Vào tháng 9 năm 2012, Kính thiên văn Large Area Telescope (LAT) thuộc đài quan sát Fermi đã phát hiện ra một nguồn phát tia gamma mạnh mẽ, được gọi là B0218 +357, cách Trái Đất 4,35 triệu năm ánh sáng, trong chòm Triangulum. Các nhà thiên văn học phân loại B0218 +357 như một blazar, một loại thiên hà hoạt động mãnh liệt và có hành vi khó đoán trước được. Tại trung tâm của blazar là một lỗ đen nặng gấp một tỉ lần khối lượng Mặt Trời. Lỗ đen không ngừng “ăn” vật chất đang cuộn xoáy vào trong tâm, đồng thời giải phóng không ngừng dòng vật chất năng lượng cao được gia tốc đạt tới vận tốc ánh sáng từ 2 cực của lỗ đen. Dòng vật chất trên là nguồn phát ra tia gamma. Khi một thiên hà xoắn ốc khác lướt qua che chắn ánh sáng từ blazar truyền tới, ta sẽ thấy hiệu ứng thấu kính hấp dẫn, uốn cong ánh sáng theo những con đường khác nhau tới Trái Đất. Kết quả là hình ảnh thu được sẽ là một ảnh kép của một blazar duy nhất.Tuỳ thuộc vào độ cong không gian gây ra bởi thiên hà xoắn ốc, hành trình ánh sáng từ B0218 +357 tới Trái Đất có độ dài ngắn khác nhau. Trong khi vận tốc ánh sáng là không đổi, khi blazar xuất hiện đợt bùng nổ năng lượng, thời gian hành trình của ánh sáng sẽ là khác nhau và ta có thể đo độ chênh lệch thời gian này. Các nhà thiên văn học nói rằng công việc nghiên cứu hiệu ứng thấu kính hấp dẫn này sẽ giúp cung cấp thêm hiểu biết của chúng ta về những gì diễn ra tại lỗ đen thiên hà và dòng vật chất phát ra từ lỗ đen.


<object type="application/x-shockwave-flash" width="640" height="385" data="http://www.youtube.com/v/hAH_0UhRnUo">
<param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/hAH_0UhRnUo">
<param name="wmode" value="transparent">
</object>


Nguồn: http://earthsky.org/space/first-gamm...itational-lens