Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 11 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 109
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Solarlight Dark
    Khả năng chắc giờ nó ko còn tồn tại nữa đâu, ánh sáng đi từ đó đến nay cũng đủ để cho nó qua đời rồi [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] ko biết tuổi thọ 1 hành tinh tối đa là bao nhiêu nhỉ mọi người ???
    sẽ nhỏ hơn tuổi thọ của vũ trụ sau vụ nổ bigbang đến nay[IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]cách đây khoảng 13,7 tỷ (13,7 × 109) năm

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Thế giới giống như sao Mộc, có thể khoảng 12.8 tỷ năm tuổi, nhà nghiên cứu nói.

    Hình minh họa: Các hành tinh già nhất quay quanh ngôi sao của chúng.

    Hai hành tinh lớn được tìm thấy quay quanh một ngôi sao cách chúng ta 375 năm ánh sáng là hai hành tinh già nhất từng được phát hiện, các nhà khoa học cho biết.

    Với độ tuổi ước tính khoảng 12.8 tỷ năm, ngôi sao chủ- và do đó các hành tinh- gần như hình thành vào buổi bình minh của Vũ Trụ, dưới 1 tỷ năm sau vụ nổ Big Bang.

    “Khi đó, Ngân Hà của chúng ta vẫn còn chưa được hình thành xong” trưởng nhóm nghiên cứu Johny Setiawan, người tiến hành nghiên cứu tại Viện Thiên văn học Max-Plank ở Heidelberg, Đức cho biết.

    Trong một cuộc khảo sát gần đây, Setiawan và các đồng nghiệp đã tìm thấy dấu hiệu của 2 hành tinh quay xung quanh ngôi sao, được đặt tên là HIP 11952.

    Dựa trên những tính toán của nhóm, một hành tinh gần như lớn bằng Sao Mộc và có quỹ đạo là khoảng 7 ngày. Hành tinh còn lại gần bằng 3 lần Sao Mộc và có quỹ đạo khoảng 9 tháng rưỡi.

    Cũng có khả năng các hành tinh này trẻ hơn nhiều hơn họ thấy nếu chúng được hình thành rất lâu sau khi ngôi sao của chúng sinh ra- nhưng viễn cảnh này là rất khó xảy ra, nhóm nghiên cứu cho biết.

    “Thông thường, các hành tinh được hình thành ngay sau khi ngôi sao của chúng được sinh ra,” Setiawan cho biết.

    “Thế hệ hành tinh thứ hai có thể được hình thành sau khi một ngôi sao chết đi, nhưng điều này vẫn còn đang được tranh luận.”

    Các hành tinh cổ xưa thách thức học thuyết

    Setiawan và các đồng nghiệp đã tìm thấy các hành tinh cổ sử dụng một kỹ thuật gọi là vận tốc xuyên âm, trong đó các nhà thiên văn quan sát các giao động định kỳ trong ánh sáng của một ngôi sao do lực kéo trọng trường của các hành tinh quay xung quanh.

    Nghiên cứu chỉ ra rằng hành tinh đó được hình thành trong buổi đầu của Vũ Trụ là hoàn toàn có thể mặc dù thực tế rằng ngôi sao tái sinh sẽ nghèo kim loại (metal-poor)- thuật ngữ thiên văn học chỉ các ngôi sao thiếu các nguyên tố nặng hơn Hydrogen và Helium.

    Trong trường hợp của HIP 11952, “lượng Sắt trong nó chỉ vào khoảng 1% so với Mặt Trời,” Setiawan cho biết.

    Ý tưởng về các hành tinh có nguồn gốc từ một ngôi sao như vậy đi ngược lại với lý thuyết đã được chấp nhận rộng rãi được goi là mô hình bồi tụ, nói rằng các nguyên tố nặng là cần thiết để hình thành nên các hành tinh.

    Ngay cả các hành tinh khí khổng lồ như Sao Thổ và Sao Mộc cũng cần có các nguyên tố nặng để hình thành, bởi vì chúng được xây dựng nên từ các lõi cứng.

    Thuyết bồi tụ đã được củng cố bằng các quan sát: hầu hết các ngôi sao có hành tinh được phát hiện đến ngày nay đều tương đối trẻ và có lượng kim loại từ trung bình đến cao.

    Nhưng cũng có một quan sát khác, Setiawan nói: Các nhà thiên văn học có thể nghĩ rằng thuyết bồi tụ là đúng bởi vì các nhà săn tìm hành tinh thường nhắm đến các ngôi sao trẻ, các ngôi sao như Mặt Trời.

    “Để xác minh vấn đề này, cần thiết phải có một cuộc khảo sát tìm kiếm các hành tinh quay quanh các ngôi sao nghèo kim loại,” Setiawan nói.

    Clock Ticking for Oldest Worlds

    Mặc dù tuổi thọ của các hành tinh mới được tìm thấy, rất khó để nó có thể tồn tại thêm 13 tỷ năm nữa.

    Ngôi sao mẹ sẽ sớm chuyển thành sao đỏ khổng lồ, Setiawan nói, một trong những trạng thái cuối cùng của một ngôi sao giống như Mặt Trời.

    Trong giai đoạn này, ngôi sao sẽ phình lên về kích thước và nhấn chìm hấu hết các hành tinh gần đó.


    Nguồn: NationalGeographic

    http://news.nationalgeographic.com/n...space-science/

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Hành tinh này cách Trái Đất có 375 năm ánh sáng thôi mà. Giờ chắc vẫn còn đó [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Anh thắc mắc sao ngôi sao chủ của nó sống lâu vậy? năng lượng lấy đâu ra nhỉ.. ?
    p/s Toiti10: Những bài sau em để cả link đi kèm nguồn dịch để mọi người có thể chủ động theo dõi thêm nhé.

  6. #6
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi fallingstars
    Anh thắc mắc sao ngôi sao chủ của nó sống lâu vậy? năng lượng lấy đâu ra nhỉ.. ?
    p/s Toiti10: Những bài sau em để cả link đi kèm nguồn dịch để mọi người có thể chủ động theo dõi thêm nhé.
    nếu sao mẹ là sao lùn trắng thì có khả năng anh ạ

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    @VY Canis Majoris: Sao lùn trắng chỉ là giai đoạn cuối của một ngôi sao có khối lượng nhỏ hoặc trung bình cỡ Mặt Trời thôi.
    @a fallingstars: Sao có khối lượng càng nhỏ thì tiêu thụ càng ít nhiên liệu, cho nên thời gian tồn tại của chúng càng lâu.
    Theo hình này thì với một ngôi sao có khối lượng ~ Mặt Trời tồn tại khoảng 12 tỷ năm, còn bằng 1 nửa khối lượng Mặt Trời tồn tại khoảng 70 tỷ năm, 13 tỷ năm đã là gì ^^.



    Ngoài ra các sao có khối lượng lớn hơn 1,5 Mo ( Mo là khối lượng của Mặt trời ) sẽ biến đổi Hidrô thành Heli theo chu trình cacbon Nitơ còn các sao có khối lượng nhỏ hơn 1,5 Mo thì sẽ tổng hợp năng lượng từ phản ứng nhiệt hạch (phản ứng proton-proton).
    Theo các bạn 2 phản ứng này có ảnh hưởng đến thời gian tồn tại của một ngôi sao không, và giải thích về chu trình cacbon nitơ (CNO) và phản ứng proton-proton ?

  8. #8
    Guest
    Đã được thêm nguồn theo yêu cầu của anh fallingstars [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  9. #9
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi discoverychange
    @VY Canis Majoris: Sao lùn trắng chỉ là giai đoạn cuối của một ngôi sao có khối lượng nhỏ hoặc trung bình cỡ Mặt Trời thôi.
    ý em là thời gian tồn tại của sao lùn trắng là rất lâu, lâu tới mức mà chưa ghi nhận được sự có mặt của sao lùn đen ( do sao lùn trắng suy biến thành ) trong vũ trụ.
    nhưng em chưa rõ là các hành tinh quay quanh ngôi sao cỡ Mặt Trời có còn sống sót sau khi ngôi sao ấy biến thành sao lùn trắng không nữa ?

  10. #10
    Guest
    Trước khi thành sao lùn trắng thì ngôi sao trải qua giai đoạn sao lùn đỏ (Red Giant), trong giai đoạn sao lùn đỏ, ngôi sao phình ra gấp nhiều lần, nhấn chìm hầu hết các hành tinh ở gần nó. Như Mặt Trời, nếu như thành sao lùn đỏ thì nó phình ra đến Trái Đất luôn, nuốt trọn Sao Kim, Sao Thủy và Trái Đất [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 23-05-2017, 07:35 AM
  2. Hình dạng thật sự của tinh vân chiếc nhẫn
    Bởi xuanninh164 trong diễn đàn Phim , Ảnh thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 30-05-2013, 11:26 AM
  3. Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 28-02-2013, 11:46 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •