Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 6 của 6
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Hẳn mỗi chúng ta đều có trong đầu rất rất nhiều câu hỏi "VÌ SAO" về các hiện tượng thiên văn lý thú trong vũ trụ bao la này, nên mình lập topic này để tổng hợp các câu hỏi và trả lời, rất mong được sự góp ý của mọi người.

    1. Vì sao các ngôi sao trong vũ trụ đều có hình cầu??



    Trả lời: Đa phần các ngôi sao trong vũ trụ mà chúng ta nhìn thấy đều là những sao phát nhiệt và phát quang. Mà nhiệt độ bên trong lõi của các sao này rất lớn từ 40.000 đến 70.000 độ C. Với nhiệt độ thế thì vật chất chỉ có thể tồn tại ở trạng thái khí. Như chúng ta đã biết thì ở thể khí vật chất giãn nở về mọi phía là như nhau, phạm vi giãn nở là như nhau, cũng bị tác dụng bởi lực hấp dẫn và cân bằng với nhau nên đó là một nguyên nhân các vì sao có hình cầu. Nhà vật lý thiên tài người anh Newton đã khẳng định " Tất cả các vì sao nếu tự chuyển động quanh mình thì chúng sẽ có hình cầu hoặc hình cầu dẹt ". Đúng như vậy, theo quan sát của các nhà thiên văn học thì các ngôi sao tự chuyển động quanh chính chúng (ví dụ: mặt trời quay quanh nó với vận tốc là 25 ngày/ vòng). Trên đây là hai nguyên nhân chính để trả lời cho câu hỏi "Vì sao các ngôi sao trong vũ trụ đều có hình cầu".

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    2. Vì sao trái đất có hình cầu dẹt ở hai đầu cực??



    Trả Lời: Vào buổi đầu hình thành Trái Đất của chúng ta là một khối cầu nóng chảy, mà nó lại tự quay quanh trục Bắc- Nam nên nên tất cả mọi thứ trên trái đất đều quay theo đường tròn, những chỗ gần hai cực thì chuyển động với những vòng nhỏ hơn so với những chỗ gần xích đạo. Do sự chuyển động tự quay của mình nên tất cả mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của lực quán tính ly tâm, lực này có xu hướng làm các vật văng xa khỏi tâm. Mặt khác, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì độ lớn của lực quán tính ly tâm này tỷ lệ thuận với khoảng cách của vật đó đến trục quay của Trái Đất, nghĩa là bất kỳ chỗ nào trên vỏ Trái Đất cách trục Bắc- Nam càng xa thì ở đó lực quán tính ly tâm càng lớn. Vì vậy vỏ Trái Đất ở gần xích đạo chịu tác dụng của lực ly tâm lớn hơn ở gần hai cực nên ở gần xích đạo thì Trái Đất phình to hơn ở hai đầu cực.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    3. Vì sao các ngôi sao lại có màu sắc khác nhau?

    Trả Lời: Ánh sáng nhìn thấy là tổng hợp của 7 màu: đỏ, cam, vàng, lam, chàm, tím. Nhiệt độ của ngôi sao nào càng cao thì thành phần màu lam trong ánh sáng đó càng nhiều ta sẽ nhìn thấy ngôi sao đó có màu xanh lam. Nếu ngôi sao nào có nhiệt độ càng thấp thì thành phần màu đỏ trong ánh sáng của chúng càng nhiều nên ngôi sao đó có màu đỏ.



    Vì vậy màu sắc của các ngôi sao phụ thuộc vào nhiệt độ bề mặt của ngôi sao đó, nói cách khác là nhiệt độ quyết định đến màu sắc của các ngôi sao.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    4. Vì sao vào buổi sớm và chiều tối mặt trời lại có màu đỏ?



    Trả Lời: Như chúng ta đã biết thì ánh sáng mặt trời mà chúng ta nhìn thấy là tổng hợp của 7 màu bao gồm: Đỏ, Cam, Vàng, Lam, Chàm, Tím. Mặt khác bao bọc quanh trái đất là một lớp khí quyển rất dầy, tuy khí quyển trong suốt không màu nhưng nó lại chứa vô số các phân tử khí- bụi và các hạt nước nhỏ li ti. Chính chúng đã tán xạ hoặc phản xạ một phần ánh sáng mặt trời. Trong 7 màu thì các màu thì các màu: Lam, Chàm , Tím, Vàng, Lục dễ bị các hạt nhỏ chặn lại một phần và làm lệch đi hướng khác. Ánh sáng mặt trời đi qua lớp khí quyển càng giầy thì những màu trên bị chặn lại càng nhiều.



    Còn tia Đỏ và Cam thì có khả năng đi xuyên qua những chướng ngại vật trong khí quyển để đi thẳng xuống mặt đất. Vào buổi sớm và hoàng hôn thì ánh sáng phải đi xuyên qua lớp khí quyển dày hơn bình thường, trên đường đi đến trái đất thì hầu hết các tia: Lam, Chàm , Tím, Vàng, Lục bị chặn lại hết chỉ có tia Đỏ và Cam chiếu được xuống mặt đất bởi vậy mặt trời vào lúc đó có màu Đỏ!

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    5. Vì sao đêm mùa Hè nhìn thấy nhiều sao hơn mùa Đông??



    Trả Lời: Tất cả những ngôi sao mà chúng ta nhìn thấy vào ban đêm đều thuộc thiên hà Milky Way. Hệ Mặt Trời của chúng ta thuộc Milky Way, nếu hệ Mặt Trời nằm ở trung tâm Ngân Hà thì chúng ta nhìn từ phía nào cũng thấy số lượng sao là như nhau. Nhưng mà Hệ Mặt Trời cách trung tâm Ngân Hà 3.000 năm ánh sáng, vì vậy khi chúng ta nhìn về phía tâm của Ngân Hà thì thấy mật độ sao rất dày đặc lúc này chúng ta đang nhìn thấy phần lớn sao của Milky Way. Ngược lại, khi nhìn về phía đối diện Ngân Hà thì chúng ta đang nhìn ra rìa của Ngân Hà nên mật độ sao rất ít. Mặt khác, Trái Đất không ngừng quay quanh Mặt Trời. Mùa hè vị của Trái Đất nằm giữa trung tâm Ngân Hà và Mặt Trời, vì vậy phần nửa tối của Trái Đất hướng về phía trung tâm Milky Way. Ngược lại vào mùa Đông, Mặt Trời nằm giữa Trái Đất và trung tâm Milky Way, nên nửa tối của Trái Đất sẽ hướng ra rìa của Ngân Hà. Vì vậy vào mùa Hè chúng ta sẽ thấy nhiều sao hơn mùa Đông.!

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    6. Những vết đen trên mặt trời là gì?



    Trả lời: Khi chúng ta quan sát Mặt Trời qua những tấm lọc ta sẽ thấy mặt trời có những chấm đen rất rõ vậy thực chất những chấm đen đó là gì, sau đây mình sẽ đưa ra câu trả lời. Hiện nay hầu hết mọi người cho rằng những vết đen đó là những cơn bão trên bề mặt Mặt Trời, nhưng thực ra đó là những cơn lốc xoáy khí khổng lồ. Tuy gọi là vết đen nhưng thực chất chúng không phải màu đen, vì nhiệt độ của chúng lên tới 4.500°C sáng hơn cả thép bị nung chảy. Nhưng vì nhiệt độ của chúng thấp hơn xung quanh khoảng 1.500°C nên nó có màu tối hơn so với xung quanh bởi thế trông nó như những chấm màu đen trên bề mặt Mặt Trời.


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Hoàn thiện kính thiên văn PX D114-F900 - Cám ơn GS Chương nhiều!
    Bởi insensitive trong diễn đàn Kính thiên văn
    Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 15-12-2015, 01:57 PM
  2. Cần giúp đỡ trong quá trình làm kính thiên văn
    Bởi anhchjnhnb trong diễn đàn Kính thiên văn
    Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 06-08-2015, 12:15 PM
  3. Thị kính trong kính thiên văn.
    Bởi thanhluantk trong diễn đàn Kính thiên văn
    Trả lời: 6
    Bài viết cuối: 15-04-2013, 09:49 AM
  4. Bức ảnh thiên văn đầu tiên trong lịch sử
    Bởi tranvunam127 trong diễn đàn Phim , Ảnh thiên văn
    Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 06-02-2012, 03:47 AM
  5. Đơn vị đo lường trong thiên văn học
    Bởi trong diễn đàn Thiên văn phổ thông
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 16-10-2010, 12:16 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •