Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi vodoitienboi
    Kính nghiệp dư của mình chụp đc mấy cái này không
    M78 thì có thể chụp được chứ còn tinh vân McNeil thì chắc là không em ạ.

    // Mọi người trả lời câu hỏi của anh Hoàng đi kìa. Trong bài đã nói rõ là tinh vân phản xạ thì chắc không phải chỉ có một loại rồi [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

  3. #3
    Hào quang phản chiếu từ tinh vân M78

    Bức xạ cực tím từ các ngôi sao chiếu sáng tinh vân M78 không đủ mạnh để ion hóa chất khí tới mức phát sáng. Các hạt bụi chỉ đơn giản là phản chiếu ánh sáng rọi vào chúng mà thôi.

    Bởi ESO, Garching, Germany.

    Tinh vân M78 có tâm trong bức ảnh này được chụp bằng máy ảnh trường nhìn rộng qua kính thiên văn 2,2 met MPG/ESO tại đài quan sát La Silla ở Chi Lê, trong khi các vì sao rực sáng chỉ đóng vai trò thứ yếu. Những ánh sao rực sáng phản xạ nhiều lần trên các hạt bụi trong tinh vân, rọi sáng chúng với ánh sáng lam nhiễu xạ. Igor Chekalin từ Nga là người giành chiến thắng chung cuộc trong cuộc thi ảnh thiên văn Hidden Treasures 2010 của Đài thiên văn Nam Âu (ESO) với bức ảnh choáng ngợp này.

    M87 là một ví dụ điển hình của tinh vân phản xạ. Bức xạ cực tím từ các ngôi sao chiếu sáng tinh vân M78 không đủ mạnh để ion hóa chất khí tới mức phát sáng. Các hạt bụi chỉ đơn giản là phản chiếu ánh sáng rọi vào chúng mà thôi. Mặc dù M78 là một tinh vân có thể quan sát một cách dễ dàng qua cách kính thiên văn loại nhỏ vì nó là một trong những tinh vân phản xạ sáng nhất. Tinh vân này cách Trái đất 1.350 năm ánh sáng, nàm trong chòm sao Thợ Săn (Orion). Có thể tìm thấy nó ở hướng đông bắc của ngôi sao nằm ở cực đông thắt lưng của chàng Thợ Săn.

    Những vạch màu xanh nhạt trong bức ảnh này là một minh họa xác đáng cho màu sắc chủ đạo của nó. Sắc xanh thấy được một cách phổ biến trong các tinh vân phản xạ bởi lẽ do sự nhiễu xạ của ánh sao qua các hạt bụi li ti từ chính tinh vân: ánh sáng lam có bước sóng ngắn hơn sẽ nhiễu xạ hiệu quả hơn so với ánh sáng màu đỏ có bước sóng dài hơn.

    Bức ảnh này chứa nhiều đặc điểm khác xa những tinh vân sáng. Một làn bụi tối sẫm vắt ngang qua bức ảnh từ phía trên bên trái, chảy xuống phía dưới bên phải, khỏa lấp ánh sáng từ những ngôi sao nền. Ở góc dưới bên phải, nhiều cấu trúc lạ màu hồng cũng có thể nhìn thấy, được tạo bởi luồng vật chất đang được phóng ra từ các ngôi sao mới được hình thành gần đây, và chúng vẫn đang chìm sau trong lớp bụi.

    Hai ngôi sao sáng, HD 38563A và HD 38563B là những nguồn phát năng lượng chủ yếu sau lớp bụi tinh vân. Tuy nhiên, tinh vân là ngôi nhà chung của nhiều ngôi sao khác. Có khoảng 45 ngôi sao khối lượng nhỏ hơn, tuổi dưới 10 triệu năm và quá lạnh để các phản ứng nhiệt hạch có thể xảy ra, được biết đến với tên những sao T Tauri. Học về những sao T Tauri là một phần quan trọng trong sự tìm hiểu về giai đoạn đầu trong quá trình hình thành các vì sao và sự hình thành của các hệ hành tinh.

    Điều đáng chú ý là tinh van phức tạp này đã có những thay đổi đáng kể trong vòng 10 năm trở lại đây. Vào tháng 2 năm 2004, nhà thiên văn nghiệp dư lão luyện Jay McNeil đã chụp một bức ảnh trong vùng này bằng một kính thiên văn 70mm và ông đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy một tinh vân sáng―một cấu trúc hình quạt ở gần phía dưới của bức ảnh―nơi mà hầu hết các bức ảnh trước đó không cho thấy điều gì. Vật thể này được biết đến dưới cái tên tinh vân McNeil, nó xuất hiện như một tinh vân phản xạ có tính biến quang cao bao quanh một ngôi sao trẻ.

    Màu của bức ảnh này được tạo bởi từ nhiều màu đơn sắc phơi sáng qua sắc lam, vàng/lục và tấm lọc đỏ. Bổ sung thêm bởi sự phơi sáng qua tấm lọc Hidro-alpha cho thấy ánh sáng từ lớp khí Hidro phát sáng. Thời gian phơi sáng tương ứng với mỗi tấm lọc là 9, 9, 17.5 và 15.5 phút.


    Hình ảnh của tinh vân McNeil

    truongson243-HAS
    theo astronomy.com

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Đẹp thật. Nhân tiện hỏi mọi người có mấy loại tinh vân. Và đặc điểm của chúng là gì


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Hình dạng thật sự của tinh vân chiếc nhẫn
    Bởi xuanninh164 trong diễn đàn Phim , Ảnh thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 30-05-2013, 11:26 AM
  2. Vệ tinh viễn thám quang học VNREDSat-1
    Bởi baotritoanha trong diễn đàn Công nghệ vũ trụ, khám phá không gian
    Trả lời: 6
    Bài viết cuối: 07-05-2013, 06:16 AM
  3. Hình ảnh quang học tàn dư vụ nổ siêu tân tinh Cas A - APOD- 17/1/13
    Bởi sirowani trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 22-01-2013, 03:22 AM
  4. Chiến dịch tìm kiếm tiểu hành tinh!
    Bởi kingdragon trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 02-02-2012, 10:45 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •