Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 123 1231151101 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 1230
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    - Tại sao đôi khi chúng ta nhìn thấy mặt trăng vào ban ngày, nhất là lúc sáng sớm hoặc chiều muộn?
    - Thế nào được gọi là ngôi sao? Có phải mặt trời cũng là một ngôi sao? nhưng tại sao mặt trăng lại không phải?
    - Tại sao cầu vồng cong chứ không thẳng?
    - Có những loại hố đen nào? Các nhà thiên văn học quan sát hố đen như thế nào? Những vật bị hố đen trong vũ trụ hút đã đi đâu?

  2. #2
    - Tại sao đôi khi chúng ta nhìn thấy mặt trăng vào ban ngày, nhất là lúc sáng sớm hoặc chiều muộn?
    câu này đơn giản. Khi đó mặt trời vừa lặn (mọc) thì mặt trằng lại vừa mọc (lặn). nhìn chung ba tên mặt trời, trái đất, mặt trăng gần thẳng hàng với nhau. (gần đầu tháng hoặc cuối tháng)
    - Thế nào được gọi là ngôi sao? Có phải mặt trời cũng là một ngôi sao? nhưng tại sao mặt trăng lại không phải?
    Ngôi sao là những đối vật thể trong không gian có thể tự phát sáng. câu hỏi còn lại không phải trả lời. hehe
    - Tại sao cầu vồng cong chứ không thẳng?
    Cầu vồng cong vì mặt trời hình cầu, hixhix
    - Có những loại hố đen nào? Các nhà thiên văn học quan sát hố đen như thế nào? Những vật bị hố đen trong vũ trụ hút đã đi đâu?
    Có nhiều loại hố đen, như hố đen loại nhỏ (small) loại trung bình (normal) loại lớn (big) và loại siêu lớn (super massive blackhole)... Các nhà thiên văn học quan sát hố đen thông qua các tia phát xạ (X, gama) phát ra do chuyển động cực nhanh xung quanh vùng biên hố đen phát ra. Vật chất sau khi vào hố đen sẽ đi đến nhà hoá thân hoàn vũ aaccc chẳng bít có phải không nữa
    Note: bài viết này chỉ có tính chất tham khảo, ^_^

  3. #3
    Chẹp, câu 1 phải là lúc đó ánh sáng Mặt Trời đủ yếu để Mặt Trăng đủ sáng cho chúng ta nhìn thấy chứ.[IMG]images/smilies/37.gif[/IMG]
    Khánh từ từ cho các bạn trả lời. Đáp án dài dòng thế kia anh cũng thấy hãi.[IMG]images/smilies/17.gif[/IMG]s

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    thế hì mọi người tiếp tục đưa ra câu trả lời của mình đi! sau đấy sẽ có thêm các câu khác! [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Thế còn loại lỗ đen nguyên thủy thì cho vào đâu hả bác? [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Carman trả lời nghe rất logic nhưng chẳng biện chứng gì với nhau cả "logic biện chứng" có phải thi lại không em? :d
    Thực ra khi ánh sáng mặt trời bị một loạt các tán sắc bởi các giọt nước trong không khí (thời tiết phải có mưa ở vùng đối diện với mặt trời thì mới có thể thấy được cầu vồng) thì chỉ có những ánh sáng đến theo hướng từ vùng biên của mặt trời mới cho ta cảm giác tán sắc cảm nhận bằng mắt là các màu của rainbow. Các phần bên trong do bị xếp chồng quang phổ nên chúng vẫn là ánh sáng trắng (Cái này cũng giống như nếu bạn dùng một lăng kính tương đối dài để tán sắc ánh sáng thì chỉ có vùng rìa của chùm sáng ló ra là có mầu cầu vồng thui. Phần ở giữa vẫn màu trắng). Hiển nhiên vùng biên đó của mặt trời có hình tròn nên cầu vồng cũng có hình tròn. Nếu một ngày mặt trời hình trái tim, anh tin cầu vồng cũng sẽ có hình trái tim [IMG]images/smilies/79.gif[/IMG]

  7. #7
    Lỗ đen nguyên thuỷ cho đăng ký hộ khẩu thường trú vào Thuỷ Nguyên - Hải Phòng. Đồ cổ lâu quá rùi nên anh quên mất, không nhớ nổi!

  8. #8
    cầu vồng cong là vì : mặt trời hình tròn , mặt trăng cũng hình tròn , trái đất cũng tròn . mà cầu vồng chỉ có trên trái đất là đẹp nhất . Từ đó suy ra cầu vồng cong là đúng rồi !!!

  9. #9
    đào lại topic này!
    Hôm trước có 1 bạn gửi 3 câu hỏi về nhờ trả lời và khánh đã trả lời nhưng vẫn post lên đây cho mọi người giải thích vì sao:

    Tôi có một số thắc mắc này mong bạn giải đáp giúp.
    1/Tại sao khi con tàu vũ trụ phóng ra khỏi bầu khí quyển của trái đất thì không bốc cháy, mà khi trở về bầu khí quyển thì lại bốc cháy? (giống như trường hợp thiên thạch, trong khi vận tốc thoát ra khỏi bầu khí quyển chắc phải lớn hơn khi bay trở lại ?)
    2/ Bầu khí quyển có đồng nhất với khoảng cách giới hạn trường hấp dẫn của trái đất không? Giới hạn đó là khoảng bao nhiêu km vậy.
    3/ Giả sử tôi có một khẩu súng đại bác có thể bắn xa >200km, đầu đạn có tên lửa điều khiển và có vỏ bọc chịu được sự bốc cháy khi vào bầu khí quyển. Nếu tôi bắn viên đạn ra không gian (nhưng vừa đủ gần trái đất), khi đã vào vùng vô trọng lực, viên đạn sẽ tự động kích hoạt tên lửa điều khiển đi ngang, đến một vị trí tương ứng trên mặt đất thì sẽ quay đầu bay vào trái đất. Như vậy phải chăng đầu đạn đại bác chỉ là một cục sắt không có thuốc nổ (với giả dụ là có vỏ bọc an toàn) với thế năng của nó cũng đủ tạo ra một vụ nổ lớn hơn cả sức nổ của thuốc nổ mà nó có thể chứa đựng? Vế mặt lý thuyết có thể xảy ra điều đó không? Nếu có thì chỉ cần có khẩu đại bác như nói ở trên là đủ phải không bạn?
    Thân ái chào bạn
    Lê Thương

  10. #10
    ủa tên lửa bay ra ngoài có tốc độ lớn hơn cả khi nó rơi tự do xuống trái đất sao o.0


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Gặp gỡ những tiềm năng trẻ của thiên văn học Việt Nam
    Bởi taibl89 trong diễn đàn Tin báo chí
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 03-03-2017, 01:17 PM
  2. Ảnh thiên văn ngày 30/03/2014: Thiên hà Vòng hoa
    Bởi thambt029 trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 01-04-2014, 08:14 AM
  3. Ảnh thiên văn ngày 09/02/2014: Thiên hà Con Nòng Nọc
    Bởi ChinhHellyBtt trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 11-02-2014, 04:03 AM
  4. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 03-08-2013, 04:35 AM
  5. Kho phim về thiên nhiên thiên văn mới được up
    Bởi seller79 trong diễn đàn Phim thiên văn
    Trả lời: 1229
    Bài viết cuối: 12-01-2011, 07:39 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •