Danh nhân các triều đại Trung Quốc—Quách Thủ Kính

Trung Quốc từ xưa đã là một nước lớn về nông nghiệp. Do sản xuất nông nghiệp liên quan chặt chẽ với thời tiết, nên Thiên văn học thời cổ Trung Quốc cũng rất phát triển. Quách Thủ Kính, nhà Thiên văn học nổi tiếng Trung Quốc thế kỷ 13 ấn định lịch pháp (cách tính lịch), tính ra một năm là 365,2425 ngày, chỉ kém 26 giây so với thời gian trái đất xoay quanh mặt trời một vòng, sớm gần 300 năm so với sự xuất hiện của dương lịch hiện này.



Quách Thủ Kính (1231-1316) là người Hình Đài tỉnh Hà Bắc, là nhà khoa học thời Nguyên. Ông tinh thông đủ các môn thiên văn" số học, thủy lợi, chính ông chủ trì việc đào sông Thông Huệ, chẳng những làm cho giao thông tiện lợi mà còn giải quyết được vấn đề nước sinh hoạt cho Đại Đô (tức Bắc Kinh ngày nay). Ông lại là người chế tạo ra dụng cụ thiển văn và biên soạn ra lịch "Thụ Thời" là bộ lịch được sử dụng lâu nhất Trung Hoa cổ.

Khi Quách Thủ Kính còn rất nhỏ, cha cậu qua đời. Cậu sống với ông nội là Quách Vinh, vốn là một nhà khoa học nghiên cứu sâu về thiên văn, số học và thủy lợi, đồng thời là một người học vấn cao. Từ nhỏ, cậu bé Quách Thủ Kính đã thích nghê ông nội giảng giải về khoa học nói chungg và thiên văn nói riêng. Cậu thường dùng ống trúc để chế thành kính thiên văn (thô sơ). Quách Thủ Kính có hứng thú nồng nàn đối với Thiên văn học đã nhận được sự đánh giá cao của người đồng hương Lưu Bỉnh Trung, học giả nổi tiếng lúc đó, và được ông Lưu Bỉnh Trung nhận là học trò. Năm cậu 15 tuổi, có lần cậu nhìn thấy một bức họa, trong một cuốn sách vẽ một cái đồng hồ hình hoa sen. Đó là một phát minh của một vị khoa học gia thời Bắc Tống 200 năm trước dùng để đo thời gian, vì phát minh đó thất truyền quá lâu nên chẳng ai nhìn họa đồ mà hiểu được nguyên lý vận hành, Quách Thủ Kính quyết tâm tìm hiểu ra đó là cái gì. Thời đó, dùng nước trong bình chảy tính thời gian rất dễ sai vì nước chảy phải quân bình nếu không sẽ tính thời giờ không đúng (nước đựng trong bình dưới đáy có đục một lỗ nhỏ cho chảy dần xuống). Qua một thời gian mày mò chế tạo, cuối cùng ông cũng hoàn thành cái đồng hồ trong bức họa kia.

Sau đó, ông Lưu Bỉnh Trung nhậm chức quan quan trọng ở triều đình trong thời gian dài, điều này khiến Quách Thủ Kính có cơ hội tham gia công việc ấn định lịch pháp của hoàng gia.

Trong thời cổ Trung Quốc, nhà vua được gọi là "Thiên tử", tức là "con trai của trời", ấn định và ban bố lịch pháp luôn thuộc một trong những đặc quyền của nhà vua, nhà vua thông qua lịch pháp để đưa sản xuất nông nghiệp và lễ nghi phong tục và ngày lễ vào nền nếp. Năm 1276, nhà Nguyên do dân tộc Mông Cổ dựng lập lật đổ nhà Tống, thống nhất thiên hạ. Vua lập ra triều đình nhà Nguyên Hốt Tất Liệt ra lệnh mở cơ quan chuyên môn, tập trung các nhà thiên văn học và nhân viên làm lịch pháp ưu tú toàn quốc, ấn định lịch pháp mới cho vương triều mới. Ông Quách Thủ Kính là một thành viên chính trong đó. Năm ấy, ông 47 tuổi. Đương thời đang sử dụng loại lịch Đại Minh có nhiều chỗ sai lầm. Quách Thủ Kính đã nói với mọi người:

- Từ xưa đến nay muốn định lịch pháp là phải đo lường thiên thể, muốn đó lường thiên thể chính xác phải có dụng cụ, dụng cụ của chúng ta hiện nay đã quá cũ làm sao có thể đo lường chính xác được ? Nếu vậy, biên soạn lịch pháp sẽ thế nào ?

Sau đó, ông chỉ đạo mọi người đêm ngày chế tạo ra dụng cụ thiên văn, suốt 3 năm trời họ chế tạo mấy chục dụng cụ, cái thì để đo vị trí các ngôi sao, cái thì để đo bóng mặt trời, có cái lại nhìn được những ngôi sao xa tít trong bầu trời đêm. Đó là những dụng cụ thiên văn tiên tiến nhất thế giới hồi đó.

----------------------------------------------------

Lịch pháp của Trung Quốc có lịch sử lâu đời. Thế kỷ 1 công nguyên, học giả Lưu Hâm ấn định "Tam Thống Lịch Phổ", được coi là hình mẫu bước đầu của lịch thiên văn sớm nhất trên thế giới. Tuy được nhiều triều đại sửa đổi nhiều lần, lịch pháp trước nhà Nguyên vẫn khư khư giữ khuôn phép cũ. Ông Quách Thủ Kính nhận nhiệm vụ ấn định lại lịch pháp cho rằng, chỉ có quan trắc tỷ mỉ lại hiện tượng thiên văn, mới có thể ấn định ra lịch pháp tương đối chuẩn xác. Ông bèn tự chế tạo 13 máy móc thiên văn. Trong đó, máy "Giản Nghi" có thể dùng để quan trắc mặt trời, mặt trăng, và các vị sao trên không một cách rõ ràng. Sau khi chế tạo thành công máy móc, ông Quách Thủ Kính đề nghị tiến hành quan trắc tại các khu vực có vĩ độ khác nhau ở toàn quốc. Triều đình nhà Nguyên chấp nhận đề nghị của ông, và cử quan chức phối hợp ông xây dựng 27 trạm quan trắc trên toàn quốc, đồng thời bắt đầu quan trắc hiện tượng thiên văn. Căn cứ kết quả quan trắc, các nhà Thiên văn học do ông Quách Thủ Kính dẫn đầu mất 4 năm tính tỷ mỉ, đến năm 1280 công nguyên, họ ấn định ra "Thụ Thời Lịch", một lịch pháp mới.

Chỗ khác giữa "Thụ Thời Lịch" và các lịch pháp trước kia là "Thụ Thời Lịch" trước tiên coi ngày Đông Chí là khởi điểm tính toán các con số thiên văn, như vậy đã nâng cao rõ rệt độ chuẩn xác của các con số. Theo tính toán của "Thụ Thời Lịch", một năm có 365,2425 ngày, chỉ kém 26 giây so với thời gian trái đất xoay quanh mặt trời một vòng. Con số này giống một chu kỳ của lịch Gregorian hiện thông dụng trên thế giới, nhưng thời gian ra đời của nó sớm 300 năm so với lịch Gregorian. "Thụ Thời Lịch" cũng dự đoán rất chuẩn xác thời gian xẩy ra Nhật thực và Nguyệt thực.

Sự ấn định "Thụ Thời Lịch" đã đưa sự phát triển của Thiên văn học thời cổ Trung Quốc lên một đỉnh cao. Nó là lịch pháp tiên tiến nhất thời cổ Trung Quốc, được sử dụng hơn 360 năm. Không chỉ như vậy, "Thụ Thời Lịch" còn được truyền sang Triều Tiên và Nhật, được nhân dân địa phương chấp nhận và sử dụng.

Ngoài các thành tựu về Thiên văn học, ông Quách Thủ Kính cũng là chuyên gia về toán học và công trình thủy lợi. Ông sáng tạo một biện pháp tính toán để tính hình tam giác mặt cầu, thành tựu này cũng sớm hơn người phương Tây. Năm 1291 công nguyên, Quách Thủ Kính 60 tuổi phụ trách công trình sông đào từ Đại Đô (Bắc Kinh hiện nay) đến Thông Châu, chỉ mất 1 năm rưỡi, một con sông đào dài hơn 80 cây số và toàn bộ công trình đồng bộ đã khánh thành. Đó là sông Thông Huệ sử dụng đến nay. Việc đào thành công sông Thông Huệ đã thúc đẩy mạnh mẽ sự trao đổi hàng hóa giữa hai miền nam bắc, có lợi cho đời sống của nhân dân.

Quách Thủ Kính hưởng thọ 86 tuổi, suốt cuộc đời ông làm công tác nghiên cứu khoa học, đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của sự nghiệp khoa học thời cổ Trung Quốc. Để kỷ niệm công lao của ông, tổ chức quốc tế hữu quan đặt tên "Núi hình khuyên Quách Thủ Kính" cho một núi hình khuyên ở mặt trái của mặt trăng, đặt tên "Hành tinh nhỏ Quách Thủ Kính" cho hành tinh nhỏ số 2012.


(st)

Tham khảo: http://www.phiem-dam.com/1danhnhan6.htm