Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 11 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 109
  1. #1
    Guest
    sản phẩm đầu tay của em :d thật sự đến lúc dịch mới thấy là rất khó, k như kiểu dịch manga vì nó có nhiều thuật ngữ, câu cú khá phức tạp [IMG]images/smilies/102.gif[/IMG] mất 2 đêm cho bài này, chủ yếu là vì kiến thức hạn chế, lại k dám dịch bừa nên phải tham khảo nọ kia lung tung [IMG]images/smilies/26.gif[/IMG] vì đây là lần đầu nên sẽ có nhiều sai sót (dù em đã kiểm tra và cân nhắc nhiều lần), mong mọi ng nhiệt tình góp ý :d




    “Nhịp tim” của tia X tiết lộ vị trí những lỗ đen nhỏ nhất


    Các nhà khoa học có thể tìm ra vị trí của các lỗ đen nhỏ nhất bằng cách theo dõi “nhịp tim” của tia X phát ra từ mỗi lỗ đen.

    Trên lý thuyết, sự suy sập của một ngôi sao có thể tạo nên lỗ đen có khối lượng ít nhất gấp 3 lần khối lượng Mặt Trời. Lỗ đen nhỏ nhất vừa được tìm thấy có khối lượng gần bằng 3 lần khối lượng Mặt Trời. Các lỗ đen nhỏ hơn giới hạn này chỉ có thể được hình thành nếu vật chất chịu tác động của các áp lực khác ngoài lực hấp dẫn của chính ngôi sao.

    Các nhà nghiên cứu không thể trực tiếp quan sát lỗ đen, nhưng họ có thể gián tiếp tìm ra nó bằng cách đo nhịp độ lên xuống của tia X phát ra từ một hệ sao đôi trong Dải Ngân Hà – nơi có dấu hiệu hiện diện của lỗ đen.



    Hệ sao đôi IGR J17091-3624 có thể chứa các lỗ đen nhỏ nhất được biết đến. Các nhà khoa học phát hiện ra nó bằng cách nghiên cứu đồ thị “nhịp tim” của tia X - được cho là phát ra từ đĩa bồi tụ vật chất xung quanh lỗ đen.

    Ảnh minh hoạ: NASA/Goddard Space Flight Center/CI Lab


    Cho đến nay, đồ thị tia X trông giống như nhịp tim trên điện tâm đồ này mới chỉ được tìm thấy trên một hệ lỗ đen khác. Thiết bị thăm dò tia X định giờ (RXTE) của NASA đã đo được “nhịp tim” của tia X ở một hệ sao cách Trái Đất khoảng 16 000 đến 65 000 năm ánh sáng thuộc chòm Bò Cạp (1 năm ánh sáng cỡ khoảng 10 nghìn tỷ kilômét).

    Các nhà nghiên cứu cho rằng, trong hệ sao IGR J17091-3624 tồn tại một ngôi sao đồng hành cùng với một lỗ đen. Khối vật chất của ngôi sao này sẽ bị xé nhỏ ra và bị hút về phía lỗ đen, tạo thành một đĩa phẳng (đĩa bồi tụ) bao quanh lỗ đen đó. Ma sát xuất hiện tại những vùng lân cận đĩa làm cho đĩa nóng lên đến hàng triệu độ C, và năng lượng được giải phóng ra dưới dạng tia X, có thể được nhìn thấy qua các thiên hà.


    <object type="application/x-shockwave-flash" width="640" height="385" data="http://www.youtube.com/v/YlHS-JlkYPI">
    <param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/YlHS-JlkYPI">
    <param name="wmode" value="transparent">
    </object>


    Khi có sự thay đổi xảy ra bên trong đĩa bồi tụ, chu kì của sự biến đổi sẽ được thể hiện qua các luồng tia X phát ra, dao động với cường độ lên xuống giống như nhịp tim trên điện tâm đồ.

    “Chúng tôi cho rằng đa số những đồ thị tia X này thể hiện chu kì tích luỹ đồng thời giải phóng năng lượng trong đĩa bồi tụ, và giờ đây, chúng tôi đã tìm ra 7 trong số chúng ở hệ sao IGR J17091." Nhà nghiên cứu Tomaso Belloni - Đài thiên văn Brera, Merate, Italy - tuyên bố. “Việc nhận ra những dấu hiệu này ở một hệ lỗ đen thứ hai quả là rất thú vị .”

    Các nhà thiên văn học đã thừa nhận tín hiệu “nhịp tim” từ hệ sao IGR J17091 do nó có kiểu dao động khá giống với “nhịp tim” của hệ lỗ đen GRS 1915+105. Hệ lỗ đen này gồm một lỗ đen khổng lồ nặng gấp 14 lần khối lượng Mặt Trời, cho các đồ thị tia X với cấu trúc cao, kéo dài từ hàng giây cho đến hàng giờ.

    Trong khi đó, hệ lỗ đen IGR J17091 mới được tìm thấy có “nhịp tim” của tia X dao động yếu hơn “nhịp tim” từ hệ lỗ đen GRS 1915 khoảng 20 lần, và cứ ít nhất mỗi 5 giây, chu kì này lại được lặp lại từ đầu. Sự lặp lại này nhanh gấp 8 lần sự lặp lại đồ thị tia X của hệ GRS 1915. (xem video ở trên)

    “Tín hiệu ‘nhịp tim’ phát ra từ các lỗ đen tỉ lệ theo khối lượng của chúng, giống như tim của một con chuột bao giờ cũng đập nhanh hơn tim của một con voi” – theo lời nhà vật lý thiên văn Diego Altamirano, Đại học Amsterdam, Hà Lan, tác giả của bản báo cáo trên tạp chí The Astrophysical Journal Letters, số ra ngày 4 tháng 11.


    -----------------------------

    Người dịch: Thuỷ Tiên (Mèo Fisica)
    Nguồn: http://www.space.com/13958-smallest-...heartbeat.html
    (có tham khảo một vài thông tin tại Wikipedia.org)

  2. #2
    Guest
    cũng có nhiều tài liệu nói là hệ sao đôi, hệ sao nhị phân là do em tra trên từ điển của PAC :d

  3. #3
    Guest
    Until now, this X-ray pattern, which is similar to a heartbeat registered on an electrocardiogram, has been seen in only one other black hole system.

    Trong bài này họ tìm thấy 2 hệ hố đen có đồ thị tia X như nhịp tim. Ý của câu trên là ngoài hệ sao IGR J17091-3624 ra họ còn tìm thấy "nhịp tim" ở một hệ hố đen khác nữa.


    chết chửa, trong lúc buồn ngủ mắt nhắm mắt mở k nhìn ra từ "other" :d

  4. #4
    nhờ mod sửa hộ em cái tiêu đề thành “Nhịp tim” của tia X tiết lộ vị trí những lỗ đen nhỏ nhất

  5. #5
    Guest
    nhờ mod sửa hộ em cái tiêu đề thành “Nhịp tim” của tia X tiết lộ vị trí những lỗ đen nhỏ nhất

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    nhờ mod sửa hộ em cái tiêu đề thành “Nhịp tim” của tia X tiết lộ vị trí những lỗ đen nhỏ nhất

  7. #7
    Guest
    nhờ mod sửa hộ em cái tiêu đề thành “Nhịp tim” của tia X tiết lộ vị trí những lỗ đen nhỏ nhất

  8. #8
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    nhờ mod sửa hộ em cái tiêu đề thành “Nhịp tim” của tia X tiết lộ vị trí những lỗ đen nhỏ nhất

  9. #9
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    nhờ mod sửa hộ em cái tiêu đề thành “Nhịp tim” của tia X tiết lộ vị trí những lỗ đen nhỏ nhất

  10. #10
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    nhờ mod sửa hộ em cái tiêu đề thành “Nhịp tim” của tia X tiết lộ vị trí những lỗ đen nhỏ nhất


 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •