Bảng "Sao Kim" của vua Ammizaduga
Bản quyền: NASA Goddard Space Flight Center Sun-Earth Day
Việc Sao Kim đi qua mặt trời xảy ra khi hành tinh này đi qua đĩa mặt trời, nhìn từ Trái Đất. Trong bộ sưu tập này, chúng ta sẽ nhìn Sao Kim đi qua mặt trời theo hành trình lịch sử. Tấm bảng Babylon cổ "sao kim' của Ammizaduga (hình trên) ẩn chứa thông tin về sự di chuyển của Sao Kim nhưng không đề cập đến việc đi qua mặt trời, mặc dù người Babylon có cơ hội được nhìn thấy nó vào năm 1512, 1520, và 1641.

Montezuma
Bản quyền: NASA Goddard Space Flight Center Sun-Earth Day
Liệu Montezuma, người lãnh đạo Aztec vĩ đại, có thể nhìn thấy Sao Kim đi qua mặt trời vào năm 1518 AD? Có thể ông nhìn thấy vào lúc hoàng hôn. Tại bảo tàng Anh, 1 bức tượng bằng ngọc bích của Thần Quetzalcoatl, liên quan đến Sao Kim, đeo mặt trời như 1 đồ trang trí, có thể tạo nên 1 sự kiện hiếm có

Bản vẽ Sao KIm của Galileo
Bản quyền: NASA Goddard Space Flight Center Sun-Earth Day
Khoảng năm 1610, Galileo khám phá ra rằng Sao Kim có pha tương tự mặt trăng. Những pha này chỉ có thể xảy ra nếu Sao Kim quay quanh mặt trời, vì thế hành tinh này đã giúp khẳng định thuyết nhật tâm của hệ mặt trời phát triển bởi Copernicus.

Johannes Kepler
Bản quyền: NASA Goddard Space Flight Center Sun-Earth Day
Johannes Kepler phân tích dữ liệu thiên văn của Tycho Brahe, và tạo nên công thức 3 định luật quan trọng trong sự chuyển động của các hành tinh. Ông dự đoán việc Sao Kim đi qua mặt trời vào năm 1631, cho dù không thể chứng kiến nó vì ông đã mất vào năm 1630.

Jeremiah Horrocks
Bản quyền: NASA Goddard Space Flight Center Sun-Earth Day
Nhà thiên văn học người Anh Jeremiah Horrocks được coi như người đầu tiên chứng kiến sao Kim đi qua mặt trời. Ông kêt luận rằng thông tin lúc đó về vị trí của hành tinh là không đúng, vì thế ông tập hợp dữ liệu của riêng mình và cho phép ông dự đoán chính xác việc sao kim đi qua mặt trời vào năm 1639 (mà Kepler không nhìn thấy trước được).

Bản vẽ hiện tượng giọt nước đen của Torben Bergman
Bản quyền : NASA Goddard Space Flight Center Sun-Earth Day
Vào 5/6//1761 Sao kim đi qua mặt trời được quan sát bởi 176 nhà khoa học trên khắp thế giới. Nhà thiên văn học Nga Mikhail Lomonosov chú ý đến quầng sáng bao quanh đĩa mặt trăng khi nó đi đến cạnh của mặt trời, và suy ra rằng, sao kim phải có khí quyển. Trên đây là các bản vẽ sao kim và "hiệm tượng giọt nước đen" của Torben Bergman, được khám phá ra sau đó là do hiện tượng hình ảnh bị mờ đi và rìa mặt trời sau đó bị tối đi.

Bản phác thảo khí quyển Sao KIm của Lomonosov
Bản quyền: NASA Goddard Space Flight Center Sun-Earth Day
Khí quyển của sao kim được nhìn thấy suốt cuộc đi qua mặt trời vào năm 1761 đã được phác họa lại bởi nhà thiên văn học người Nga Lomonosov. Đây là khí quyển được vẽ như hình chiếc nhẫn trong ảnh 6 và 7.

Bản phác thảo sao kim đi qua mặt trời vào năm 1761 của James Ferguson
Bản quyền: NASA Goddard Space Flight Center Sun-Earth Day
Bản phác thảo của James Ferguson khi sao kim đi qua đĩa mặt trời vào 6/6/1761 nhấn mạnh mặt kỹ thuật khô khan của sự kiện.

TRanh biếm họa Pháp về sự kiện
Bản quyền: NASA Goddard Space Flight Center Sun-Earth Day
Sự kiện sao kim qua mặt trời 3/6/1769 dẫn đến sự xuất hiện của 400 ấn bản. Benjamin Franklin quan sát nó ở Mỹ, và những người khám phá Mason và Dixon tại Mũi Hảo Vọng cũng vậy. Nhiều cuộc viễn chinh đã được thực hiện để quan sát sự kiện này.

Trang đầu tiên của tờ báo về sao kim đi qua mặt trời bởi Benjamin Franklin
Bản quyền: NASA Goddard Space Flight Center Sun-Earth Day
Benjamin Franklin của Hội đồng lục địa Mỹ tài trợ cho ấn bản những đo đạc của sự kiện sao kim vào năm 1769 viết bởi Biddle và Bayley. Hình ảnh này cho thấy trang đầu tiên của tờ báo của nhà xuất bản Anh, Sự chuyển tiếp triết học hội Hoàng gia.

Dấu kỷ niệm sự kiện viễn chinh đến sự kiện sao kim của Cook.
Bản quyền: NASA Goddard Space Flight Center Sun-Earth Day
Thuyền trưởng Cook có lẽ được coi là người thám hiểm nổi tiếng nhất để quan sát sự kiện sao kim đi qua mặt trời vào 3/6/1769. Trên tàu H.M.S. Endeavor, ông và đoàn đã đến Tahiti, nơi đài thiên văn được dựng lên ở điểm cao nhất được gọi là "điểm sao kim " cho đến tân hôm nay. Cuộc viễn chinh của các nhà thiên văn khiến sự đo đạc thành công và hiệu ứng giọt nước đen đã được nghiên cứu cẩn thận.

Bản phác thảo Sao kim đi qua mặt trời năm 1769
Bản quyền: NASA Goddard Space Flight Center Sun-Earth Day
TRước sự kiện ngày 8/12/1874, nhiếp ảnh đã được phát minh, và hàng trăm nhiếp ảnh gia đã chụp lại sự kiện, cho dù chỉ có 1 số ít là hữu ích cho các nhà khoa học. Hơn $1 triệu đã bị tiêu tốn trên toàn thế giới cho sự quan sát này. Bản phác thảo ở đây là khi sự kiện ở London.

Cuộc viễn chinh của sao kim qua mặt trời năm 1874
Bản quyền: NASA Goddard Space Flight Center Sun-Earth Day
Đài quan sát Navel cuả Mỹ thực hiện sự kiện trên đất thuộc USNO. Giáo sư Simon Newcomb, giám đốc của USNO, ngồi trước. Tính toán của Newcomb về khoảng cách Trái Đất-mặt trời sử dụng dữ liệu của sự kiện cộng với tính toán của Joseph Harkness để được thế giới chấp nhận, cho dù vậy, có lẽ danh tiếng của Newcomb có ảnh hưởng đến quyết định này.

Cuộc diễu hành của Sao kim đi qua mặt trời của John Philip Sousa
Bản quyền: NASA Goddard Space Flight Center Sun-Earth Day
Nhà soạn nhạc Composer John Philip Sousa có hứng thú với sự kiện sao kim đi qua mặt trời vào năm 1882. Suốt năm 1882-3, ông tạo nên bản nhạc "Cuộc diễu hành của Sao kim đi qua mặt trời." Viện Smithsonian giao cho Sousa soạn 1 bản nhạc để tôn vinh nhà vật lý người mỹ Giáo sư Joseph Henry, vì thế bản hùng ca không đặc biệt được tạo ra để kỷ niệm sự kiện sao kim.

Sao KIm đi qua mặt trời năm 1882
Bản quyền: NASA Goddard Space Flight Center Sun-Earth Day
Sự kiện 6/12/1882 của sao kim tạo nên 1 cơn sốt lớn ở khắp nơi. Kính ám khói và các kính thiên văn nghiệp dư được đem sử dụng đầy ắp. Một trong những bức ảnh đầu tiên của sự kiện 1882 ở trên.

William Harkness
Bản quyền: NASA Goddard Space Flight Center Sun-Earth Day
Nhà thiên văn học William Harkness đã sử dụng dữ liệu từ năm 1882 về sao kim đi qua mặt trời để xác định khoảng cách mặt trời. Giá trị thu được là 92,797,000 dặm, với sai số 59,700 dặm. Tuy nhiên, tính toán của ông không được chấp nhận bởi cộng đồng thiên văn thế giới, họ thay vào đó dùng thông số của Simon Newcomb. Harkness, cho dù vậy, nhìn xa hơn, đã nói rằng "Sẽ không còn sự kiện sao kim đi qua mặt trời nào nữa cho đến tận thế kỉ 21 của thời chúng ta trên Trái đất, và Hoa tháng 6 sẽ nở vào năm 2004. Khi sự kiện xảy ra trong sự thức tỉnh của các thế hệ và hoạt động khoa học kỳ thú sẽ dẫn dắt tri thức chúng ta hiện nay mới chỉ là sự bắt đầu. Chuyện gì sẽ xảy ra với giới khoa học khi sự kiện tiếp theo xảy đến, chỉ có Chúa mới biết."

Nguồn: http://www.space.com/15816-venus-tra...ry-images.html