Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Guest
    Thiên văn vốn là một ngành rất thú vị và hấp dẫn trong thế giới khoa học. Trong đó, các nhà thiên văn rất vất vả để cho chúng ta những hình ảnh cực đẹp về các hành tinh xa xôi và loanh quanh với những kính thiên văn to bằng tòa nhà. Bạn tưởng tượng được không? Dưới đây là 10 khám phá quan trọng nhất về thiên văn trong lịch sử:

    10. Sự chuyển động của các vì sao và các hành tinh

    Không dễ dàng để lướt qua lịch sử thiên văn thời Babilon, Ai Cập, Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Hoa, Mây và Persian cổ để chọn ra điểm nổi bật nhất. Nhưng nhiều thành tựu của họ đã hình thành nên nền thiên văn hiện đại, và việc ghi lại chuyển động của các ngôi sao và hành tinh thật sự là một dấu mốc lớn. Việc nhận ra các ngôi sao trên trời tuân theo một quy luật cố định, có thể đoán trước và sự phát hiện ra các hành tinh đi theo những con đường riêng mà 2 khái niệm cơ bản nhất của thiên văn học.

    9. Hệ nhật tâm

    Các nhà thiên văn đã rất ngạc nhiên về thuyết nhật tâm (khái niệm rằng Trái Đất quay quanh mặt trời chứ không phải ngược lại) từ thời cổ xưa nhưng vào năm 1543 Copernicus là người đầu tiên thật sự trình bày biểu thức toán học ẩn sau khái niệm đó và chứng minh rằng nó khả thi.
    Phải 1 thời gian sau thì mô hình của Copernicus mới được toàn cầu chấp nhận. Khi đó, nó trở thành căn bản của cuộc cách mạng khoa học. Nó xóa bỏ nhiều vấn đề gây ra bởi mô hình địa tâm lỗi thời.
    8. Định luật Kepler

    Năm 1609, một nhà thiên văn học Đức tên là Johannes Kepler đã bố cáo toàn thế giới rằng các hành tinh di chuyển quanh mặt trời theo hình elip, chứ không phải là hình tròn hoàn hảo như mọi người vẫn tin.
    Chuyển động hình elip cũng có nghĩa là khoảng cách giữa mặt trời và bất kỳ hành tinh nào cũng sẽ thay đổi theo thời gian và quan trọng là có thể biết được vị trí của hành tinh và tốc độ quay cùa nó vì càng gần mặt trời thì chuyển động càng nhanh.
    7. Các mặt trăng của Sao Mộc

    Galileo, nhà khoa học quan trọng nhất đã dùng chiếc kính thiên văn ông vừa chế tạo vừa lấy ý tưởng từ người khác để tìm ra 4 mặt trăng quay quanh Sao Mộc vào năm 1610. Chúng là những mặt trăng đầu tiên của hành tinh khác được tìm thấy, điều đó làm chúng trở thành khám phá nền tảng.
    Bạn còn nhớ rằng mất 1 thời gian thì người ta mới chấp nhận thuyết nhật tâm không? Khám phá của Galileo là chứng cứ quan trọng nhất khẳng định học thuyết của Copernicus — các mặt trăng là bằng chứng không thể chối cãi rằng có những thiên thể quay quanh những thứ khác ngoài Trái Đất. Ngoài ra còn chứng tỏ các hành tinh khác ngoài Trái Đất cũng có mặt trăng.
    6. Bản đồ Herschel

    Từ năm 1780 đến 1834, nhà chế tạo kính thiên văn William Herschel và chị ông Caroline đã vẽ bản đồ 1 cách hệ thống bầu trời, biểu đồ của hàng ngàng ngôi sao và tinh vân. Ông cũng khám phá ra Sao Thiên Vương và nếu các nhà thiên văn thời đó đồng ý với tên gọi mà ông đặt cho hành tinh này Georgium Sidus (George’s Star) thì chúng ta hiện nay sẽ mãi nhắc đến nó như 1 trò cười mang tầm thế kỷ.
    Tạo nên một tấm bản đồ sao hiếm khi được coi là 1 khám phá, tuy nhiên với bản đồ của Herschel lại cực kỳ quan trọng, bởi vì khi nó được hoàn thành, nó thể hiện hình dáng và kích cỡ của thiên hà Ngân Hà. Không chỉ to hơn rất rất nhiều những ước tính trước đó, nó hóa ra còn có hình đĩa và mặt trời của chính chúng ta chẳng nằm chỗ nào gần trung tâm cả. Tác phẩm của Herschel đã làm sáng tỏ nhiều những hiểu nhầm trước đó về góc nhỏ vũ trụ của chúng ta.

    (còn tiếp)

    Nguồn: http://www.toptenz.net/top-10-most-i...-astronomy.php

  2. #2
    Guest
    5. Thuyết tương đối



    Albert Einstein, nhà khoa học Đức đã đưa ra học thuyết này vào 1915. Nói ngắn gọn, đây là thuyết gói gọn cả thời gian và không gian, cho phép bẻ cong cả ánh sáng.
    Học thuyết này thay thế định luật của Newton, vốn là nền tảng của thiên văn học cách đây 200 năm. Einstein cho rằng, chuyển động là tương đối và rằng khái niệm về thời gian phụ thuộc vào vận tốc. Cách tư duy mới này đã được dùng để giải thích nhiều vấn đề thiên văn từng được coi là không thể giải quyết được khi sử dụng phương pháp cũ của Newton, và hướng các nhà thiên văn tới những học thuyết mới về sự hoạt động của vũ trụ
    4. Thuyết vũ trụ giãn nở



    Edwin Hubble đã đem lại cho thế giới nhiều kiến thức thiên văn từ năm 1924 đến 1929. Ông không chỉ là người đầu tiên phát hiện ra những thiên hà khác mà còn theo dấu chuyển động của chúng để thấy rằng chúng đang di chuyển xa khỏi chúng ta (và thiên hà nào xa hơn thì di chuyển nhanh hơn) đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy vũ trụ đang giãn nở.
    Khám phá đầu tiên này của Hubble đã thay đổi tư duy của chúng ta về vũ trụ. Đó là bằng chứng đầu tiên chúng ta có rằng vũ trụ thật sự rất lớn. Khám phá thứ 2 của ông là sự củng cổ lớn cho thuyết Big Bang . Đó là lý do ông có tên trên chiếc kính thiên văn vĩ đại trong không gian.

    3. Thiên văn học vô tuyến



    Vô tuyến hay radio rất phổ biến vào thập niên trước nhưng hiện nay, với thiên văn học, vô tuyến vẫn đóng vai trò quan trọng, nhờ vào phát minh của Karl Jansky năm 1931. Thí nghiệm của ông với sóng vô tuyến hướng ông tới nhưng tín hiệu đến từ trung tâm thiên hà, ông được coi là người đặt nền móng cho thiên văn học vô tuyến. Các nhà khoa học đã theo chân các phát hiện của Jansky và tìm ra tất cả các loại sóng vô tuyến đến chỗ chúng ta từ vũ trụ và nguồn của hầu hết chúng là những thiên thể vũ trụ không thể được nhìn thấy bằng phương pháp khác. Thiên văn học vô tuyến nhanh chóng trở thành lĩnh vực chính có trách nhiệm khám phá ra nhiều ngôi sao và thiên hà cũng như những loại thiên thể mới như quasars và pulsars.

    2. Bức xạ nền vi sóng vũ trụ



    Bộ đôi nhà thiên văn vô tuyến Arno Penzias và Robert Wilson, người khám phá ra bức xạ nền vi sóng vũ trụ vào 1964. CMBR là loại bức xạ có lượng rất nhỏ trong vũ trụ là được coi là những gì còn lại từ khi vũ trụ đang ở trong thời kỳ đầu phát triển
    CMBR đưa ra những bằng chứng sâu xa hơn để củng cố cho thuyết Big Bang. Giả thuyết rằng bức xạ này tồn tại từ thời Big Bang, và trải ra khi vũ trụ giãn nở. Khám phá này đủ để đưa thuyết Big Bang từ giả thuyết trở thành sự giải thích vững chắc về nguồn gốc chúng ta.

    1. Hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời



    Các nhà thiên văn tin rằng các Hành tinh ngoài hệ mặt trời đã tồn tại rất lâu. Dù chưa từng tìm thấy một hành tinh nào cho tới năm 1995 các nhà thiên văn Thụy Sĩ Didier Queloz và Michel Mayor mới khám phá ra hành tinh trong chòm sao Pegasus họ gọi là 51 Pegasi b.
    Queloz và Mayor không chỉ chứng minh rằng các hành tinh ngoài hệ mặt trời đang tồn tại mà phương pháp họ dùng cũng được sử dụng lại nhiều lần sau đó. Gần 500 hành tinh ngoài hệ đã được xác định là đang tồn tại, và đó mới chỉ là sự khởi đầu


    Nguồn: http://www.toptenz.net/wp-content/up...ne-560x371.jpg


 

Các Chủ đề tương tự

  1. 20 Nhà Thiên Văn Học Thay Đổi Quan Điểm Của Chúng Ta Về Vũ Trụ
    Bởi nhungnb trong diễn đàn Thiên văn phổ thông
    Trả lời: 9
    Bài viết cuối: 27-05-2015, 04:09 AM
  2. Các loại kính lọc dùng trong quan sát thiên văn.
    Bởi trong diễn đàn Kính thiên văn
    Trả lời: 7
    Bài viết cuối: 14-11-2013, 01:17 PM
  3. Các sự kiện quan sát thiên văn năm 2011
    Bởi myphamuc93@gmail.com trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 01-12-2010, 05:00 AM
  4. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 10-07-2010, 06:45 AM
  5. Bầu trời tháng 7,phù hợp cho quan sát thiên văn từ 11h đến 4h sáng!
    Bởi thambt029 trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 03-07-2010, 06:45 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •