Đa phần mọi người biết siêu tân tinh là gì, nó đơn giản chỉ là một vụ nổ khi ngôi sao bị sụp đổ làm bắn vật chất từ lớp vỏ ra ngoài không gian nhưng ít người biết như thế nào gọi là siêu tân tinh loại Ia và tại sao nó lai được dùng làm nến chuẩn. Bằng những gì mình biết được, xin trình bày với các bạn một cách tóm lược và dễ hiểu nhất.
Đầu tiên cần hiểu khái niệm "nến chuẩn" như thế nào? Nến chuẩn là một thước đo cố định về độ sáng của các siêu tân tinh, dựa vào một độ sáng làm chuẩn để rồi khi đo độ sáng của các siêu tân tinh Ia khác nhau ta có thể biết được nó xa hay gần hơn bao nhiêu lần so với siêu tân tinh được đặt làm nến chuẩn kia. Độ sáng càng thấp thì siêu tân tinh càng xa, cũng rất dễ hiểu phải không.
Siêu tân tinh loại Ia là những ngôi sao nơtron ăn dần vật chất của một ngôi sao đồng hành, nó cứ ăn như vậy đến khi khối lượng của nó vượt qua giới Chandrasekhar bằng khoảng 1,4 lần Mo. Khi ngôi sao lùn trắng vượt qua giới hạn này nó trở nên quá nặng và bị sụp đổ tiếp tục vào tâm gây ra một vụ nổ khủng khiếp. Các nguyên tử cácbon trong sao lùn trắng điên cuồng tham gia vào phản ứng hạt nhân làm bùng nổ một lượng năng lượng khoảng 1-2.10^44 J xé tung ngôi sao. Đọc đến đây ta có thể trả lời ra câu hỏi tại sao siêu tân tinh Ia lại được chọn làm mốc rồi đúng không. Bởi vì có một ranh giới về khối lượng để ngôi sao này phát nổ, đó là giới hạn Chandrasekhar. Bất kể một ngôi sao nào muốn phát nổ theo kiểu Ia đều phải tích lũy vật chất để đạt được khối lượng bằng 1,4 lần Mo thì mới có thể nổ được. Như vậy, điều kiện để siêu tân tinh Ia xảy ra là như nhau tại mọi nơi (trong vũ trụ) nên độ sáng thực của nó gần như được cố định. Đó là lí do nó được dùng làm nến chuẩn.
Mở rộng ra một chút, nếu các ngôi sao nào có sao đồng hành thì chúng bị nổ 2 lần là điều bình thường. Lần thứ nhất do chúng đốt hết nhiên liệu, bị co sụp vào tâm để tạo ra sao lùn trắng hay nơtron, lần thứ 2 là ăn vật chất của sao đồng hành xấu số để bùng phát một lần nữa.

Hoàng Quốc Phương - HAS