Năm 2013 được xem là một năm của rất nhiều những khám phá, hiểu biết và những sự kiện quan trọng trong sự phát triển của các lĩnh vực thiên văn học và khoa học không gian khác. Từ những hành tinh ngoài hệ mặt trời đến những hạt neutrino ngoài Trái Đất. Những phát hiện này khiến cho năm 2013 trở thành năm không thể nào quên. Đây là một cái nhìn khái quát lại những khám phá khoa học không gian tuyệt vời nhất trong năm.


1. Voyager 1 của NASA đi vào không gian liên sao.



Sau gần 35 năm du hành, các nhà khoa học cho biết Tháng 8/2012 tàu vũ trụ Voyager 1 đi vào không gian liên sao. Vì hệ mặt trời không có những giấu hiệu giúp ích để đánh dấu giới hạn của nó, nên các nhà khoa học dựa trên một vụ phun trào năng lượng mặt trời mạnh để xác định mật độ các phần tử trong không gian quanh tàu vũ trụ.
Với việc đi vào không gian liên sao, Voyager 1 là tàu vũ trụ đầu tiên ra khỏi Hệ Mặt Trời, trở thành một cột mốc quan trọng trong lịch sử tham dò không gian.

2. Tìm thấy các hạt Neutrino đến từ ngoài Trái Đất



Các nhà Vật Lý tại Nam Cực đã tìm thấy những bằng chứng đầu tiên chứng tỏ các tia vũ trụ đến từ bên ngoài hệ Mặt Trời. Các tia năng lượng này rất khó phát hiện, vì vậy các nhà khoa học dựa trên những khám phá về neutrino, sự hình thành của nó như các tia vũ trụ tương tác với môi trường xung quanh. Cứ 1cm2 có tới hàng tỷ hạt neutrino bay qua mỗi giây, nhưng rất ít số chúng tương tác với vật chất.

Bằng việc sử dụng kính thiên văn IceCube chôn sâu dưới lớp băng 1km tại Nam Cực, các nhà Vật Lý đã phát hiện hai sự kiện neutrino có nguồn gốc ngoài hệ Mặt Trời. Những phát hiện đầu tiên từ năm 1987. Mặc dù những sự kiện này không đủ để xác định nguồn gốc của các tia vũ trụ - có thể là siêu tân tinh, vụ nổ tia gamma, hố đen - nhưng phát hiện này khiến chúng ta hiểu rõ hơn về một số sự kiện lớn trong vũ trụ.

3. Sao Hoả trước kia có thể đã tồn tại sự sống

7 tháng sau khi hạ cánh xuống sao Hoả. Curiosity Rover của NASA đã phát hiện ra dấu hiệu cho thấy trước kia sao Hoả có thể tồn tại sự sống ở dạng vi khuẩn nguyên thuỷ. Rover đã xác định một số thành phần quan trọng cho sự sống trong những tảng đá của sao Hoả. Curiosity không tìm kiếm sự sống hiện tại mà chỉ tìm kiếm những dấu hiệu môi trường có khả năng sinh sống của hành tinh đỏ này trong quá khứ.



Trong tháng 12, nhóm nghiên cứu đã công bố bằng chứng về một hồ nước ngọt có thể đã tồn tại sự sống trong một thời gian dài gần xích đạo. Hồ đã tồn tại 3,7 tỷ năm trước, lâu hơn khoảng thời gian tồn tại sự sống trên sao Hoả mà các nhà khoa học cho biết trước đây.
Gần đây, các nhà khoa học cũng đã sử dụng tàu do thám sao Hoả của NASA để xác định các đường vệt tối màu gần xích đạo có thể chỉ ra sự hiện diện của dòng nước muối hiện nay trong những tháng ấm áp của hành tinh này. Trước đây việc tìm kiếm các dấu hiệu về sự tồn tại nước trên Sao Hỏa chỉ bị giới hạn ở khu vực hai cực, các khu vực còn lại được cho là hoàn toàn khô ráo.
Nhìn chung sau những khám phá năm 2013 thì khả năng tồn tại sự sống Sao Hỏa đã được nâng lên rất nhiều.

4. Anh em song sinh của Trái Đất.



Cuối tháng 10, các nhà khoa học công bố phát hiện ra một ngoại hành tinh song sinh với Trái Đất ở gần nhất cả về quy mô và thành phần. Đó là Kepler-78b, chỉ lớn hơn Trái Đất 20% và nặng hơn 80%, có mật độ tương tự nhau. Nhưng có môi trường hoàn toàn khác nhau. Ở khoảng cách 1,5 triệu km (gần hơn Trái Đất 100 lần), chu kỳ quay một vòng quanh mặt trời của nó chỉ mất 8,5 giờ, nhiệt độ bề mặt hơn 2000 độ C.
Phát hiện này được đưa ra ngay sau khi xác nhận số hành tinh ngoài hệ mặt trời lên tới 1000, một cột mốc quan trọng kể từ khi hành tinh đầu tiên ngoài hệ mặt trời đã được tìm thấy cách đây 20 năm. Nhưng số lượng các hành tinh chắc chắn sẽ tăng lên. Trong số gần 3.600 hành tinh được công bố, chỉ hơn 150 đã được xác nhận.
Không chỉ dừng lại ở việc tăng số lượng các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời mà các nhà thiên văn còn muốn biết rõ hơn về chúng. Đầu tháng 10, các nhà khoa học cho biết họ đã tạo ra bản đồ mây điện toán đầu tiên của một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời. Họ đã sử dụng về tinh Kepler và kính viễn vọng hồng ngoại Spitzer để nghiên cứu Kepler 7b, một hành tinh có kích cơ như sao Mộc quay rất gần mặt trời của nó.

5. Cái chết của sao chổi thế kỷ.

Được ca ngợi là "sao chổi thế kỷ" trong năm 2013, sao chổi ISON đã đi qua Mặt Trời ngày 28/11 trước khi vị phá vỡ. Được phát hiện vào tháng 9/2012, quỹ đạo sao chổi này được cho là giống với một sao chổi lớn năm 1680, là một sao chổi có thể nhìn thấy vào ban ngày. Độ sáng của sao chổi cho thấy nó có một nhân lớn, có thể đem đến một màn trình diễn tuyệt vời trong năm 2013.



Sao chổi ISON bay sát Mặt Trời trong ngày lễ Tạ Ơn (28/11). Nhưng ở khoảng cách 1,1 triệu km từ Mặt Trời, lực hấp dẫn và sức nóng của ngôi sao này đã thổi bay bụi và khí của sao chổi, và cuối cùng sao chổi tan rã đến điểm mà chỉ có kính thiên văn như Hubble mới có thể quan sát được nó.



Các nhà khoa học cho rằng nhân sao chổi nhỏ hơn dự tính góp phần vào sự huỷ diệt nhanh chóng của nó. Dù không tại nên một màn trình diễn tuyệt vời nhưng cách tiếp cận lâu của nó cho phép các nhà thiên văn chuyên nghiệp và nghiệp dư có thời gian chuẩn bị và nắm bắt được nhiều thông tin, nâng cao hiểu biết của mình về sao chổi trong hệ Mặt Trời.

6. Vụ nổ thiên thạch ở Chelyabinsk

15/2/2013 một thiên thạch nổ trên khu vực Chelyabinsk của Nga, 1500km về phía Đông Moscow.



Được biết đến như một sao Băng, quả cầu lửa này phát nổ đã làm bị thương hàng trăm người và phá huỷ hàng trăm toà nhà. Viên thiên thạch 17km này tạo sức bùng nổ hơn 470kiloton TNT.
Các chấn thương từ vụ nổ bất ngờ hầu hết do kính rơi xuống, sự kiện này đã thu hút sự chú ý của thế giới về các mối đe doạ từ các vật thể đá không gian. Những tiểu hành tinh nhỏ hơn thiên thạch gây ra vụ nổ ở Nga rất nhiều và khó phát hiện ra chúng, hầu hết các nghiên cứu cho đến nay đều tập trung vào vật thể lớn làm thiệt hại nặng nề nếu va chạm với Trái Đất.



Nguồn: http://m.space.com/24099-biggest-spa...ries-2013.html

View more random threads: