Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 5 của 5
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

  2. #2
    Guest
    Theo em là vì do khoảng cách của nó đến các ngôi sao. Đầu tiên ăn mấy sao gần nó, để nó phình ra. Khi nó lớn dần thì nó ăn tiếp.
    Mọi người cho ý kiến nhé

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi bò cạp
    cho m hỏi sao nó lại ko ăn liền lúc nhiều ngôi sao do lực hút cực khủng của nó ?
    Ăn nhiều cũng được thôi. Nhưng vấn đề là không phải có nhiều ngôi sao để nó ăn đến như vậy. Vũ trụ rộng lớn, mật độ vật chất cũng không phải lớn. Khoảng cách giữa các vật thể không hề nhỏ, chính vì vậy nên không dễ để có một ngôi sao lang thang gần hố đen.

    Theo mình được biết thì, trừ Hố đen siêu khổng lồ ở trung tâm của mỗi thiên hà thì không phải hố đen nào cũng có nhiều ngôi sao quay quanh nó, có lẽ khi phát hiện ra hố đen thì cũng chỉ có tầm 1 hoặc 2 ngôi sao quay quanh quỹ đạo của hố đen thôi, và còn rất nhiều hố đen không thể phát hiện được do không có ngôi sao nào quay quanh nó [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG].

    Nói về lực hút của nó thì cũng không phải là đáng sợ đến vậy đâu bạn. Khi một ngôi sao chết đi và biến thành hố đen, khối lượng của nó cũng chỉ tương đương với ngôi sao đó. Ví dụ, nếu bây giờ, Mặt Trời của chúng ta biến thành Hố Đen thì Trái Đất và các hành tinh trong Thái Dương Hệ vẫn sẽ quay quanh nó với quỹ đạo không đổi, không có một thay đổi nào cả. Hố Đen chỉ đáng sợ khi bạn tiến vào điểm kỳ dị của nó thôi, bán kính của vùng này là khoảng 3km(tùy vào khối lượng của Hố Đen). Nếu lọt vào vùng này là hết cơ hội trở ra luôn, kể cả ánh sáng(vận tốc vũ trụ cấp I đối với Hố Đen lúc này còn lớn hơn cả vận tốc ánh sáng).

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Cặp sao bị xé toạc, một ngôi sao bị ném ra xa, các mô hình giả thuyết.



    Tác giả ấn tượng bởi một hố đen bắt một ngôi sao trong hệ sao đôi và ném ngôi sao còn lại ra xa.

    Hố đen siêu khổng lồ ẩn tại trung tâm của thiên hà có thể tạo ra một vòng tròn khổng lồ bằng cách xé toạc các ngôi sao quay quanh, các mô hình máy tính mới dự đoán.

    Một hố đen khổng lồ có khối lượng tương đương với hàng triệu tới hàng tỷ lần mặt trời. Từ lâu đã được cho rằng, hố đen phát triển bởi việc tiêu thụ vật chất, bao gồm cả các ngôi sao. Nhưng mô hình lại cho thấy ít có khả năng một ngôi sao đơn lại rơi vào một hố đen.

    “Nếu bạn muốn mang một ngôi sao vào trong một hố đen, bạn có thể ném một ngôi sao đơn vào đó, nhưng giống như một sao chổi bay qua Mặt Trời, không có gì thú vị xảy ra trừ khi bạn nhận được một cú đánh gần như trực tiếp,” giải thích từ đồng tác giả Ben Bromley, một nhà thiên văn vật lý ở Trường Đại học Utah.

    “Mặt khác, nếu bạn ném một sao đôi vào hố đen, sao đôi sẽ dễ dàng bị tách ra và, trong khi bạn không nhận một cú đánh trực tiếp ngay lập tức, ít nhất bạn cũng bắt được một ngôi sao trong cặp vào quỹ đạo”.
    Đó là bởi vì, tiếng nói của trọng lực, một cặp sao đôi cư xử như là một vật thể lớn hơn nhiều, nên cặp sao đôi có thể bị bẫy vào hố đen từ khoảng cách xa hơn.

    Bữa tiệc sao đôi của Hố đen

    Dựa theo những mô phỏng mới, khi một sao đôi lạc vào quá gần một hố đen khổng lồ, hai ngôi sao bị tách ra. Một thành viên của sao đôi được giữ lại trong khi ngôi sao còn lại bị ném ra xa với một tốc độ cáo trong một khẩu súng trọng trường.

    Ngôi sao bị giữ lại xác nhập vào đĩa quay của các ngôi sao và có thể quay quanh gần tới hố đen trong hàng triệu năm. Cuối cùng, mặc dù, trọng lực xô đẩy mang ngôi sao đủ gần để rơi vào và bị xé toạc ra thành từng mảnh hoặc bị phá vỡ.

    “Khi ngôi sao tới gần hố đen và bị phá vỡ, nó trải dài ra, và từng phần của ngôi sao rơi vào hố đen,” thành viên nhóm nghiên cứu Scott Kenyon của Trung tâm vật lý học thiên thể Harvard-Smithsonian ở Masshachusetts phát biểu.

    “Khí rơi vào trong phát ra năng lượng, và bạn có thể thấy một kiểu flash” có thể kéo dài hàng năm, được các nhà thiên văn học biết đến như là hiện tượng thủy triều gián đoạn.

    Trong khi đó, ngôi sao bị loại bỏ được ném đi ở tốc độ lên tới 1.8 triệu mph (2.9 triệu kmph)- đủ nhanh để rời khỏi thiên hà của nó hoàn toàn.

    Mô hình lưu trữ các dữ liệu cho thấy khoảng 1 tá các ngôi sao như vậy được gọi là các ngôi sao siêu tốc độ đang tăng tốc rời khỏi Ngân Hà của chúng ta.

    Hố đen của chúng ta là một kẻ ăn chậm chạp

    Các nhà thiên văn học nghĩ hố đen siêu khổng lồ cũng có thể phát triển thông qua các va chạm và sáp nhập hoặc bằng cách ăn các đám mây khí.

    Nhưng những cơ chế này cũng có vấn đề riêng của nó- ví dụ, một số hố đen khổng lồ vẫn đang phát triển mà không có bất kỳ sự hiện diện nào của các đám mây khí xung quanh nó. Vì vậy, nhóm nghĩ rằng các quá trình khác có thể đóng vai trò ít hơn trong việc tăng trưởng của hố đen.

    “Tôi tin rằng sao đôi phải là cơ chế chính cho việc phát triển của các hố đen siêu khổng lồ,” Bromley nói.

    Áp dụng lý thuyết của họ vào Ngân Hà, nhóm ước lượng rằng hố đen siêu khổng lồ của Ngân Hà tiêu thụ một ngôi sao trong khoảng 1000 năm.

    Nó đủ để tăng thêm vật chất cho hố đen của chúng ta lên gấp đôi tới gấp bốn về khối lượng trong 5-10 tỷ năm.

    “Nó chỉ ăn một ngôi sao thông thường trong mỗi 1000 năm,” Kenyon nói. “Đó không phải là nhịn ăn, nhưng cũng không phải là ăn ở tốc độ cao.”

    Sao đơn vẫn là vai trò chính?

    Nhưng nhà thiên văn vật lý David Merritt, của Viện công nghệ Rochester ở New York, cho biết ông vẫn không bị thuyết phục rằng các cặp sao đôi là nhiên liệu chính cho việc phát triển của các hố đen khổng lồ.

    Merritt đồng ý rằng các sao đôi có thể dễ bị bắt lại hơn. Nhưng sau đó, ông nghĩ, các ngôi sao bị bắt không dễ dàng rơi vào hố đen đủ để duy trì sự tăng trưởng.

    Ngay cả việc ném một sao đôi vào hố đen là không có khả năng, ông nghĩ hố đen vẫn chờ đợi một sao đôi tách ra để rơi vào.

    “Nếu sao đôi đóng góp theo một cách quan trọng, thì sao đơn cũng vậy” cái được cho là có nhiều hơn sao đôi trong thiên hà—“đang đóng góp thậm chí còn nhiều hơn”, Merritt-người không tham gia vào nghiên cứu phát biểu.

    “Quan điểm đó đã được dùng trong những năm 1970 sử dụng các giả định tương tự mà họ đang sử dụng ở đây.

    “Cái chúng ta thực sự cần là nhiều quan sát hơn về hiện tượng thủy triều gián đoạn,” Merritt nói. “Chỉ có một số ít các quan sát, và đó là không đủ để lấy các số liệu thống kê.”

    Đồng tác giả nghiên cứu Kenyon nói rằng các kính viễn vọng không gian mạnh mẽ hơn được dự kiến triển khai trong các năm tới, và chúng có thể sẽ cung cấp nhiều số liệu chính xác hơn cho đánh giá được sử dụng trong tính toán của nhóm nghiên cứu.

    Nguồn: NationalGeographic

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    không nuốt đc luôn là do nó bé quá


 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •