Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Sự thật về cuộc đời của 'ông hoàng vật lý' Stephen Hawking


    Nếu bạn quan tâm một chút đến vật lý và vũ trụ thì Stephen Hawking là cái tên bạn không thể không biết. Ông được mệnh danh là ông hoàng vật lý lý thuyết của thế giới, là tác giả cuốn “Lược sử thời gian” bán rất chạy. Thậm chí nếu bạn là fan của “The Simpsons”, “Star Trek” thì bạn sẽ bắt gặp hình tượng của ông được chuyển thể trong những bộ phim này. Cuộc đời của ông gắn với những phát kiến vĩ đại, với nghị lực chống chọi lại căn bệnh quái ác. Trong bài viết này, hãy cùng Genk tìm hiểu về những điều thú vị trong cuộc đời của Hawking mà có thể bạn chưa biết.

    10. Lực học trung bình trên lớp

    Chúng ta đều thấy rằng Hawking có một trí tuệ tuyệt vời, chỉ số IQ lên tới 160 (bằng với thiên tài Albert Einstein). Chỉ có một phần rất nhỏ dân số đạt được mức IQ này. Tuy nhiên nếu biết đến quãng thời gian đi học của ông thì có thể bạn sẽ ngạc nhiên.



    Thực tế rằng khi 9 tuổi, kết quả học tập của ông chỉ đứng ở phần cuối lớp. Lên các lớp trên có sự tiến bộ hơn nhưng không nhiều. Vấn đề không nằm ở trí tuệ mà có vẻ do sự trễ nải của ông.

    Không thực sự tập trung vào học tập nhưng ngay từ bé ông đã quan tâm đến cách mà mọi công cụ hoạt động. Ông thường xuyên mày mò tháo rời radio, đồn hồ để nghiên cứu những bộ phận nhỏ. Thú vị là ông thừa nhân mình không giỏi trong việc đưa chúng về trạng thái ban đầu. Và mặc dù điểm số không tốt nhưng cả giáo viên và bạn bè đều thấy được tố chất thiên tài của ông. Biệt danh của ông ở trường là “Einstein”. Cha ông muốn cho ông vào học ở Oxford nhưng không có học bổng và điểm số thì lại quá bình thường. Cuối cùng thì ông cũng được nhận bởi điểm số tuyệt vời trong bài kiểm tra vật lý.

    9. Không thích lĩnh vực sinh vật học

    Cha của Stephen Hawking – một dược sĩ đã từng có mong muốn ông sẽ đi theo con đường nghiên cứu y học. Tiếc rằng, ở trường đại học, ông lại tỏ ra thích thú với chuyên ngành sinh học. Ông không quan tâm nhiều đến sinh học hay y khoa, ông cảm thấy nó “không chính xác và quá đi vào mô tả”. Và ông đã tập trung cho lĩnh vực phù hợp với tư tưởng của mình hơn.



    Xảy ra một vấn đề là đại học Oxford của ông không đi sâu nhiều trong lĩnh vực toán học nên ông đã chuyển sang ngành vật lý. Với chuyên ngành này, Hawking cũng có sự đào sâu vào nghiên cứu vật lý vũ trụ dù ngành này chưa thực sự được công nhận trong thời điểm đó. Sau khi nhân được bằng tốt nghiệp xuất sắc ở Oxford, ông chuyển đến Đại học Cambridge để tiếp tục theo đuổi luận án tiến sỹ về vũ trụ học.

    8. Đã từng ở trong đội tuyển Rowing của Oxford


    Trong những trang viết của mình, nhà viết tiểu sử Kristine Larsen đã đề cập đến những khó khăn mà Hawking phải đối mặt trong quãng thời gian đầu đại học. Một trong số đó là sự cô đơn và chưa hòa nhập được. Và để thoát ra tình trạng đó, ông đã tham gia vào đội Rowing (chèo thuyền) của trường.



    Sự việc này diễn ra trước khi ông bị chẩn đoán mắc căn bệnh quái ác. Nhưng từ bé đến quãng thời gian đại học ông cũng chưa bao giờ thực sự tham gia một môn thể thao nào. Có thể vì ông không thích và một phần cũng do ngoại hình bé nhỏ của mình. Tuy nhiên, đội Rowing lại cần một vị trí dẫn đầu (coxswains), có nhiệm vụ kiểm soát, chỉ đạo và ông đã được nhận.

    Ở môi trường đại học, thể thao rất phát triển và chiếm một tầm ảnh hưởng khá lớn. Trong vai trò của mình, đã có nhiều người nhớ đến Hawking và đồng đội thường nhắc đến ông như một người “thích phiêu lưu mạo hiểm”. Tuy nhiên việc tham gia cũng làm ảnh hưởng đến việc học tập của ông không ít khi hải sử dụng đến 6 buổi chiều mỗi tuần cho việc tập luyện.

    7. Biết mình chỉ còn sống được vài năm khi ở tuổi 21


    Sau khi tốt nghiệp, Hawking bắt đầu làm luận án, thời gian này ông bắt đầu gặp một số triệu chứng như hay vấp ngã, khó cử động. Gia đình đã nhận thấy điều đó khi ông về thăm nhà vào dịp Giáng Sinh. Sau đó ông đã được đưa đến bác sĩ.



    Trong thời gian chờ đợi kết quả, ông đã gặp vợ tương lai của mình – Jane Wilde. Cô gái ngay lập tức đã bị thu hút bởi tính độc lập và hài hước của chàng trai. Họ bắt đầu hẹn hò.

    Bước qua tuổi 21, Hawking nhận được kết quả rằng ông mắc một loại bệnh vô phương cứu chữa. Đó là Bệnh xơ cột bên teo cơ còn được gọi là bệnh Lou Gehrig (ASL). Triệu chứng của bệnh là 4 cơ bị teo và mất đi sức lực, có lúc bệnh còn tái phát ở miệng và vùng họng. Cơ thịt của những người bị bệnh sẽ dần dần mất đi sức lực và có thể dẫn đến bị liệt, khả năng nói, nuốt và hô hấp cũng yếu đi đến khi không còn khả năng hô hấp dẫn đến chết. Ông được chẩn đoán là chỉ sống thêm được vài năm nữa và sẽ không thể hoàn thành được luận án tiến sĩ.

    Đây là một cú shock quá lớn với một chàng trai đầy nhiệt huyết và tham vọng như Hawking. Ông đã suy sụp trong một thời gian, nhưng khi nhìn thấy một cậu bé chết vì ung thư máu trong bệnh viện ông đã nhận ra rằng còn nhiều người kém may mắn hơn mình. Chàng trai trẻ đã lấy lại sự lạc quan, ông tiếp tục hẹn hò với Jane và họ đã nhanh chóng đính hôn. Đối với Hawking, đây chính là động lực lớn nhất để tiếp tục sống.

    6. Góp phần tạo ra lý thuyết vũ trụ vô biên

    Một trong những thành tựu lớn nhất mà Hawking đạt được trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của mình là việc góp phần chứng minh lý thuyết vũ trụ vô biên nhưng lại hữu hạn trong không thời gian. Ông đã chứng minh được điều này vào năm 1983.



    Cùng với cộng sự của mình là Jim Hartle, Stephen Hawking đã kết hợp các khái niệm lượng tử cơ học, dao động lượng tử, biến động vi mô để chứng minh rằng vũ trụ là một thực thể vô biên. Giải thích về khái niệm này, ông so sánh vũ trụ có hình dạng giống như một quả bóng trên phương diện về diện tích, nếu đo diện tích bề mặt quả bóng thì ta sẽ có số đo cụ thể, nhưng chúng ta không xác định một biên nào trên bề mặt của quả bóng đó vì mọi điểm trên quả bóng đó đều y hệt như nhau. Tuy nhiên một trong những khác biệt là bề mặt trái đất hai chiều trong khi vũ trụ là bốn chiều (bản thân trái đất là ba chiều nhưng bề mặt hai chiều).

    Ông còn đặt ra nhiều vấn đề về không thời gian, nhiều vấn đề chưa có lời giải đáp chính xác hoặc sự chứng minh xác đáng vì vũ trụ còn nhiều bí ẩn chưa được khám phá. Tuy nhiên, những suy luận của ông đã tạo ra những hướng mới trong công cuộc nghiên cứu vũ trụ.

    Còn tiếp ...

    Theo Genk.vn (dịch từ howstuffworks)

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Đồng chí chưa post hết mình xin post bổ sung nốt [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

    5. Thua trong vụ cá cược về hố đen

    Năm 1997, Hawking cùng một đồng nghiệp đã có những tranh cãi về một lý thuyết hố đen. Tuy nhiên vào năm 2004, nhà vật lý thiên tài đã phải thừa nhận rằng mình sai.


    Hố đen là một vùng trong không gian có trường hấp dẫn lớn đến mức lực hấp dẫn của nó không để cho bất cứ một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng thoát ra khỏi mặt biên của nó, trừ khả năng thất thoát vật chất khỏi lỗ đen nhờ hiệu ứng đường hầm lượng tử. Vật chất muốn thoát khỏi lỗ đen phải có vận tốc thoát lớn hơn vận tốc ánh sáng trong chân không, mà điều đó không thể xảy ra trong khuôn khổ của lý thuyết tương đối, ở đó vận tốc ánh sáng trong chân không là vận tốc giới hạn lớn nhất có thể đạt được của mọi dạng vật chất.

    Hawking phỏng đoán rằng sau khi hình thành, một lỗ đen sẽ mất dần khối lượng do quá trình bức xạ năng lượng của nó. "Bức xạ Hawking" - như người ta vẫn gọi là nguyên do khiến cho một hố đen có thể bị "bốc hơi" và ngay cả biến mất. Tuy nhiên nhà vật lý Mỹ John Preskill đã phản bác lại ý kiến này. Năm 1997 ông đã cược với Hawking rằng thông tin vẫn có thể thoát khỏi hố đen.

    Cuối cùng, Hawking đã chơi đẹp khi thừa nhận sai lầm của mình trong một bài thuyết trình khoa học năm 2004. Với các tính toán mới, ông cho rằng trên chân trời sự kiện, tức là bề mặt của hố đen, các lượng tử dao động trong đó. Những dao động này sẽ lần lượt cho phép tất cả thông tin bên trong lỗ đen bị rỉ ra ngoài; do đó, cho phép chúng ta có được một bức tranh xác lập. Điều này giải quyết dứt điểm nghịch lý Hawking (nguồn Wikipedia).

    4. Nhận được rất nhiều giải thưởng và danh hiệu

    Trong suốt sự nghiệp của mình, Stephen Hawking đã nhận được rất nhiều giải thưởng. Sau đây là một số thành tích nổi bật :
    Năm 1974, ông được Đức Giáo Hoàng Paolô VI trao tặng Huân chương vàng Pius XI vì những đóng góp cho khoa học. Ngay sau đó năm 1975 và 1976 ông cũng lần lượt nhân được Huy chương Eddington và Huy chương của Hội Hoàng Gia London.



    Năm 1979, ông nhận được chức danh giáo sư Lucasian, chức danh dành cho giáo sư toán học của Đại học Cambridge. Một nhà khoa học danh tiếng cũng đã từng đảm nhiệm chức danh này là Isaac Newton.

    Trong thập niên 80, ông được phong tước Sĩ quan Hoàng Gia Anh – tước hiệu chỉ dưới hiệp sĩ. Năm 2009, ông được trao tặng Huy chương Tổng thống về Tự Do là huy chương dân sự cao quý nhất của Mỹ. Ông đã đạt được rất nhiều những tấm huy chương, giải thưởng nhưng có một điều thú vị là dường như giải Nobel không có duyên với ông.

    3. Tác giả của một cuốn sách thiếu nhi

    Đây có lẽ là điều thú vị nhất mà nhiều người không biết. Ông là đồng tác giả của một cuốn sách dành cho thiếu nhi xuất bản năm 2007 có tên là “Chìa khóa vũ trụ của George” (George's Secret Key to the Universe). Thêm nữa, đồng tác giả chính là con gái ông, Lucy Hawking.



    Cuốn sách là một câu chuyện giả tưởng với cậu bé George, con trai của những nhà hoạt động môi trường luôn phản đối công nghệ. George lúc nào cũng ao ước có chiếc máy tính mới. Cậu làm bạn với những người hàng xóm là cô bé Annie, người cha Eric của cô – một nhà vật lý đãng trí và chiếc siêu máy tính cosmos mở ra được cánh cửa dẫn ra không gian.Sau khi được Eric kiên nhẫn giải thích về không gian, công nghệ, sự tốt đẹp cũng như mặt nguy hiểm của máy móc, George và Annie bất ngờ rơi vào cuộc phưu lưu ra trò, cùng thám hiểm vũ trụ bí ẩn và chống lại bọn người xấu có âm mưu cướp đoạt Cosmos và hãm hại ông Eric.

    Phần lớn cuốn sách dành để giải thích những khái niệm khoa học, nhưng với một bối cảnh rất thú vị. Hawking đã tìm được cách truyền đạt mới mẻ và hấp dẫn dành cho trẻ con. Đây là cuốn đầu tiên trong bộ ba cuốn sách về các cuộc phiêu lưu của George. Cuốn tiếp theo được xuất bản trong năm 2009.

    2. Tin vào sự tồn tại của người ngoài hành tinh

    Là một nhà khoa học có tiếng nói, các ý kiến của Stephen Hawking về vũ trụ và cuộc sống ngoài vũ trụ rất được sự chú ý của mọi người. Trong lễ kỉ niệm 50 năm thành lập NASA vào năm 2008, Hawking đã được mời đến nói chuyện, ông đã đưa ra ý kiến của mình về vấn đề này.



    "Sự sống nguyên thủy là rất phổ biến và trí tuệ thông minh thì khá hiếm hoi", ông phát biểu. Tuy nhiên, vì sự sống xa lạ có thể có ADN khác chúng ta, nên Hawking cảnh báo: "Cẩn thận nếu bạn gặp một sinh vật lạ. Bạn có thể nhiễm một căn bệnh mà bạn không có sức đề kháng".

    Hawking cũng đã làm một tập phim về người ngoài hành tinh cho seri " Into the Universe with Stephen Hawking" trên kênh Discovery. Trong tập phim này, ông giải thích rằng người ngoài hành tinh có thể sử dụng nguồn tài nguyên của hành tinh của họ và "tìm cách để chinh phục và xâm chiếm bất cứ hành tinh nào có thể". Hoặc họ có thể lập một hệ thống tập trung tất cả năng lượng của mặt trời, tạo ra một wormhole - một lỗ để đi du lịch thông qua không thời gian.

    1. Trải nghiệm không trọng lực vì tương lai loài người

    Vào năm 2007, khi vừa trong 65 tuổi, Stephen Hawking đã nếm trải cảm giác không trọng lực. Hawking cùng chiếc xe lăn đã lên một chiếc Boeing 727-200 đặc biệt của tập đoàn Zero Gravity để trải nghiệm cảm giác không trọng lượng trên độ cao 10.000 mét.



    Lần đầu tiên trong vòng 4 thập kỉ Hawking đã được rời khỏi chiếc xe lăn của mình, thậm chí còn có thể di chuyển nhờ môi trường không trọng lực. Ông cũng đặt chỗ trên chiếc phi thuyền do công ty Virgin Galactic của Richard Branson phát triển.

    Tuy nhiên điều thú vị ở đây không phải là những gì ông đã thực hiện mà là lý do ông thực hiện nó. Khi được hỏi vì sao ông làm điều này, Hawking nói: "Nhiều người đã hỏi tôi tại sao tôi đang tham gia chuyến bay này, tôi làm nó vì nhiều lý do. Trước hết, tôi tin rằng cuộc sống trên Trái đất có nguy cơ bị xóa sổ ngày càng tăng bởi một thảm họa như chiến tranh hạt nhân bất ngờ, một loại virus biến đổi gen, hoặc các nguy cơ khác. Tôi cho rằng loài người sẽ không có tương lai nếu không đi vào không gian. Vì vậy, tôi muốn khuyến khích sự quan tâm của công chúng với không gian”

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    chìa khóa vũ trụ của george và kẻ giấu mặt ngoài hành tinh đã có ở VN


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Thảo luận về việc Stephen Hawking nói " Không có hố đen"
    Bởi xiaomiviet trong diễn đàn Thảo Luận Thiên Văn
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 03-03-2014, 09:48 AM
  2. Sách : " Lược sử thời gian - Stephen Hawking "
    Bởi annhienkt trong diễn đàn Thảo Luận Thiên Văn
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 07-01-2011, 07:46 AM
  3. Thảo luận về cuốn sách " Lược Sử Thời Gian" của Stephen Hawking
    Bởi letuong trong diễn đàn Thảo Luận Thiên Văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 28-10-2010, 04:41 AM
  4. ebook của Stephen Hawking
    Bởi anhchjnhnb trong diễn đàn Sách, Website thiên văn học
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 04-07-2010, 11:40 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •