Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Thiên thể lớn nhất trong vành đai tiểu hành tinh, Ceres, đang bắn ra những làn nước với tốc độ lớn. Phát hiện bất ngờ này khiến các nhà khoa học coi Ceres như môt thế giới băng giá với những đợt phun trào nước mãnh liệt, giống như vệ tinh Enceladus của sao Thổ và Europa của sao Mộc.
    Ceres được xếp loại là hành tinh lùn, giống với Pluto có khối lượng đủ lớn cho bề mặt có dạng mặt cầu, và không như các thiên thể khác trong vành đai tiểu hành tinh, nó có hình dạng méo mó sần sùi do chưa đạt khối lượng đủ lớn. Các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ trên thiên thể này có trữ lượng nước đóng băng dồi dào. Quan sát gần đây của kính thiên văn không gian Herschel của Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) đã khẳng định hơn về nước bắn ra từ Ceres.

    Luồng nước phun ra trên Encleadus và Europa được cho là do hiện tượng thuỷ triều tác động bởi lực hấp dẫn rất lớn như của sao Thổ và sao Mộc. Nhưng trái ngược với 2 mặt trăng trên, hành tinh lùn Ceres không quá gần Mặt Trời hay bất kì hành tinh lớn nào khác trong Hệ Mặt Trời. Câu hỏi được đặt ra: năng lượng của những mạch nước phun trào này từ do đâu.
    Có thể Mặt Trời là nguyên nhân của những hoạt động bề mặt này. Ceres cũng có quỹ đạo elip, do đó cũng gần và xa Mặt Trời trong các thời điểm khác nhau. Herschel cũng cho thấy không có luồng phun nào khi Ceres xa Mặt Trời nhất. Các nhà khoa học còn nghi ngờ rằng sự phân ra của các đồng vị phóng xạ có thể đang nung nóng bề mặt của tiểu hành tinh, làm phun trào băng và hơi nước.

    NASA đã phóng lên tàu vũ trụ Dawn tiếp cận thăm dò Ceres. Tàu Dawn sẽ đến và đi vào quỹ đạo quay quanh Ceres vào năm 2015. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã sắp xếp trước nhiệm vụ của tàu Dawn. Tàu sẽ đến thăm Vesta, thiên thể lớn thứ 2 trong vành đai tiểu hành tinh. Đây là hai thế giới trái ngược nhau, vì ở Vesta - một thế giới đá - có dấu hiệu rõ rệt của nhiệt độ và sự phun trào núi lửa. Cả 2 thiên thể này đều ở quỹ đạo cách Mặt Trời khoảng 2.5 lần khoảng cách Trái Đất tới Mặt Trời. Nghiên cứu 2 thế giới đối lập băng-đá này là nhiệm vụ chính của tàu vũ trụ Dawn (bình minh).
    Suy đoán tốt nhất hiện nay đó là Ceres được hình thành ở xa hơn vị trí hiện giờ, vì thế mới giữ được lượng băng đá lớn trên bề mặt. Do tác động hấp dẫn của các hành tinh khí khổng lồ như sao Thổ, sao Mộc mà Ceres bị cuốn vào quỹ đạo bên trong. Khi vào quỹ đạo gần Mặt Trời hơn, ảnh hưởng nhiệt sinh ra mạnh hơn gây nên hiện tượng phun trào băng đá của hành tinh lùn này.
    http://www.wired.com/wiredscience/20...lide-id-511621

    1234 dịch

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    decaying radioisotopes nên dịch là sự phân rã các đồng vị phóng xạ hơn chỉ là đồng vị phóng xạ.


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Ống phun tên lửa
    Bởi trong diễn đàn Tên lửa - Tàu vũ trụ - Vệ Tinh
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 09-06-2014, 07:52 AM
  2. 2 cơn bão mặt trời nữa phun vào thứ 7 tuần này
    Bởi khamnamkhoa trong diễn đàn Tin quốc tế, tin dịch
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 12-03-2012, 01:21 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •