Mặc dù NASA đã cống hiến nhiều khám phá về Sao Hỏa trong thời gian gần đây, nhưng cơ quan này vẫn còn theo dõi một thiên thể khác nữa, đó là mặt trăng băng giá Europa của Sao Mộc, và như chúng ta biết, nơi này có thể tồn tại sự sống trên đó.


Bề mặt phức tạp nhưng rất đẹp tô điểm cho quả cầu băng giá rét này. Màu sắc được phối lại từ dữ liệu hình ảnh bởi tàu Galileo của NASA trong những năm 1995 và 1998. CREDIT: NASA/JPL/Ted Stryk

Tuần rồi, NASA đã chính thức công bố kế hoạch đầu tư 1,5 tỉ dollar cho những chương trình nghiên cứu sao Hỏa vào năm 2020, những dự án về Sao Hỏa như là tàu thăm dò Curiosity vừa đổ bộ hành tinh đỏ tháng 8 vừa qua, một thiết bị thăm dò ở quỹ đạo gọi là Maven, hay là một thiết bị thăm dò mặt đất tên là InSight đã được dự kiến sẽ lần lượt phóng đi vào năm 2013 và 2016.

Tuy nhiên NASA cũng đang nghĩ ra những cách để khám phá khả năng tồn tại sự sống trên Europa, mặt trăng lớn thứ tư của sao Mộc. Các nhà khoa học sẽ nghiên cứu bề mặt băng đá của nó và bên dưới những đại dương.

Vệ tinh này của Sao Mộc được cho là có đại dương rộng lớn chứa nước ở dạng lỏng bên dưới bề mặt băng đá của nó, hơn nữa có thể đại dương này tiếp xúc với lớp vỏ đá manti bên dưới, làm tăng khả năng xuất hiện những phản ứng hóa học thú vị ở nơi đây.

Sự chiếu xạ bề mặt Europa và làm ấm thủy triều bên trong lòng của nó đồng nghĩa với việc nó có nguồn năng lượng dồi dào, và đây là yêu cầu quan trọng để có sự sống.

Từ lâu NASA đã quan tâm đến mặt trăng này và những đại dương của nó. Trong những năm trở lại đây, cơ quan này đã đề ra những sứ mệnh đầy tham vọng gọi là Jupiter Europa Orbiter (JEO), trong đó có những nghiên cứu khoa học chi tiết về Europa và những núi lửa trên mặt trăng Io.

Vita Rosa – Ftvh