Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 8 của 8

Chủ đề: Tin tức thiên văn!

  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Một phương pháp mới đo tốc độ quay của những hành tinh khí lớn cho thấy ngày của Thổ tinh dài 10 giờ, 34 phút và 13 giây – ngắn hơn 5 phút so với những tính toán trước đây dựa trên từ trường của hành tinh.
    Nghiên cứu!
    Sự việc này được công bố trên tạp chí Nature ngày 30 tháng 7, được thực hiện bởi một nhóm quốc tế do các nhà khoa học từ Đại học Oxford và Đại học Louisville (Hoa Kỳ)

    Để đo được chuyển động của một hành tinh cực kỳ to lớn như thế này, và hơn thế nó lại thuộc thể khí nên rất khó để đo được!^^

    Không giống như Thổ tinh,từ trường của Thổ tinh nằm cùng chiều với trục quay của nó do đó sự dao động của từ trường không đưa ra đo đạc chính xác về chuyển động quay của phần sâu bên trong của hành tinh.
    Đây là cách đo khá lâu rồi nhưng rất đúng! Cách đo này cách đây 10 năm,bởi Timothy Dowling thuộc Đại học Louisville khi đo chuyển động của những đám mây amoniac trên bề mặt của Thổ tinh và trong nghiên cứu của giáo sư Peter Read thuộc Đại học Oxford, người đã sử dụng dữ liệu từ quang phổ kế hồng ngoại của tàu vũ trụ Cassini của NASA để nghiên cứu khí quyển của hành tinh từ năm 2004.

    Giáo sư Peter Read thuộc Đại học Khoa vật lý Đại học Oxford, tác giả của bài báo, cho biết: “Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi có thể kết hợp thông tin về những gì có thể nhìn thấy được trên bề mặt Thổ tinh với dữ liệu hồng ngoại của Cassini về phần sâu bên trong của hành tinh để xây dựng bản đầu không gian 3 chiều của gió trên Thổ tinh. Với bản đồ này chúng tôi có thể theo dõi làm thế nào những đợt sóng và xoáy lốc lớn hình thành trong khí quyển và từ đó có thể đo dược chuyển động quay của hành tinh”.
    Tiến sĩ Read cho biết: “Có vẻ như thực tế rằng ngày trên Thổ tinh ngắn hơn 5 phút không là điều gì đáng kể, nhưng nó cho thấy một số đo đạc trước đây về tốc độ gió có thể lệch đến 160 dặm một giờ! Nó cũng có nghĩa rằng chu trình thời tiết trên Thổ tinh gần giống như những gì chúng ta quan sát thấy trên Mộc tinh, cho thấy, bất chấp những khác biệt, hai hành tinh có nhiều điểm chung hơn chúng ta nghĩ”.
    Phát hiện này mở ra nhiều điều mới cho khoa học của chúng ta!^^munnn:munnn:
    Thiên vương tinh, hải vương tinh đều thuộc dạng khí, chúng ta hãy cùng nghiên cứu chúng nào!^^

  2. #2
    Guest
    Việc phát hiện ra 9 hành tinh ngoài Hệ Mặt trời (exoplanet) đã thách thức các thuyết hiện hành về sự hình thành các hành tinh, theo những quan sát mới của các nhà thiên văn học. Hai trong số các nhà thiên văn tham gia vào việc phát hiện này làm việc tại Mạng kính viễn vọng toàn cầu của Đài quan sát Las Cumbres trực thuộc ĐH California (LCOGT).

    Khác với các hành tinh trong Thái dương hệ của chúng ta, hai trong số các hành tinh mới phát hiện lại quay theo chiều ngược lại với chiều quay của ngôi sao chủ (host star) của mình. Chính điều kỳ lạ đó đã buộc các nhà khoa học đưa ra một thuyết mới để giải thích các hành tinh được tạo thành như thế nào.



    Sự hình thành các sao Mộc nóng (Hot Jupiter).

    Những phát hiện tương tự khác cũng được trình bày tại Hội nghị Thiên văn học quốc gia họp tại Glasglow, Scotland. Đây là lần đầu tiên công bố về những hành tinh mới trước khi đăng trên Tạp chí chuyên môn.

    Tim Lister, một nhà khoa học của dự án thuộc LCOGT nói: "Các lý thuyết gia về sự tiến hoá những hành tinh đứng trước nhiệm vụ phải giải thích được các hành tinh nhiều đến vậy đã được sắp xếp vào quỹ đạo ra sao”. Lister đang lãnh đạo phần chủ yếu của việc quan sát cùng với Rachel Street của LCOGT, Andrew Cameron của Trường ĐH Andrews tại Scotland và Didier Queloz của đài Thiên văn Thuỵ Sĩ tại Geneva.

    Các số liệu mà LCOGT thu thập được là cơ sở để khẳng định viếc phát hiện ra những hành tinh mới. Với sự bổ sung thêm 9 hành tinh “chuyển tiếp” này, số các hành tinh chuyển tiếp tăng từ 81 đến 90. Sự chuyển tiếp xảy ra khi một thiên thể đi ngang qua trước mặt ngôi sao chủ và chặn lại một phần ánh sáng của ngôi sao này, kiểu như Nhật thực làm giảm đôi chút độ sáng của ngôi sao chủ và từ đó có thể suy ra khối lượng, đường kính, tỷ trọng và nhiệt độ của hành tinh chuyển tiếp.

    Theo sự phát hiện ban đầu về những exoplanet mới của dự án “Tìm kiếm Hành tinh Góc Rộng” (Wide Angle Search for Planet, viết tắt WASP), nhóm các nhà thiên văn đã kết hợp các dữ liệu thu được từ kính viễn vọng đường kính 2 mét của LCOGT đặt tại Hawaii và Australia, cùng với các kính viễn vọng khác, trên cơ sở đó đã khẳng định được phát hiện này và tìm ra các đặc trưng của chúng.



    Hệ thống các Đài Thiên văn.

    9 hành tinh được gọi là những “Mộc tinh nóng” (Hot Jupiter). Chúng là những hành tinh ở thể khí khổng lồ trên quỹ đạo gần với ngôi sao chủ của chúng. Trong 15 năm kể từ khi phát hiện ra những “Mộc tinh nóng” đầu tiên thì nguồn gốc của chúng là một câu hỏi lớn đặt ra với ngành Thiên văn học. Vì vừa lớn vừa gần, chúng dễ dàng phát hiện do tác động trọng trường lên các vì sao của chúng.

    Phần lõi của các hành tinh khổng lồ được cho rằng hình thành do sự phối trộn các hạt đá (rock) và băng chỉ tìm thấy ở vùng ngoài, lạnh của hệ các hành tinh. Do vậy các “Mộc tinh nóng” phải hình thành xa các ngôi sao của chúng và chuyển động dần vào phía trong, kéo khoảng vài triệu năm. Theo nhiều nhà thiên văn, điều này xảy ra do tương tác trọng trường với đĩa bụi và sau đó hình thành những hành tinh đá giống như Trái đất. Tuy nhiên, những kết quả mới lại cho thấy rằng không đơn giản như vậy, vì nếu chỉ thế thì không giải thích được vì sao các hành tinh khi đi vào quỹ đạo lại theo hướng ngược với hướng của đĩa bụi.

    Theo nhóm nghiên cứu, giả thuyết dịch chuyển hợp lý nhất là sự gần gũi giữa các “Mộc tinh nóng” với các ngôi sao của chúng không phải do sự tương tác với đĩa bụi nói chung, mà tiến hoá khá chậm trong một trò chơi kéo co (tug-of-war) với những hành tinh hoặc ngôi sao khác trong hàng trăm triệu năm. Bị dồn ép trên các quỹ đạo khiến chúng bị nghiêng đi và giãn ra, khối khí khổng lồ đi lang thang này luôn luôn chịu sự cọ sát, nó bị đẩy gần lại với ngôi sao chủ, đến một lúc nào đó bị rơi vào quỹ đạo gần như tròn, nhưng nghiêng gần với ngôi sao.

    Rachel Street – người chủ trì dự án của LCOGT - kết luận: "Trong kịch bản này, những hành tinh nhỏ hơn trên những quỹ đạo tương tự như quỹ đạo Trái đất khó lòng sống sót”.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trong những ngày hè nóng nực hẳn các bạn không hề muốn ra ngoài đường phải không!^^ Vừa nắng, nóng chắc chết quá!^^dead::
    Nhưng điều đó đang làm hại bạn đó!
    Các nhà khoa học Mỹ phát hiện việc thiếu ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến suy giảm hoạt động não bộ, chứ không chỉ là rối loạn tinh thần, đặc biệt đối với những người bị chứng trầm cảm.
    Hãng tin Times of India hôm 28/7 dẫn lời chuyên gia Shia Kent, Đai học Alabama, Mỹ, trên tạp chí Sức khỏe Môi trường cho biết, [COLOR="rgb(160, 82, 45)"]“phát hiện thời tiết ảnh hưởng không chỉ đến tâm tính mà còn cả nhận thức có ý nghĩa quan trọng trong điều trị chứng trầm cảm, đặc biệt đối với chứng rối loạn cảm xúc theo mùa”[/COLOR]. Rối loạn cảm xúc theo mùa, hay còn gọi là “trầm cảm mùa đông”,v...v...^^ là tình trạng rối loạn thần kinh!

    Ánh nắng mặt trời ảnh hưởng lớn lắm đấy nhé! Buổi sáng ta hãy! đi thể dục nhé! ánh sáng mặt trời buổi sớm ko có hại lắm!^^
    Các chuyên gia đã nghiên cứu dữ liệu của 14,474 người tham gia vào một chương trình nghiên cứu sức khỏe của Viện Y tế Mỹ về mối liên quan giữa trầm cảm, chức năng não và ánh nắng. Sau khi sử dụng các thông tin từ vệ tinh của NASA đo độ phơi sáng trên toàn nước Mỹ và ráp nối với các trường hợp suy giảm chức năng nhận thức phổ biến trong những người bị trâm cảm, nghiên cứu khẳng định, ánh nắng mặt trời ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của máu trong não liên quan đến các chức năng nhận thức. (họ đỉnh thật)^^!

    Phát hiện ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời đến chức năng hoạt động nhận thức không chỉ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về bệnh rối loạn nhận thức mà còn giúp đưa ra các biện pháp tăng cường chức năng não cũng như chất lượng đời sống!

    Theo Báo Đất Việt!

  4. #4
    Guest
    Bản đồ cổ nhất thế giới
    Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khảo cổ học của Đại học Zaragoza (Tây Ban Nha) khẳng định họ đã phát hiện tấm bản đồ đầu tiên trên thế giới, với niên đại gần 14.000 năm.
    Các nhà khảo cổ đã tìm ra chiếc bàn đá với những đường khắc phác họa cảnh quan nào đó trong một hang động ở Abauntz tại khu vực Navarra thuộc phía bắc Tây Ban Nha. Những đường khắc nguệch ngoạc trên chiếc bàn, có kích thước khoảng 18 x 12 cm, bề dày khoảng 2,5 cm, dường như vẽ lại cảnh núi non, những dòng sông uốn khúc và khu vực trồng trọt, săn bắn.

    Nhóm chuyên gia đã bỏ ra 15 năm để giải mã những đường nét bí ẩn trên sau khi tìm thấy chiếc bàn đá vào năm 1993. Cuộc nghiên cứu này đã cung cấp sự hiểu biết sâu hơn về những khả năng mà con người hiện đại có được trong buổi sơ khai, như nhận thức về không gian, lên các kế hoạch và tổ chức săn bắn.
    Bạn nào có tấm bản đồ này không munnn:

  5. #5
    Guest
    Thuyền tạo mây - Giải pháp cho sự nóng lên toàn cầu

    Những con thuyền tạo mây ở vùng biển Thái Bình Dương sẽ là một giải pháp hiệu quả khắc phục hiện tượng nóng lên toàn cầu.
    Đoàn tàu chạy bằng sức gió với gần 2000 chiếc được sử dụng rải rác khắp nơi ở Đại Tây Dương. Những con tàu hút nước biển và phun nó vào không khí thông qua những cột nước cao.
    Ông David Young, người được ủy quyền cuộc nghiên cứu cho biết việc phun nước biển vào không khí giúp tạo ra nhiều tâm điểm để mây ngưng tụ. Dần dần những đám mây tích tụ sẽ lớn hơn và trắng hơn, nhờ vậy một phần tia sáng Mặt Trời sẽ được phản xạ đi thay vì được nước biển hấp thụ. munnn:munnn:
    Hình ảnh em nó đây:

    Những đám mây trắng sẽ tác động hiệu quả đến vấn đề biến đổi khí hậu do hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ra. Tuy nhiên chi phí cho dự án không quá 5,3 tỷ bảng Anh. Đây chỉ là phần nhỏ trong tổng số tiền 150 tỷ bảng Anh, số tiền dẫn đầu các quốc gia dành cho việc xem xét cắt giảm khí thải CO2 mỗi năm.
    Dự án thuyền mây cũng rẻ hơn 25 lần so với 140 tỷ bảng Anh của một dự án khác được tiến hành đối với tầng bình lưu – dự án này tương tự hiệu ứng hạ nhiệt của núi lửa nhờ tạo ra những lớp sương mù với những phần tử như muội tro, chúng sẽ phân tán và hấp thu ánh sáng mặt trời tạo ra hiệu ứng hạ nhiệt ít nhất là 1 năm.
    Đề xuất cuối cùng từng được xem xét là kế hoạch triển khai những lớp màn nhỏ vào không trung để bảo vệ Trái Đất khỏi những tia sáng Mặt Trời quá gay gắt. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị hoãn lại vì trị giá lên đến khoảng 236 tỷ bảng.
    Các tác giả của dự án cũng so sánh giá trị của toàn bộ kế hoạch với lợi nhuận có được từ việc hạ nhiệt cho trái đất. Chúng sẽ bao gồm chi phí sức khỏe cho con người, chi phí cho sự tác động lên nhiều ngành công nghiệp khác như nông nghiệp, du lịch cũng như sự tác động của lũ lụt.

    Mỗi một bảng cho một bình phun khí ở tầng bình lưu thu về khoảng 15 bảng, tuy nhiên mỗi một bảng cho việc tạo mây sẽ mang đến 2000.
    Tuy đã có nhiều giải pháp được các nhà nghiên cứu đưa ra nhằm cải thiện hiện tượng nóng lên của trái đất nhưng chúng ta vẫn luôn trông chờ trái đất sẽ hạ nhiệt thực sự nhờ vào việc cắt giảm CO2.
    Trong khi việc phát triển nguồn năng lượng từ nhiên liệu thân thiện với môi trường sẽ mất một thời gian rất dài thì ở Anh, vẫn có những chiếc xe chạy bằng hơi nước và bằng điện bất chấp việc chính quyền khuyến khích sử dụng nguồn nguyên liệu xanh.
    David hoàn toàn tin tưởng những chiếc thuyền tạo mây có thể làm giảm hiệu ứng nóng lên toàn cầu với một chi phí không đáng kể nhưng ông cũng cảnh báo rằng những phương pháp kĩ thuật sẽ không thể thay thế cho một giải pháp lâu dài để khắc phục sự biến đổi của môi trường.
    Chúng ta cần bỏ ra số tiền thật lớn để sử dụng giải pháp này!^^
    Vậy là hiện tượng nóng lên toàn cầu đang được ngăn chặn!
    Các bạn hãy bảo vệ môi trường nhé

  6. #6
    Guest
    Về biến đổi khí hậu, chúng ta có rất rất nhiều điều để nói,Trục Trái Đất, đang nghiêng hơn do biến đổi khí hậu!haaa:

    Trục Trái Đất sẽ càng ngày càng nghiêng nếu khí thải nhà kính ngày càng tăng!
    Địa cầu tự xoay quanh một trục nghiêng 23,5° so với phương thẳng đứng. Tuy nhiên góc nghiêng này không cố định. Sự phân bố khối lượng trên trái đất liên tục biến động nên vị trí của trục trái đất cũng thay đổi không ngừng.
    “Nếu bạn tăng khối lượng ở một phía của địa cầu, trục xoay của nó sẽ thay đổi chút ít”, Felix Landerer, một nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), giải thích.
    Từ lâu giới khoa học đã biết rằng hiệu ứng nhà kính tác động tới độ nghiêng của trục trái đất. Chẳng hạn, cực bắc của hành tinh đang dịch chuyển về phía 79 độ kinh tây – đường kinh tuyến đi qua thành phố Toronto (Canada) và thành phố Panama. Tốc độ di chuyển vào khoảng 10 cm/năm. Nguyên nhân là tình trạng tan băng ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á khiến khối lượng cực bắc giảm dần.
    Sự di chuyển của nước ngọt từ những tảng băng tan cũng tác động tới trục trái đất. Theo tính toán của Landerer, quá trình tan băng ở đảo Greenland khiến trục trái đất tiếp tục nghiêng thêm 26 mm mỗi năm. Tốc độ đó có thể tăng đáng kể trong những năm tới.
    Trong nghiên cứu mới nhất, nhóm của Landerer phát hiện sự gia tăng của các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính cũng làm tăng độ nghiêng của trái đất.
    Theo tính toán của họ, nếu lượng khí CO2 tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2000 tới 2100, các đại dương sẽ ấm lên và mở rộng. Khi đó nước sẽ bị đẩy về phía các thềm lục địa nông hơn, khiến cực bắc của trục trái đất dịch chuyển xấp xỉ 15 mm mỗi năm về phía bang Alaska và quần đảo Hawaii của Mỹ.
    “Các đại dương hấp thụ ít nhất 80% lượng nhiệt mà hiệu ứng nhà kính gây nên. Tuy nhiên, sự dịch chuyển của cực bắc sẽ không đủ mạnh để gây nên những xáo trộn đối với khí hậu trái đất”, Landerer nói.
    Cách đây vài năm, nhóm của Landerer từng chứng minh rằng tình trạng ấm lên toàn cầu có thể khiến sự phân bố khối lượng trên trái đất thay đổi. Cụ thể, vật chất sẽ dồn về các vĩ độ cao khiến hành tinh xoay nhanh hơn!
    Như vậy thì ngày trên trái đât sẽ mất đi nhiều hơn, chúng ta sẽ làm được ít việc hơn ,......
    Một thảm họa nếu khí thải nhà kính vẫn cứ tăng!mama:

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố đoạn phim đầu tiên về mặt trời do vệ tinh Solar Dynamics Observatory ghi hình.
    Hình ảnh trong đoạn phim:

    Một khung hình trong đoạn phim mới nhất về mặt trời. Ảnh: NASA. Tàu Solar Dynamics Observatory (SDO) lên không gian hôm 11/2. Nhiệm vụ của nó là thu thập dữ liệu về ngôi sao riêng của trái đất. Các nhà khoa học muốn hiểu rõ hơn hiện tượng bùng nổ ở tầng thượng quyển của mặt trời bởi nó ảnh hưởng tới cuộc sống của muôn loài trên địa cầu. Họ hy vọng có thể dự đoán được những tác động mà hoạt động của mặt trời gây ra đối với trái đất. Những luồng hạt mang điện tích từ mặt trời có thể làm gián đoạn các hệ thống viễn thông, phá hủy hệ thống điện và làm tê liệt vệ tinh nhân tạo.
    BBC cho biết, những nhà khoa học phân tích đoạn phim mà SDO gửi về tỏ ra phấn khích về chất lượng hình ảnh.
    "Khi chúng tôi nhìn thấy những hình ảnh trong đoạn phim, ngay cả những nhà vật lý khó tính nhất cũng phải trầm trồ", Lika Guhathakurta, một nhà khoa học của NASA, kể.

    Xem video tại đây:
    http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/201...272/Page_2.asp
    Theo BBC, SDO được trang bị 3 camera để nghiên cứu các quá trình vật lý bên trong, trên bề mặt và trong bầu khí quyển mặt trời. Các camera của nó có độ phân giải gấp 10 lần so với những máy quay truyền hình độ nét cao. Vì thế SDO có thể phát hiện những đặc tính vật lý trên bề mặt cũng như trong khí quyển của mặt trời. Do các camera ghi hình ở ba bước sóng khác nhau nên các nhà khoa học có thể nghiên cứu khí quyển mặt trời theo từng lớp.


    Nguồn : Vnexpress!
    Bài viết của anh discoverychange!!!!

  8. #8
    Trích dẫn Gửi bởi Kid1402
    Thuyền tạo mây - Giải pháp cho sự nóng lên toàn cầu
    Khi em nó hoạt động:
    Cái này là ảnh núi lửa mà!!! Nhìn rõ khói đen bốc lên kìa!!!


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Ảnh thiên văn ngày 30/03/2014: Thiên hà Vòng hoa
    Bởi thambt029 trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 01-04-2014, 08:14 AM
  2. Ảnh thiên văn ngày 09/02/2014: Thiên hà Con Nòng Nọc
    Bởi ChinhHellyBtt trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 11-02-2014, 04:03 AM
  3. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 03-08-2013, 04:35 AM
  4. Kính thiên văn Du lịch
    Bởi hathanhks trong diễn đàn Kính thiên văn
    Trả lời: 1229
    Bài viết cuối: 12-08-2011, 08:54 AM
  5. Kho phim về thiên nhiên thiên văn mới được up
    Bởi seller79 trong diễn đàn Phim thiên văn
    Trả lời: 1229
    Bài viết cuối: 12-01-2011, 07:39 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •