365.2425…

Xét tới trước dấu phẩy, chúng ta được 365 – 365 ngày của 1 năm dương lịch
Xét tới hàng phầm trăm, chúng ta được thêm 0.25 đơn vị, tức là cứ 4 năm sẽ có 1 ngày nhuận rơi vào ngày mà chúng ta đều biết đấy
Xét tới hàng phần vạn, chúng ta đã lấy dư ra 0,0075 đơn vị, tức là cứ sau 400 năm sẽ phải trả lại 3 ngày, rơi vào những năm không chia hết cho 400 nhưng lại chia hết cho 100
Tuy nhiên vì con số trên kia chỉ là số xấp xỉ, sau 1 khoảng thời gian nhất định chúng ta lại được thêm 1 giây cộng vào để làm cân bằng thời gian với giờ mặt trời, mà lần gần đây nhất vừa xảy ra là ngày 30/6/2015 khi chúng ta có thời điểm 23:59:60(UTC) Có 1 điều lưu ý thêm là các nhà khoa học đang cân nhắc để loại bỏ hình thức cộng thêm này.
Nhưng dù là cả 1 ngày nhuận hay chỉ là giây nhuận, thì chúng ta cũng nên sử dụng nó có ích, mà như thầy giáo dạy toán ở trường c3 của mình có post lên fb ngày hôm qua:

“Nếu bạn làm thêm, làm tự do thì chúc mừng bạn, bạn có thêm một ngày để kiếm tiền. Nếu bạn làm công ăn lương thì chia buồn với bạn, bạn sẽ phải làm thêm một ngày mà lương vẫn vậy.”
---
Hình ảnh : đồng tiền xu Julio Ceaser – người được coi là đã tạo ra lịch phổ thông hiện nay vào năm 46 TCN (được chỉnh sửa bởi giáo hoàng Gregory XIII) chính Ceaser, bằng những kiến thức thiên văn phổ cập thời đó đã quyết định 4 năm sẽ có 1 ngày nhuận

#bUp