Hồi trước, giới khoa học đã phát hiện ra là có những hành tinh không quay quanh bất kì ngôi sao nào, kiểu như Trái Đấy quay quanh Mặt Trời, mà "du lịch" trong vũ trụ hoàn toàn đơn độc. Tới bây giờ, các nhà khoa học chỉ mới khám phá được chưa đầy 10 hành tinh như thế, nhưng mới gần đây, giới thiên văn ở Hawaii đã nhận ra một chấm xanh gần như là không nhìn thấy mà họ tin rằng đó là một hành tinh như thế.


Sau đó, vật thể này đã được xem xét kĩ lưỡng hơn với sự giúp đỡ của một kính thiên văn đỉnh hơn ở Chili.

Giới khoa học phỏng đoán rằng đây có lẽ là thiên thể trôi nổi tự do gần chúng ta nhất – khoảng cách giữa nó và Trái Đất chỉ khoảng 100 năm ánh sáng, không xa lắm dưới góc độ khoảng cách vũ trụ.
Giả sử hành tinh này được hình thành trong một hệ thống sao, tại sao nó lại rời đi?

“Chà, chuyện này đôi khi xảy ra,” nhà thiên văn Nga Vladimir Surdin phát biểu.

“Nếu có một vài hành tinh khổng lồ trong một hệ thống sao, các trường hấp dẫn của chúng thường “xung đột” lẫn nhau, và cái lớn hơn có thể đẩy cái nhỏ hơn ra khỏi hệ thống sao đó. Trong Hệ Mặt Trời, hành tinh lớn nhất là Mộc tinh, và lớn thứ hai là Thổ tinh. Các hành tinh còn lại thì nhỏ hơn nhiều so với chúng. Vì vậy, các trường hấp dẫn không xung đột lẫn nhau. Nhưng giả sử có hai hành tinh như Mộc tinh trở lên, một trong số chúng có thể đã bị đẩy đi bởi số còn lại rồi.”

“Có thể có nhiều hành tinh “thẩn thơ” trong vũ trụ,” ông Surdin tiếp tục, “nhưng khá là khó để chúng ta phát hiện ra chúng. Nguyên nhân là do nếu một hành tinh ở gần một ngôi sao, nó được chiếu sáng, nhưng một hành tinh thơ thẩn thì thực tiển là nó không thể được nhìn thấy. Đó là lí do tại sao giới khoa học mới bắt đầu phát hiện ra chúng gần đây, với sự phát minh của kính thiên văn hồng ngoại.”

Vật thể đươc khám phá gần đây trông như một một chấm xanh nhỏ trên các bức hình. Màu xanh nước biển nói lên sự việc là vật thể này có một bầu khí quyển giàu mêtan, giới khoa học phát biểu.
Các nhà khoa học không chắc là vật thể mới được phát hiện này là một hành tinh hay sao lùn nâu (một ngôi sao nhỏ đang sắp chết).

Nhà thiên văn học người Nga Oleg Malkov phát biểu:

“Thông số chính mà chúng ta khả dĩ dùng để xác định liệu vật thể này là hành tinh hay ngôi sao là khối lượng của nó. Nếu khối lượng của nó cao hơn một số cụ thể, nó là một ngôi sao, nếu thấp hơn, nó là một hành tinh. Tuy nhiên, cách duy nhất để chúng ta ước lượng được khối lượng của một thiên thể xa xôi là bằng sự tương tác của nó với vật thể khác. Nhưng trong chừng mực mà vật thể mới được phát hiện này không nằm trong vùng lân cận với bất kì thiên thể nào khác, nó không tương tác với bất cứ cái gì, và chúng ra không thể ước tính khối lượng của nó. Mặc dù vậy tôi vẫn tin vào cảm giác là vật thể mới này là một hành tinh, không phải một ngôi sao.”

Tuy vậy, giới khoa học đã tạo ra vài ước tính về khối lượng của vật thể đầy nghi vấn này – và theo họ, khối lượng của nó thì lớn hơn của Mộc tinh 4 đến 7 lần. Giả sử vật thể này mà lớn hơn ít nhất là 13 lần so với Mộc tinh thì theo các định luật vật lí, lõi của nó hẳn sẽ bị ép bởi chính sức nặng của vật thể mạnh tới nỗi mà một phản ứng nhiệt hạch hẳn đã bắt đầu bên trong nó, và vật thể hẳn đã trở nên nóng tới độ nó đã thành một ngôi sao luôn rồi, chứ không phải một hành tinh.

Nhiệt độ của bề mặt vật thể mới này được ước lượng là +430° C, điển hình cho một hành tinh tinh chứ không phải một ngôi sao.
Giới thiên văn tin rằng rất có khả năng là vật thể này được hình thành không sớm hơn 120 triệu năm trước trong chòm sao được gọi là Dorado, hay Cá Vàng.

“Một số “hành tinh thẩn thơ” thậm chí có thể được những dạng nguyên thuỷ của sự sống định cư,” Vladimir Surdin phát biểu, “nhưng vật thể này thì rõ rang là không phải, vì bề mặt của nó nóng quá.”

“Tuy nhiên, các hành tinh khổng lồ thường có những vệ tinh tự nhiên – là những hành tinh nho nhỏ xoay quanh chúng, như Mặt Trăng xoay quanh Trái Đất,” ônh Surdin tiếp tục. “Ví dụ như Mộc tinh có vài vệ tinh tự nhiên mà sự sống có cơ hội ở trên đó. Tuy vậy, với trình độ khoa học và thiết bị hiện tại, thực tiễn là vô vọng để nói được rằng liệu có phải hành tinh mới phát hiện này có các vệ tinh tự nhiên hay không.”

Giới khoa học đang có khuynh hướng nghĩ rằng “các hành tinh thẩn thơ” là một hiện thương phổ biến trong vũ trụ. Lí do tại sao mới có quá ít trong số chúng được phát hiện đến thế là do không được chiếu sáng bởi các vì sao, chúng gần như không được phân biệt. Nhưng, đương nhiên, hi vọng là với sự phát triển của khoa học và thiết bị, “các hành tinh thẩn thơ” mới sẽ được khám phá trong tương lai.

Tác giả: Boris Pavlishev
Nguồn: Voice of Russia

View more random threads: