Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 10 của 10
  1. #1
    Guest
    1. Có trọng lực trong không gian không?


    Nhà du hành Anousheh Ansari trôi nổi trong Trạm Vũ trụ quốc tế.
    Bản quyền: Documentary Channel
    Có. Trọng lực có ở mọi nơi, thậm chí cả trong không gian. Trọng lực hoạt động như thế này:
    Bất kỳ thứ gì có khối lượng đều có trọng lượng, nhưng tác dụng của trọng lực trở nên ít hơn tùy vào khoảng cách. Cho dù ở những khoảng cách xa, trọng lượng của bất gì vật thể nào cũng gần bằng 0, chẳng bao giờ hoàn toàn bằng 0 cả. Khi người ta nói rằng các nhà du hành đang ở "trọng lực bằng 0", điều đó chưa hẳn chính xác. Các nhà du hành và bất kỳ vật thể nào quay quanh Trái đất thực ra bị hút vào và đẩy ra khỏi Trái đất. Điều này tạo nên quỹ đạo và với nhà du hành nó tạo nên cảm giác không trọng lực. Lực từ trọng lực trái đất tại quỹ đạo của Trạm vũ trụ quốc tế, cách mặt đất khoảng 250 dặm(400km) , vẫn gần 90% khi bạn ở trên mặt đất.

    Nguồn: http://www.space.com/14718-gravity-space-spacekids.html

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    1 pha cận cảnh của 1 trong các vùng hoạt động trên mặt trời trong tia cực tím
    Bản quyền: NASA/SDO
    1 số phần trong không gian lại nóng. Khí giữa các ngôi sao cũng như gió mặt trời cả 2 đều dường như bị chúng ta gọi là "không gian trống rống", nhưng chúng lại có thể hơn 1000 độ thậm chí có thể là 1 triệu độ. Tuy nhiên, cũng có thứ gọi là nhiệt độ phông nền vũ trụ, lại -455 độ F. Vì thế nhiệt kế trong không gian tiết lộ điều gì? Đó là nơi nào giữa 2 mốc này sẽ phụ thuộc vào việc nó đang ở trong phần được mặt trời chiếu sáng hay không. Đây là những gì sẽ diễn ra:Hầu hết khí trong không gian quá mỏng để khiến mọi thứ ấm lên. Vì vậy, không có đủ phân tử khí để "đâm" vào và truyền sức nóng cho vật thể. Vì thế nếu bạn ở trong không gian, nhưng bị che khỏi mặt trời, bạn sẽ bị mất đi gần như tất cả hơi ấm rất nhanh và bị lạnh đi cho tới nhiệt độ nền vũ trụ. Bước (hay trôi) về phía mặt trời và bạn sẽ được sưởi ấm. Nếu không thì bạn sẽ cần phải đề phòng đấy! Ở khoảng cách Trái đất đến mặt trời, Nhiệt kế không gian với gần như 1 nửa bề mặt của nó hấp thu ánh sáng sẽ có nhiệt độ 45 độ F.

    Nguồn: http://www.space.com/14719-spacekids...ter-space.html

  3. #3

    Máy gia tốc hạt Fermilab phức tạp tăng tốc proton và phản proton gần với vận tốc ánh sáng.
    Bản quyền: Fermilab
    Phản vật chất nghe như thứ chỉ trong khoa học viễn tưởng, nhưng lại rất thật. Tuy nhiên nó lại khó nắm bắt. Phân tử Phản vật chất là các phân tử hạ nguyên tử với thành phần đối nghịch với những phân tử bình thường. Vì vậy positron (mang điện tích dương) là phản hạt cân bằng của Electron(mang điện tích âm). Khi 1 phân tử và phản hạt của nó gặp nhau, chúng triệt tiêu lẫn nhau và giải phóng nhiều năng lượng. Phân tử Phản vật chất được tạo ra trong sự va chạm với tốc độ cực cao. Chúng có rất nhiều sau vụ nổ Big Bang. Nhưng ngày nay thì phản vật chất rất hiếm.

    Nguồn:http://www.space.com/14721-antimatter-spacekids.html

  4. #4
    Trích dẫn Gửi bởi carneycat
    1. Có trọng lực trong không gian không?

    . Khi người ta nói rằng các nhà du hành đang ở "trọng lực bằng 0", điều đó chưa hẳn chính xác.
    Cái này gọi là trạng thái không trọng lượng [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]

  5. #5
    Guest

    Ngân Hà được tạo thành 2 cánh tay xoắn ốc bằng những ngôi sao khổng lồ chiếu sáng khí và bụi giữa những ngôi sao. Mặt trời nằm trong 1 ngón tay có tên là Nhánh Orion.
    Bản quyền: NASA/Adler/U. Chicago/Wesleyan/JPL-Caltech
    Từ Trái đất tại nhiều thời điểm trong năm, Ngân hà xuất hiện trên bàu trời đêm từ những nơi tối (bạn không thể nhìn thấy nó trong ánh điện sáng của các thành phố). Nó trông giống như 1vệt sữa dài khổng lồ mờ nhạt trên bầu trời, đó là lý do nó có cái tên : Thiên hà Con đường sữa-Milkyway. Chúng ta đang ở trong Ngân Hà, trên 1 cánh tay hướng ra ngoài và những gì chúng ta nhìn thấy trên bầu trời là hình ảnh chúng ta nhìn vào trung tâm Ngân hà. Nếu bạn có thể bay ra ngoài vũ trụ và lên trên thiên hà chúng ta rồi nhìn xuống, bạn sẽ thấy 1 hình xoắn ốc khổng lồ, như hình bánh xe. Các nhà thiên văn học thuở ban đầu nghĩ Ngân hà là 1 thiên hà xoắn giống như thiên hà bên cạnh Andromeda. Ngày nay, tuy vậy, có nhiều ý kiến về hình dạng chính xác của Ngân hà. Nó là dạng thiên hà xoắn ốc nhưng hình dạng chính xác vẫn còn tranh cãi. Ngân hà dường như là thiên hà xoắn có gạch ngang với những nhánh phụ rời rạc và cấu trúc có dạng giống cánh tay nhỏ hơn.

    Nguồn: http://www.space.com/14724-milkyway-galaxy-shape.html

  6. #6
    Guest
    bản TA nó ghi là "Zero g" anh ạ, phần dưới nó nói đến việc trọng lực bằng 0 chưa hẳn chính xác nên e để nguyên nghĩa, với lại bài cũng đề cập đến "weightlessness" như 1 kết luận phía cuối , nên chỉ đề cập đến tình trạng không trọng lượng ở phía cuối thôi

  7. #7
    Guest

    Nhà nhiếp ảnh thiên văn Colin Chatfield chụp được hình ảnh trăng tròn ở Saskatoon, Saskatchewan, Canada, 7/2/2012.
    Bản quyền: Colin Chatfield
    Nhiệt độ trên mặt trăng rất cao vào ban ngày, khoảng 100 độ C. Vào ban đêm, bề mặt mặt trăng trở nên rất lạnh khoảng -173 độ C. Sự chênh lệch nhiệt độ lớn này là vì mặt trăng của Trái Đất không có khí quyển để giữ lại hơi nóng vào ban đêm hay ngăn cản bề mặt khỏi bị thiêu nóng vào ban ngày. 1 ngày trên mặt trăng bằng 28 ngày trên Trái đất, có nghĩa là thời gian mặt trăng vào ban ngày gần bằng 2 tuần trái đất.

    Nguồn:http://www.space.com/14725-moon-temp...ays-night.html

  8. #8
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0

    Mặt trăng tròn mọc lên sau rặng cây trong 1 bức ảnh chụp bởi 1 người quan sát bầu trời Brad Ervin ở Bruswick, Georgia vào 19.3.2011, khi mặt trăng ở gần Trái đất nhất trong vòng 18 năm.
    Bản quyền: Brad Ervin
    Quỹ đạo của mặt trăng quanh Trái đất không phải hoàn toàn là 1 hình tròn nên khoảng cách cũng có khác nhau 1 chút. Khoảng cách trung bình là khoảng 384,400 Km hay 230,600 dặm. Khi các nhà du hành trên tàu Apollo của NASA bay đến mặt trăng vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, họ phải mất 3 ngày để đến được mặt trăng và đi vào quỹ đạo sau khi phóng. Bạn có biết rằng mặt trăng đang chuyển động xa ra khỏi Trái đất không? Nó di chuyển với tốc độ khoảng 3.8 cm 1 năm.

    Nguồn: http://www.space.com/14726-moon-aver...nce-earth.html

  9. #9
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0

    Mặt trăng khuyết là chủ đề chính của bức ảnh chụp bởi 1 thành viên đội thám hiểm trên Trạm vũ trụ quốc tê.
    Bản quyền: NASA
    Mặt trăng hay bất kỳ vật thể nào đều có thể đo được đường kính và khối lượng. Mặt trăng có đường kính 3,476 km. Khá nhỏ nếu so với Trái đất, vốn có đường kính 12,756 km. Mặt trăng có khối lượng khoảng 7.35 X 10 mũ 22 (735 với 22 số 0) kg trong khi Trái đất nặng 5.97 X 10 mũ 24 (597 với 24 số 0) kg.

    Nguồn: http://www.space.com/14737-earth-moon-size.html

  10. #10
    Guest

    Bức ảnh này từ Đài quan sát hoạt động mặt trời của NASA cho thấy ngọn lửa mặt trời bùng lên mãnh liệt như lần vào ngày 8/9/2010
    Bản quyền: NASA/SDO
    Mặt trời hầu như được kết hợp bởi nguyên tố Hidro và Heli. Theo khối lượng, mặt trời có cấu tạo 75% Hidro và 25% Heli. Các kim loại khác tạo nên dưới 0.1% khối lượng mặt trời. Nhiệt độ của bề mặt mặt trời là khoảng 10,340 độ F (5,726 độ C).

    Nguồn:http://www.space.com/14745-sun-composition.html


 

Các Chủ đề tương tự

  1. 7 điều ít biết về cầu vồng
    Bởi sock123 trong diễn đàn Thảo Luận Thiên Văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 09-01-2014, 10:34 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •