Các nhà thiên văn học vừa "săn" được một nhóm các thiên hà lớn nhất và ở khoảng cách xa trái đất nhất. Những thiên hà này lớn hơn mặt trời tới 800 nghìn tỷ lần và được hình thành từ khi vũ trụ có tuổi đời chỉ bằng một nửa hiện tại.

Nhóm thiên hà này được đặt tên là SPT-CL J0546-5345, nằm cách trái đất khoảng 7 tỉ năm ánh sáng.

Các nhà thiên văn học thích "những gã khổng lồ lập dị" này bởi chúng cho biết những gì xảy ra ở những phần đông đúc nhất của vũ trụ. Những thông tin đó hấp dẫn các nhà vũ trụ học đang cố tìm hiểu xem vũ trụ phát triển đến hiện tại như thế nào và vai trò của năng lượng tối trong việc tiếp nhiên liệu cho sự phát triển của vũ trụ như thế nào, cũng như là cho phép các nhà thiên văn học nghiên cứu xem các thiên hà hình thành như thế nào.


Các quần sao già có vòng tròn màu vàng, quần sao trẻ màu xanh

Vì vậy, trong khi một số nhà nghiên cứu đang cố "đào bới" sâu hơn vào nội dung và hình học của SPT-CL J0546-5345 thì một số nhà nghiên cứu khác vẫn đang tiếp tục "đi săn".

Mark Brodwin, một nhà thiên văn tại Trung tâm Thiên văn vật lí Harvard-Smithsonian, người đứng đầu nhóm tác giả của bài báo công bố phát hiện trên cho biết, SPT-CL J0546-5345 là một trong những đám thiên hà khối lượng lớn nhất từng được tìm thấy ở khoảng cách 7 tỉ năm ánh sáng, nghĩa là nó xuất hiện cách đây 7 tỉ năm, khi vũ trụ mới bằng nửa nửa tuổi của nó ngày nay và hệ mặt trời của chúng ta còn chưa tồn tại.

“Đám thiên hà này gồm toàn các thiên hà “cổ”, nghĩa là nó phải đến với nhau rất sớm trong lịch sử của vũ trụ - trong vòng hai tỉ năm đầu tiên”, Brodwin nói.

Nhóm thiên hà trên do Trạm thiên văn Nam cực "săn" được. Các đám thiên hà khổng lồ này bị lộ diện nhờ vào việc sử dụng hiệu ứng Sunyaev-Zel'dovich – sự nhiễu nhỏ của bức xạ nền vi sóng vũ trụ (tàn dư của Big Bang, đến từ mọi hướng). Những sự nhiễu như vậy sinh ra bức xạ nền đi qua một đám thiên hà lớn.

Khảo sát theo hiệu ứng này có những lợi thế đáng kể so với những kĩ thuật tìm kiếm khác. Nó có tác dụng đối với các đám thiên hà rất xa cũng như với các đám láng giềng, cho phép các nhà thiên văn tìm ra các đám rất hiếm, xa xôi, và khối lượng lớn. Ngoài ra, nó còn mang lại các phép đo rất chính xác của khối lượng của những đám này, điều quan trọng để làm sáng tỏ bản chất của năng lượng tối.

Các nhà khoa học hi vọng tìm thấy nhiều đám thiên hà khổng lồ khác nữa hiện đang bị lu mờ ở khoảng cách trên, một khi trạm thiên văn Nam cực hoàn tất.

Theo Discovery News