Năm 2013 đã đến và có lẽ ai đó trong chúng ta vẫn đang thắc mắc không rõ những sự kiện thiên văn nào đang đáng để xem trong năm tới. Dưới đây sẽ là danh mục 13 sự kiện thiên văn không thể bỏ lỡ trong năm 2013 được xếp theo thứ tự thời gian. Không phải tất cả các sự kiện nêu dưới đây đều có thể quan sát được do nó phụ thuộc vào vị trí của từng khu vực trên trái đất (bạn có thể làm một chuyến du lịch vòng quanh trái đất để tận hưởng các sự kiện này), tuy nhiên nếu thời tiết cho phép thì bạn chỉ việc ngồi ở sân sau cũng có thể quan sát được hầu hết các sự kiện thiên văn này.

Năm nay hứa hẹn chuyến viếng thăm của hai sao chổi rất sáng đó là PANSTARRS và ISON. Như các nhà thiên văn vẫn từng nói với bạn, sao chổi nổi tiếng là “thất thường” và chúng ta chỉ có thể dự đoán độ sáng cũng như độ dài chiếc đuôi của nó. Do vậy việc chúng ta buộc phải chờ đợi và theo dõi.

1. Giao hội cực gần giữa Mặt Trăng và Sao Mộc ngày 21/1
Đối với người dân Bắc Mĩ, đây là một hiện tượng thực sự hấp dẫn, bạn có thể dễ dàng quan sát được nó cho dù bạn có đang ở một thành phố đầy ánh điện. Trăng khuyết với 78% diện tích bề mặt được chiếu sáng sẽ nằm cạnh cực nam của sao Mộc (hành tinh lớn nhất trong Hệ mặt trời) ở một khoảng cách rất gần: dưới 1 độ.
Tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy hai thiên thể tỏa sáng trên bầu trời sẽ tiến gần nhau nhất trong buổi sáng. Điều thú vị hơn nếu bạn bỏ lỡ, phải đến năm 2026 bạn mới lại thấy được sự kiện giao hội giữa Mặt Trăng – Sao Mộc!

Sao Mộc tỏa sáng bên cạnh Mặt Trăng với vòng hào quang rực rỡ. Bức ảnh được chụp ngày 25/12/2012 bởi Hunter Davis.


2. Buổi sáng tuyệt vời nhất để ngắm Sao Thủy
Sao Thủy – hành tinh nằm trong cùng và khó “tóm” nhất sẽ du ngoạn đủ xa ánh sáng chói trang của Mặt Trời để chúng ta có thể thấy được nó trên bầu trời phía tây, sau sau khi Mặt Trời lặn xuống. Buổi sáng ngày 8/2 năm nay, Sao Thủy sẽ nằm ngay sát người anh em mờ nhạt hơn rất nhiều là Sao Hỏa, khẩu độ giữa hai sao chỉ khoảng 0,4 độ.
Sao Thủy sẽ tiến xa Mặt Trời nhất từ ngày 16/2 và thực sự tỏa sáng, độ sáng biểu kiến từ -1,2 đến -0,6. Trước và sau ngày này, độ sáng của nó sẽ giảm xuống còn +1,2. (Các nhà thiên văn học đo độ sáng biểu kiến của các vật thể bằng các con số tỷ lệ nghịch, có nghĩa là sao sáng thì giá trị độ sáng biểu kiến càng thấp. Độ sáng âm cho biết vật thể đó sẽ sáng một cách đặc biệt)

3. Từ ngày 10 đến 24 tháng 3, sao chổi PANSTARRS đạt vị trí tốt nhất để quan sát.
Sao chổi PANSTARRS được phát hiện vào tháng 6/2011 bằng kính thiên văn Pan-STARRS 1 đặt tại Haleakala, quần đảo Hawaii. Sự kiện thiên văn này hứa hẹn một màn trình diễn ngoạn mục trong suốt 2 tuần. Trong khoảng thời gian này, sao chổi cũng sẽ tiến gần nhất đến Mặt Trời (khoảng 45 triệu km) và Trái đất (164 triệu km).
Kể từ lúc được phát hiện, sao chổi PANSTARRS vẫn còn là một vật thể rất xa và mờ nhạt, và từ đó đến nay, nó đang dần sáng lên một cách đều đặn. Nó sẽ đạt đến độ sáng ít nhất là 1 trên bầu trời phía tây-tây bắc ngay sau khi Mặt Trời lặn xuống. Trong buổi tối ngày 12/3, sao chổi sẽ nằm nghiêng về bên phải khoảng 4 độ so với Mặt Trăng hình lưỡi liềm cực mỏng.

Bức hình phát hiện ra sao chổi C/2011 L4 (PANSTARRS) bởi kính viễn vọng Pan-STARRS1


4. Nguyệt Thực một phần ngày 25/4
Đây sẽ là nguyệt thực một phần rất nhỏ với phần trên cùng của Mặt Trăng chỉ bị bóng tối của Trái Đất lướt qua một ít. Ngay tại pha giữa của nguyệt thực, đường kính bị che phủ của Mặt Trăng cũng chỉ lên tới dưới 2%. Tại bán cầu Đông (Châu Âu, Châu phi, Australia và hầu hết Châu Á) là khu vực có vị trí quan sát tốt nhất. Còn ở Bắc Mĩ, người hâm mộ sẽ không thể chứng kiến được hiện tượng này.

5. Nhật thực hình khuyên ngày 9/5
Khi nhật thực hình khuyên xảy ra, chúng ta sẽ thấy một “chiếc nhẫn lửa” trên bầu trời do Mặt Trăng không che phủ được hết viền ngoài của Mặt Trời. Về kích thước góc, độ lớn của đĩa mặt trăng nhỏ hơn đĩa mặt trời khoảng 4,5%. Do vậy nhật thực lần này là hình khuyên và chúng ta vẫn nhìn thấy được ánh sáng đến từ viền ngoài của Mặt Trời.
Hành trình bóng tối của Mặt Trăng sẽ kéo dài hàng nghìn dặm trên Trái Đất nhưng lại không rộng quá 107 dặm (172km). Phần lớn hành trình này sẽ rơi trên Thái Bình Dương đúng lúc hoặc ngay sau khi mặt trời mọc. Nó sẽ cắt ngang qua một phần bắc Australia (bắt đầu vào buổi sáng ngày 10/5) và phần trên cùng phía đông Papua New Guinea, dọc theo một vài khu vực bên cạnh của quần đảo Solomon.
Tại thời điểm nhật thực đạt cực đại, hình vành khuyên sẽ xuất hiện trong khoảng 6 phút 4 giây. Quần đảo Hawaii sẽ nhìn thấy nhật thực một phần vào lức 3h48’ PM theo giờ địa phương, mặt trăng sẽ che khuất khoảng 32% đĩa mặt trời.

6. Ngày 24 đến 30 tháng 5: Vũ điệu các hành tinh
Ngay sau khi hoàng hôn buông xuống, trên bầu trời đêm lung linh phía tây-tây bắc, Sao Thủy, Sao Kim và Sao Mộc sẽ đem đến một màn trình diễn tráng lệ mà không vội vàng. Chúng gần như nhảy múa xung quanh nhau, liên tục thay đổi vị trí trước mỗi buổi tối. Ngày 28/5, hai hành tinh sáng nhất là Sao Kim và Sao Thổ sẽ chỉ cách nhau khoảng 1 độ, cùng với đó là Sao Thủy lướt qua phía tây-bắc (phía trên bên phải) Sao Mộc và sáng hơn sao Mộc khoảng 6 lần.

7. Ngày 23/6, Trăng tròn lớn nhất năm 2013
Vào ngày 23/6, Mặt Trăng sẽ tiến đến gần Trái Đất nhất trong năm, khoảng 356.991km để tạo nên sự kiện “Siêu Trăng”. Điều này dự báo những đợt thủy triều lớn nhất trong vài ngày tiếp theo.

8. Mưa sao băng Perseid ngày 12/8
Trận mưa sao băng thường niên này thường được mong đợi nhất do số lượng sao băng lớn và đều đặn, có thể lên tới 90 vệt/giờ/1 người quan sát. Tình yêu dành cho trận mưa sao băng này có thể kết hợp với một đợt dã ngoại mùa hè và. Những người yêu bầu trời sẽ có dịp để bỏ ra hàng tiếng đồng hồ trong ánh sao rực rỡ của bầu trời đêm.
Mùa hè vừa qua, Mặt Trăng với hình lưỡi liền mờ nhạt và hiện lên vẻ suy tư khi diễn ra sao băng. Tuy nhiên trong năm 2013, Mặt Trăng sẽ lặn sau khi màn đêm buông xuống được ít giờ và nhường lại bóng đêm cho những người yêu thiên văn.

Ảnh mưa sao băng Perseid và Trăng tròn lúc 1giờ tối ngày 11/8/2012 tại Cave City
9. Nguyệt thực nửa tối ngày 18/10
Nguyệt thực nửa tối lần này diễn ra khi Mặt Trăng đi vào vùng nửa tối của bán cầu bắc Trái Đất. Tại thời điểm cực đại (pha giữa của nguyệt thực), tỷ lệ che phủ là 76% đường kính Mặt Trăng, đủ sâu để chúng ta nhận ra nhận ra sự che phủ của vùng nửa tối, thể hiện rõ nét nhất ở phần nửa dưới của Mặt Trăng. Những khu vực có thể quan sát được hiện tượng này là Châu Á, Châu Âu và Châu Phi. Đối với khu vực trung tâm và phía đông Bắc Mĩ, người dân sẽ thấy Mặt Trăng hơi tối đi một chút ở những giờ đầu buổi tối.

10. Nhật thực lai (hybrid solar eclipse) ngày 3/11
Nhật thực lai là một kiểu trung gian giữa nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên. Ở một số điểm trên Trái Đất, nó được quan sát thấy là nhật thực toàn phần; ở những nơi khác nó lại là nhật thực hình khuyên. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là do diện tích phần che khuất của Mặt Trăng bị thay đổi khi phải chạy trên bề mặt cong của Trái Đất.

Tuy nhiên tại Việt Nam chúng ta không nằm trong vùng quan sát được, nên chúng sẽ phải chấp nhận bỏ qua sự kiện này!!

11. Sao chổi ISON từ giữa tháng 11kéo dài đến tháng 12
Vào ngày 21/9/2012, hai nhà thiên văn nghiệp dư Vitali Nevski (Belarus) và Artyom Novichonok (Nga) đã dùng kính thiên văn của riêng họ để phát hiện ra một sao chổi mới và đặt tên nó theo tên của thiết bị đã tìm ra sao chổi này: sao chổi ISON
Theo tính toán, quỹ đạo của ISON sẽ tiến tới rất gần Mặt Trời (bé hơn 1,2 triệu km) khiến nó trở thành một “Sungrazer” thực sự (nhóm sao chổi có quỹ đạo bay cận Mặt Trời) trong đúng ngày Lễ Tạ Ơn.
Ở thời điểm ISON tiếng gần đến Mặt Trời, nó có thể sáng đến mức thậm chí người ta có thể quan sát thấy nó dưới ánh sáng ban ngày. Nó sẽ tiến hướng về Trái Đất, tiếp tục đi qua quãng đường khoảng 64 triệu km sau đó một tháng.
Do vậy sao chổi ISON sẽ trở thành một vật thể tuyệt đẹp để quan sát vào mỗi buổi tối và sáng tại Bán cầu bắc và sự kiện này kéo dài hàng tuần tiếp theo. Nó có thể sẽ trở thành một trong trong những sao chổi đẹp nhất mọi thời đại.

12. Tháng 12 (cả tháng): Vẻ đẹp rực rỡ của Sao Kim
Sao Kim, hành tinh sáng nhất trong tất cả các hành tinh, sẽ đem đến một màn trình diễn ngoạn mục trong suốt tháng 12 để chào mừng những ngày lễ của năm, và thậm trí màn trình diễn sẽ kéo dài sang tận năm 2014. Sao Kim sẽ trang hoàng cho bầu trời đêm phía tây-nam trong suốt 3 tiếng đồng hồ sau khi mặt trời lặn xuống ở thời điểm đầu tháng, và 1,5 giờ vào thời điểm giao thừa. Một Mặt Trăng lưỡi liềm đáng yêu sẽ nhẹ lướt qua phía trên và dần tiến sang bên phải Sao Kim vào ngày 5/12. Những ngày tiếp theo, Sao Kim sẽ đạt độ sáng cực đại. Đến năm 2021, Sao Kim một lần nữa lại trở thành “Ngôi Sao của bầu trời đêm”
http://www.space.com/11176-supermoon...full-moon.html

13. Mưa sao băng Geminid: ngày 13-14/12
Nếu cần có một trận mưa sao băng để đem đến một màn giải trí tuyệt vời thì nó sẽ là Geminid. Ngày nay, hầu hết những chuyên gia về sao băng đều đặt nó lên đầu bảng xếp hạng vì số lượng sao băng và độ ổn định đều vượt qua các trận sao băng khác, thậm chí cả trận mưa Perseids trong tháng 8.
Thật không may, vài ngày trước đó sẽ là trăng tròn và nó tiếp tục chiếu sáng bầu trời trong nhiều đêm tiếp theo khiến cho việc quan sát sao băng trở nên khó khăn. Tuy nhiên sau đó mặt trăng sẽ lặn xuống và đó là cơ hội để chúng ta quan sát trận mưa với số lượng khoảng 2 vệt/phút, tức 120vệt/giờ.

--- Nguồn Space.com -----