Năm nay, những đám mây dạ quang bắt đầu phát sáng ở Nam Cực sớm hơn thường lệ theo các quan sát từ chương trình vệ tinh của NASA.
Những đám mây màu xanh trắng hiếm thấy này hình thành khi các phân tử nước đóng băng ở thượng tầng khí quyển, với độ cao 80 - 85km so với mặt đất - rất cao nên nó có thể phản chiếu ánh sáng khi Mặt trời đã lặn.



Hình ảnh trên cho thấy một đám mây dạ quang với góc quan sát từ trên xuống chụp từ vệ tinh AIM của NASA. Dữ liệu của nó cho thấy đám mây dạ quang bắt đầu hình thành ngày 20/11 năm nay ở Nam Cực là một điểm nhỏ như ánh chớp đã nhanh chóng lan rộng toàn bộ lục địa băng giá này.

Quan sát của AIM trong những năm qua đã giúp các nhà khoa học tìm ra một thành phần quan trọng trong các đám mây dạ quang: "khói" từ thiên thạch bắn phá bầu khí quyển Trái Đất. Những thiên thạch rơi trong khí quyển này để lại phía sau một đám mây hạt nhỏ ở khoảng 70-100km so với mặt đất

Mùa hè là giờ vàng cho các đám mây dạ quang. Vì gió toàn cầu và độ ẩm lí tưởng, hơi nước bốc hơi nhiều hơn vào bầu không khí. Và mùa hè cũng là lúc tầng khí quyển trên cao lạnh nhất, tạo điều kiện cho hơi nước ngưng tụ thành nhiều tinh thể băng nhỏ xíu bám vào các hạt bụi thiên thạch. Theo đó, các đám mây dạ quang thường phát sáng ở Nam Cực từ tháng 11 đến tháng 2 (mùa hè ở Nam Bán cầu), và sau đó chuyển đến Bắc Cực từ tháng 5 đến tháng 8. Trong những năm AIM quan sát đám mây thì chỉ có năm 2009 ở Nam Cực là mây dạ quang bắt đầu xuất hiện sớm hơn cũng như năm 2013 ở Bắc Cực (khoảng 13/5).

Mặc dù mây dạ quang thường xuất hiện ở các cực của Trái Đất, nhưng gần đây, ở những vĩ độ thấp như bang Colorado và Utah của Mỹ, cũng đã phát hiện thấy sự xuất hiện của nó. Một số nhà khoa học cho rằng sự thay đổi này có thể là kết quả của sự gia tăng phát khí thải Metan, khí nhà kính được biết đến với vai trò làm tăng lượng nước ở trên tận cùng bầu khí quyển của Trái Đất.

Nguồn: http://m.space.com/24067-night-shini...outh-pole.html

Pipi_chu_9x dịch