Thiên Hà của chúng ta có thể ngập tràn bởi các hành tinh tự do, chúng lang thang trong không gian giữa các vì sao thay vì ổn định trên quỹ đạo của một vì sao nào đó


Bức ảnh là một sự thể hiện tuyệt vời của một vật thể tự do đang lang thang trong không gian giữa các vì sao. Chủ thể bị lu mờ chứng tỏ rằng có thể nó tồn tại bầu khí quyển. Một kẻ lãng tử giữa các vì sao như vậy có thể là một tảng đá bọc băng tìm thấy bên ngoài hệ Mặt trời, một thiên thạch như các tiểu hành tinh hoặc một hành tinh khí khổng lồ như Mộc tinh hoặc các hành tinh ngoài hệ Mặt trời (exoplanet)

Trong những nghiên cứu gần đây nhất, các nhà nghiên cứu ở học viện Kavli (thuộc đại học Stanford) chỉ ra rằng số lượng các hành tinh tự do (nomad planet) trong Ngân Hà lớn hơn các ngôi sao khoảng 100.000 lần. Nếu các quan sát khẳng định giả thiết trên, sẽ có một lớp các thiên thể ảnh hưởng tới lý thuyết về sự hình thành các hành tinh đương đại, và thay đổi tư duy của chúng ta về nguồn gốc và phát triển của sự sống.

Louis Strigari, lãnh đạo chương trình thông báo kết quả nghiên cứu trên Nguyệt san của hội Thiên văn Hoàng gia: “Nếu các hành tinh trên đủ lớn để giữ được bầu khí quyển đậm đặc, chúng có thể giữ nhiệt đủ để các vi khuẩn tồn tại”. Mặc dù những hành tinh này không được sưởi ấm bởi các ngôi sao, chúng có thể tự cung cấp nhiệt bởi phóng xạ từ tâm hành tinh và từ các hoạt động địa chấn.

Trong hai thập kỷ vừa qua, các nhà nghiên cứu đã tìm được khoảng 500 hành tinh ngoài hệ mặt trời, và hầu hết trong số đó quay quanh quỹ đạo. Và chỉ trong năm ngoái, bằng việc áp dụng kỹ thuật “vi thấu kính hấp dẫn” (gravitational microlensing), các nhà nghiên cứu đã tìm được rất nhiều các hành tinh tự do.

Nghiên cứu đưa ra hai hành tinh rất điển hình trong thiên hà và đồng thời ước tính có khoảng 50.000 lần các hành tinh như thế. Để có được kết quả trên, nhóm nghiên cứu của Strigari đã nghiên cứu trường hấp dẫn của Ngân Hà, và đưa ra tổng khối lượng các vật chất có thể tạo lên những hành tinh như thế, và vật chất đã tự phân chia như thế nào để tạo lên những vật thể có kích cỡ từ Diêm Vương tinh cho đến lớn hơn Mộc tinh. Đây không phải là một câu hỏi dễ dàng vì không ai biết các hành tinh đã hình thành ra sao. Theo Strigari, một số hành tinh có thể bị bắn ra từ các hệ mặt trời, nhưng không phải bất cứ thành viên nào cũng đồng tình với giả thiết này.

Để có thể xác minh được các vật thể nhỏ hơn, chúng ta phải đợi đến một thế hệ các kính viễn vọng tìm kiếm mới, đặc biệt là Kính viễn vọng không gian hồng ngoại góc rộng (the space-based Wide-Field Infrared Survey Telescope) và hệ thống viễn kính đồng bộ lớn trên mặt đất (ground-based Large Synoptic Survey Telescope). Dự kiến cả hai bắt đầu hoạt động vào năm 2020.

Nghiên cứu còn cung cấp tư liệu cho một giả thiết khác, cho rằng các hành tinh đi lang thang trong không gian giữa các vì sao, va chạm lẫn nhau, từ đó phân tán sự sống đến những nơi khác của vũ trụ.

Roger Blandford-giám đốc học viện Kavli và đồng thời là một tác giả của nghiên cứu nói trên phát biểu: “Một vài lĩnh vực của khoa học hiện nay, như sự sống ngoài vũ trụ, rất được các nhà khoa học cũng như mọi người quan tâm. Thật tuyệt vời làm sao khi biết được sự sống được mang đến từ các hành tinh và tiểu hành tinh lang thang trong không gian giữa các vì sao”.

(Cung cấp bởi Đại học Stanford)
Nguồn: Physorg.com

P/s: Một số thuật ngữ chuyên ngành em không biết nên dịch theo ý hiểu của mình. Có gì các anh sửa lại cho đúng nhé [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]