Trong bức ảnh này, Mặt trời ở dưới đường chân trời và tạo ra một ánh sáng màu đỏ cam trên bề mặt Trái đất , đó là tầng đối lưu - tầng thấp nhất của khí quyển. Các tropopause là dòng màu nâu dọc theo mép trên của tầng đối lưu . Trên đó là tầng bình lưu,phần màu tối và là tầng khí quyển cao hơn.
Một đặc thù trong bầu khí quyển Trái Đất,sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương là có thể có đến hàng tỷ hành tinh .Các nhà thiên văn Đại học Washington cho biết phát hiện này có thể giúp trong việc tìm kiếm nơi tồn tại sự sống.
Thoạt đầu, chúng ta biết rằng càng lên cao không khí càng lạnh và mỏng hơn, nhưng vào năm 1902, nhà khoa học Leon Teisserenc de Bort , trang bị những thiết bị dạng bay và nhận thấy một điểm trong bầu khí quyển của Trái đất cao khoảng 40.000 đến 50.000 feet nơi mà không khí ngừng lạnh và bắt đầu ấm hơn.

Ông gọi sự thay đổi hoàn toàn vô định này là " tropopause , "(vùng đỉnh của tầng đối lưu) và đặt ra các thuật ngữ " tầng bình lưu " cho bầu không khí ở trên, và " tầng đối lưu " cho tầng dưới.
Sau đó, vào năm 1980, tàu vũ trụ của NASA phát hiện ra tropopauses cũng có mặt trong bầu khí quyển của sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương , cũng như mặt trăng lớn nhất của sao Thổ , Titan. Đáng kể hơn , “những điểm thay đổi hoàn toàn” này xảy ra ở cùng một tầng khí quyển của mỗi hành tinh khác nhau - ở áp suất khoảng 0,1 barơ, (1/10 áp suất không khí trên bề mặt của Trái đất).
Hiện nay, các nhà thiên văn học UW Tyler Robinson và David đã sử dụng vật lí để mô phỏng tại sao điểu này xảy ra và cho thấy tropopauses có lẽ có mặt trong hàng tỷ hành tinh, vệ tinh trong thiên hà.

Lời giải thích nằm trong vật lý bức xạ hồng ngoại .Khí trong khí quyển lấy năng lượng bằng cách hấp thụ ánh sáng hồng ngoại từ mặt chiếu sáng của một hành tinh đá hoặc từ phần sâu hơn trong bầu khí quyển của hành tinh như sao Mộc.
Bằng việc sử dụng một mô hình phân tích, Catling giáo sư khoa học Trái đất và không gian , và Robinson-nhà nghiên cứu bậc thầy trong thiên văn học cho thấy ở một độ cao, khí quyển trở nên trong suốt do áp suất thấp. Trên mức mà áp suất là 0,1 barơ, sự hấp thụ đó có thể nhìn thấy được .Tia cực tím , ánh sáng làm cho khí quyển của các hành tinh khổng lồ như Trái đất và Titan trở nên nóng hơn khi lên cao . Các nhà thiên văn học cũng sử dụng phát hiện này để ngoại suy điều kiện nhiệt độ và áp suất trên bề mặt của hành tinh và tìm hiểu xem liệu là ở nơi nào đó có tồn tại sự sống.
Rõ ràng, vật lí vật lý phổ biến không chỉ giải thích những gì đang xảy ra trong khí quyển hệ mặt trời ,mà còn có thể giúp ta tìm kiếm sự sống ở nơi khác.

Nguồn: http://www.spacedaily.com/reports/As...heres_999.html

Van Anh Tran Dịch