng của chúng sẽ tan chảy thành thể lỏng, tạo cơ sở cho sự sống hình thành.

    Những nơi chưa được khám phá trong vũ trụ


    Vũ trụ là một vùng không gian rộng lớn vô cùng chứa vô số hành tinh, ngôi sao, tinh vân, khí và bụi. Chúng ta không thể khám phá được toàn bộ vũ trụ. Vì vậy, sự sống có thể tồn tại ở một nơi nào đó mà ta chưa tìm ra.

    Quan điểm lâu nay cho rằng sự sống phải được hình thành từ các amino axit và cần có nước mới có thể tồn tại. Nhưng “ông hoàng vật lý” Stephen Hawking (Anh) khẳng định sự sống có thể tồn tại theo những cách ta không thể tưởng tượng được, đó là sự sống không dựa trên cơ cở cacbon. Trong trường hợp đó, có thể sự sống đã được tìm ra và bị bỏ qua vì chúng ta mới chỉ tìm kiếm những dạng sống giống như sinh vật trên Trái đất.

    Tổng hợp

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Toàn thấy nói về các hành tinh có các yếu tố của sự sông, chúng ta đã tìm ra đc hành tinh nà có khả năng tồn tại nên văn mnih khác chưa các pro :S

  4. #4
    Cho đến bây giờ thì có thể nói là chưa. (Hoặc một số nước tìm thấy rồi mà coi đó là bí mật quốc gia thì mình cũng chịu :d). Bạn có thể tìm xem một số phim tài liệu như "Are we alone in the universe?". Mình thấy nó rất thú vị và nói khá chi tiết về vấn đề này[IMG]images/smilies/1.gif[/IMG].

  5. #5
    Từ trước đến nay chúng ta vẫn chỉ tập trung vào tìm kiếm những nơi có điều kiện để tồn tại sự sống giống như trên trái đất.Tuy nhiên có thể có những dạng sống khác hoàn toàn với chúng ta.Ví dụ có thể không dựa trên hợp chất của cacbon mà là silic,không dùng nước mà dùng metan ở thể lỏng...Như vậy thì sự sống có thể tồn tại ở những nơi mà chúng ta cho rằng không thể.Với số lượng cực lớn các sao trong vũ trụ,trải qua hàng tỉ năm từ vụ nổ lớn,thì chẳng có lý do gì lại không có rất nhiều hệ mặt trời như của chúng ta cả.


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Yêu cầu khi mua kệ để hàng công nghiệp giúp ích gì cho người dùng
    Bởi phuonganh2012 trong diễn đàn Tin tức thiên văn học
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 14-12-2017, 05:04 PM
  2. Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 05-02-2012, 11:27 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •