Dài, bừng sáng từ một thiên hà xa xôi giống như một tiếng “ợ” lớn của Vũ Trụ



Một ngôi sao bị xé toạc ra thành từng mảnh khi nó rơi vào trong một hố đen siêu khổng lồ.


Một tiếng “ợ” lớn phát ra từ hố đen siêu khổng lồ cho thấy quái vật vũ Trụ vừa ăn ngấu nghiến một ngôi sao, các nhà khoa học nói.

Đầu năm nay các nhà thiên văn học theo dõi một vụ nổ tia Gamma năng lượng cao phát ra từ trung tâm của một thiên hà lùn cách xa khoảng 3.8 tỷ năm ánh sáng. Tia sáng này, đặt tên là Sw 1644+57, là một trong những tia Gamma sáng nhất và dài nhất của vụ nổ tia Gamma(GRB: Gamma Ray Bursts) từng được thấy.

Trong bước sóng nhìn thấy và hồng ngoại, vụ nổ sáng như là 100 tỷ Mặt Trời.

“Chúng tôi tin rằng sự kiện này được gây ra bởi một Hố Đen siêu khổng lồ có khối lượng khoảng 10 tỷ Mặt Trời đang xé toạc một ngôi sao đến quá gần vùng trọng trường của Hố Đen”, trưởng nhóm nghiên cứu Joshua Bloom, một nhà thiên văn học ở Đại học California, Berkeley phát biểu.

“Phần lớn của ngôi sao rơi vào trong Hố Đen, nhưng trên đường đi, nó bị nóng lên và sản sinh ra một vụ nổ năng lượng dưới dạng một tia bức xạ cực mạnh, có thể được phát hiện qua không gian thông qua các đài quan sát thiên văn.”

Trong khi Hố Đen siêu khổng lồ được cho là ẩn nấp ở trung tâm của hầu hết các thiên hà lớn, các sự kiện như một ngôi sao đang bị ăn có thể chỉ xảy ra một lần trong hàng trăm triệu năm trong bất cứ thiên hà nào.

“Cái làm cho sự kiện này trở nên hiếm hơn là chúng ta không nhận được chùm tia X phát ra từ khí của ngôi sao đang rơi vào, nhưng một trong số chúng được phun ra bởi hố đen dưới dạng tia Gamma, và chúng ta chỉ mới nhìn thấy cái nòng của tia đó.” Bloom nói.

“Vì vậy tôi sẽ nói rằng đó là một sự kết hợp thực sự của việc bắt gặp một quái vật hố đen đang trong quá trình ăn một ngôi sao không may mắn lọt vào quá gần nó, và bởi vì chúng ra một hình học khá đặc biệt.”

Cái chết của ngôi sao gây ra những chùm sáng kỳ lạ

Vệ tinh Swift của NASA lần đầu tiên phát hiện ra vụ nổ vào 28/03/2011, và cả kính thiên văn Hubble và đài quan sát tia X Chandra đều theo sát quá trình của vụ nổ.

Vụ nổ thậm chí ban đầu còn được cho là một vụ nổ chùm tia Gamma bình thường. Phát ra từ khoảng cách hàng tỷ năm ánh sáng, những sự kiện như vậy có thể được thấy cứ khoảng vài ngày trên Vũ Trụ, và chúng được cho là xảy ra khi một ngôi sao rất nặng nổ tung hoặc hai ngôi sao khổng lồ va chạm vào nhau.

“Phần lớn trong số những Vụ nổ tia Gamma thông thường được phát hiện ra và nhanh chóng mờ dần đi trong một ngày,” Bloom nói.

“Nhưng bây giờ, sau 2 tháng rưỡi, vụ nổ tia gamma mới này vẫn còn rất mạnh. Bởi vì nó quá nổi bật trong khả năng quan sát, điều này rõ ràng làm cho nó có điều khác biệt so với các vụ nổ chùm tia Gamma khác mà chúng ta đã từng thấy trước đó. ”

Hơn nữa, các vụ nổ tia gamma thông thường, thường được thấy ở bên ngoài tâm của thiên hà. Nhưng Sw 1644+57 được tìm thấy ở một nơi bất thường—trung tâm của một thiên hà.

“Đó là lý do chính để chúng ta bắt đầu nghi ngờ rằng một hố đen siêu khổng lồ có liên quan đến, bởi vì chúng ta biết rằng lõi thiên hà là nơi các con quái vật cư trú.”

Các nhà khoa học cũng biết rằng khi một hố đen đang ăn, nó phát ra một lượng lớn các bức xạ, bởi vì vật chất rơi vào trong trở nên cực nóng khi nó gần hố đen. Sw 1644+57 là đáng ngạc nhiên, mặc dù, đó là bản chất tự nhiên của nó.

“Thật là đáng ngạc nhiên,” Bloom nói, “cái chúng ta có ở đây là một hố đen đang đói, im lìm đã bất ngờ quyết định ăn một cách điên cuồng trong một khoảng thời gian ngắn.”

Thiên hà của chúng ta cũng có một hố đen siêu khổng lồ im lìm ở trung tâm của nó. Những phát hiện mới cho thấy có khả năng con quái vật vũ trụ của chúng ta phun ra những tia bức xạ cực mạnh nên có một ngôi sao đang rơi vào, Bloom nói thêm.

Tuy nhiên, bởi vì các sự kiện như vậy rất hiếm—và các tia phát ra tập trung quá hẹp—không giống như bất cứ điều gì được phát hiện từ Sw 1644+57 bắn ra từ thiên hà của chúng ta trong hàng triệu năm.


Nguồn: NationalGeoGraphic