Đài quan sát sự hoạt động của mặt trời của ESA và NASA đã chụp được những hình ảnh mặt trời phun ra những trận gió mặt trời vào 15/3/2013
Bản quyền: ESA&NASA/SOHO

MỘt đợt phun trào trên mặt trời vào thứ 6 ngày 15/3 đã giải phóng một sóng gồm các hạt mặt trời cường độ lớn tới trái đất , có thể phát ra bão địa từ và những trận cực quang.

Cơn bão mặt trời hướng tới trái đất diễn ra vào thứ 6 là thứ các nhà thiên văn gọi là gió mặt trời hay CME — một sự phun trào của mặt trời có thể giải phóng hàng tỷ tấn vật chất của mặt trời vào không gian. Các hạt về cơ bản mất 1 đến 3 ngày để tới trái đất, nơi chúng có thể là mối nguy với các vệ tinh và hệ thống điện từ trên quỹ đạo và trên bề mặt hành tinh.

Các hạt từ đợt phun trào hôm thứ 6 sẽ tới trái đất vào 17/3 này. "Những ai ở vĩ độ cao và trung có thể nhìn thấy cực quang trong tuần này ,"

Mặt trời thứ 6 phun trào đưa những hạt mang điện tới trái đất với vận tốc 900 dặm/giây, theo quan sát của NASA và tàu vũ trụ Châu Âu. Tương đương với khoảng 3.2 triệu dặm/ giờ (5.2 triệu km/h).

Theo NASA, đây là đợt gió mặt trời có tốc độ khá nhanh. Trong lịch sử, gió mặt trời tại tốc độ này đã gây ra ảnh hưởng từ nhẹ tới vừa tới trái đất.

Sự phun trào của mặt trời không là mối đe dọa cho các vệ tinh và tàu vũ trụ quanh trái đất, nhưng nó có thể đi qua tàu vũ trụ Messenger của NASA quay quanh sao thủy và kính thiên văn không gian hồng ngoại Spitzer. NASA cảnh báo những trung tâm điều phối dự án của cả 2 nhiệm vụ.

"Tuy nhiên chỉ có ít các hạt phóng xạ liên quan tới sự kiện này, bình thường hay là mối quan tâm của những người điều khiển các tàu vũ trụ liên hành tinh do các hạt có thể làm hỏng các thiết bị máy tính trên tàu ," nhân viên NASA nói.

Một nguy cơ nữa được thông báo từ Trung tâm dự báo thời tiết không gian điều hành bởi Hành chính quốc gia về đại dương và khí quyển rằng địa từ trường của trái đất có thể ở mức không ổn định tới mức các cơn bão lớn một khi các hạt gió mặt trời tới trái đất. Có 70% khả năng về cơn bão địa từ

Khi mặt trời phun trào hướng về trái đất, những hạt mang điện từ mặt trời sẽ tới trái đất và bị hút theo hình phễu tới 2 cực của trái đất bởi từ trường. Khi các hạt tương tác với khí quyển, chúng tạo ra những ánh sáng nhìn thấy được từ dưới đất: cực quang.

Bắc Cực Quang diễn ra ở vùng Bắc Cực được gọi là Cực quang phương bắc. Nó diễn ra ở phía nam sẽ là Cực quang phương nam.

Mặt trời hiện tại đang ở giai đoạn giữa của đợt hoạt động trong chu kỳ 11 năm của nó và dự đoán sẽ đạt đỉnh vào 2013.

Nguồn: http://www.space.com/20256-sun-erupt...s-weekend.html