Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 7 của 7
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Như chúng ta biết, thời gian ánh sáng Mặt Trời truyền đến Trái Đất mất khoảng 8 phút. Khi Mặt Trời biến mất thì 8 phút sau chúng ta mới biết Mặt Trời biến mất vì không thấy ánh sáng nữa.
    Hỏi:
    1. Vậy thì nếu Mặt Trời biến mất thì mất bao nhiêu lâu chúng ta sẽ không còn thấy lực hấp dẫn từ Mặt Trời tác động lên Trái Đất nữa.
    2. Điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp mất ánh sáng của Mặt trời và trường hợp mất lực hấp dẫn của Mặt Trời với Trái Đất của chúng ta nói riêng và Hệ Mặt Trời nói chung.


  2. #2
    Guest
    2 Ánh sáng không còn! Cây không sống được nhưng lượng oxi còn lại có thể giúp con người sống vài nghìn năm nữa! Chưa kể đến các nguồn nhiên liệu hóa thạch! Đại khái là không lo thiếu không khí! Nhưng trái đất sẽ lạnh đi 73 độ! Đấy sẽ là một tương lai đên tối!

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    1/ Theo em lực hút sẽ biến mất luôn ngay khi mặt trời k còn .
    2/ Mất ánh sáng , lúc nào cũng là ban đêm , trái đất lạnh dần , di chuyển linh tinh vì không còn lực tương tác từ mặt trời nữa . Các nhà khoa học bắt đầu tính toán cho ngày tận thế [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    mất mặt trời có mà các hành tinh va chạm tứ tung, còn mất ánh sáng thỉ chỉ sống được trong một trời gian ngắn nhờ vào các nhiên liệu hóa thạch còn sót lại. Nói chung là vẫn chết.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    -tất cả động vật và con người sẽ cùng đóng phim Kỷ Băng Hà 4
    -trái đất có thể sẽ bay ra khỏi hệ mặt trời, hoặc đâm vào các hành tinh khác, cơ hội để quan sát các hành tinh ở cự ly cực gần không cần kính thiên văn 1 khoảng thời gian ngắn trước khi bị tận diệt
    - năng lượng hóa thạch sẽ bị tiêu tốn gấp nhiều lần để chiếu sáng 24/24, giữ ấm, nấu ăn, di chuyển, cũng không biết có còn dư để xem tivi và lướt web không
    -sắp tận thế nên nghề nghiệp của con người sẽ bị thu hẹp chỉ còn những công việc cơ bản để duy trì sự sống, chắc các ca sĩ, diễn viên sẽ thất nghiệp dài
    -hỗn loạn sẽ xuất hiện vì con người hôi của hoặc sẽ rất đoàn kết như dân Nhật sau động đất
    -có thể duy trì sự sống được trong thời gian ngắn nhưng lúc mặt trời biến mất thì trình độ khoa học có lẽ đủ để đưa người ra ngoài vũ trụ sống tạm thời trong lúc đi tìm hành tinh khác để sống

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi discoverychange
    Như chúng ta biết, thời gian ánh sáng Mặt Trời truyền đến Trái Đất mất khoảng 8 phút. Khi Mặt Trời biến mất thì 8 phút sau chúng ta mới biết Mặt Trời biến mất vì không thấy ánh sáng nữa.
    Hỏi:
    1. Vậy thì nếu Mặt Trời biến mất thì mất bao nhiêu lâu chúng ta sẽ không còn thấy lực hấp dẫn từ Mặt Trời tác động lên Trái Đất nữa.
    Câu hỏi này quá xuất sắc[IMG]images/smilies/113.gif[/IMG] Và người đầu tiên giải quyết nó một cách thấu đáo ko ai khác chính là Albert Einstein của chúng ta, bằng 1 lý thuyết vĩ đại: Thuyết Tương đối Rộng[IMG]images/smilies/58.gif[/IMG]

    Chính những thắc mắc như thế này đã đưa Einstein đến với 1 phát kiến vĩ đại trong lịch sử khoa học. Chuyện là như thế này. Sau khi đã khám phá ra Thuyết Tương đối Hẹp, Einstein biết rằng, không thứ gì có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng, mà suy rộng ra là không thể truyền thông tin nhanh hơn vận tốc ánh sáng.

    Vậy thì phải 8 phút sau khi Mặt Trời biến mất, ta mới nhìn thấy điều đó. Đó cũng là giới hạn của vận tốc truyền thông tin: vận tốc ánh sáng. Theo như lý thuyết hấp dẫn cổ điển của Newton, ta sẽ cảm nhận dc tức thời sự biến mất của lực hấp dẫn. 2 lý thuyết này mâu thuẫn nhau như vậy, thế là thế quái nào[IMG]images/smilies/50.gif[/IMG]

    Sau khi phân tích lại mỗi quan hệ giữa gia tốc và sự uốn cong không-thời gian, Einstein nhận ra rằng: bản chất của lực hấp dẫn chính là sự uốn cong của không gian gây ra bởi 1 vật thể có khối lượng. Điều này giống như ta đặt 1 hòn bi lên 1 tấm màng cao su vậy, tấm màng cao su sẽ bị uốn cong. Khi không có khối lượng nào ở đó, không gian trở nên phẳng.

    Khi thay các phương trình của Thuyết Tương đối Rộng vào, Einstein nhận ra rằng, khi Mặt Trời đột ngột biến mất, lực hấp dẫn mà nó tác động lên Trái Đất sẽ không biến mất tức thời. Nói cách khác, không gian - cũng giống như tấm màng cao su- sẽ không thể chuyển trạng thái tức thời từ cong sang phẳng. Giống như khi bạn ném 1 hòn sỏi xuống mặt hồ phá vỡ sự phẳng lặng của nó, phải mất 1 khoảng thời gian nhất định để sóng nước truyền từ điểm này đến điểm kia trên mặt hồ. Sự cong - phẳng của kết cấu không gian cũng được truyền đi dưới dạng sóng hấp dẫn, và vận tốc lan truyền theo như tính toán của thuyết tương đối rộng không gì khác: chính là vận tốc ánh sáng[IMG]images/smilies/36.gif[/IMG]

  7. #7
    Guest
    Nếu đã xét đến thuyết tương đối rộng thì đừng quên cái hệ trái đất chiếu và khi đó 8' chỉ là tương đối.
    1. Trong câu hỏi có nêu "chúng ta" và chúng ta thường mặc định mình đang đứng ở trái đất để quan sát. Vận tốc truyền sóng hấp dẫn và sóng ánh sáng giống nhau, do vậy khi chúng ta chợt thấy mặt trời biến mất cũng là lúc chúng ta thấy trái đất được tự do di chuyển trong không gian.
    2. Khi chúng ta không còn đứng yên so với trái đất, về cơ bản ta thấy khoảng cách giữa trái đất và mặt trời bị co ngắn lại, nhưng tốc độ di chuyển của ông ánh sáng và hấp dẫn vẫn vậy. Bấm giờ và đo ta sẽ thấy nhỏ hơn 8'.
    3. Một hệ quả của thuyết tương đối là thời gian tương đối nên sẽ không có khái niệm tuyệt đối về thì "hiện tại", nôm na là hiện tại (một sự việc đang diễn ra) của người này nhưng nó là quá khứ (đã xảy ra) hoặc tương lai (chưa xảy ra) đối với người khác. Nhưng trong câu hỏi chúng ta có đề cập đến từ khi để ám chỉ một điểm mốc hiện tại tuyệt đối cho một người quan sát tuyệt đối. Đó là người có thể đồng thời đứng ở mặt trời để bấm đồng hồ khi mặt trời bắt đầu biến mất và đồng thời đứng ở trái đất để bấm thời điểm trái đất được tự do cũng như không còn nhìn thấy mặt trời. Người đó sẽ đo được 8phut giữa hai lần bấm. Hiển nhiên không thể có người quan sát như vậy nên con số 8phut chỉ mang ý nghĩa biểu chưng của khoảng cách từ Trái đất đến mặt trời đối với người quan sát trên mặt đất. Nó không phải con số thời gian diễn ra giữa hai sự kiện vì người quan sát không thể đồng thời bấm giờ cho hai sự kiện.


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 19-11-2014, 03:22 AM
  2. Một câu hỏi cho mọi người thảo luận!
    Bởi whychicken123 trong diễn đàn Thiên văn phổ thông
    Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 16-10-2013, 04:41 AM
  3. Thảo luận về quá trình tạo photon của sao.
    Bởi pcccsaigon trong diễn đàn Thảo Luận Thiên Văn
    Trả lời: 108
    Bài viết cuối: 23-09-2011, 07:33 AM
  4. Thảo luận về sự sống ngoài trái đất
    Bởi cutun trong diễn đàn Thảo Luận Thiên Văn
    Trả lời: 108
    Bài viết cuối: 03-04-2011, 02:56 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •