Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 6 của 6
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Hai nhà khoa học uy tín trên thế giới cho biết, họ vừa phát hiện bằng chứng cho thấy vũ trụ đã tồn tại trước vụ nổ Big Bang. Tuyên bố này đang gây chấn động giới khoa học toàn thế giới.


    Một bản đồ của bức xạ nền vũ trụ (CMB) trong vũ trụ với những hình tròn có thể biểu hiện các sự kiện diễn ra trước vụ nổ Big Bang. Ảnh: Daily Mail.


    Tờ Daily Mail đưa tin, khám phá gây tranh cãi về sự ra đời của vũ trụ được Roger Penrose - nhà khoa học, vị giáo sư đáng kính của Đại học Oxford (Anh) và giáo sư Vahe Gurzadyan từ Đại học quốc gia Yerevan (Armenia) cho đăng tải trực tuyến trên trang web arXiv.org. Theo hai chuyên gia này, vũ trụ không phải khởi phát từ vụ nổ Big Bang mà là một chu kỳ của những cái được đặt tên là aeon.

    Hầu hết các nhà khoa học tin rằng, vũ trụ được tạo ra trong vụ nổ Big Bang cách đây khoảng 13,7 tỉ năm. Các ngôi sao và thiên hà bắt đầu hình thành khoảng 300 triệu năm sau đó. Mặt Trời của chúng ta được sinh ra khoảng 5 tỉ năm trước, trong khi sự sống đầu tiên xuất hiện trên Trái đất cách đây gần 3,7 tỉ năm.

    Bức xạ nền vi sóng vũ trụ (CMB) cũng được đông đảo giới chuyên môn nhận định ra đời 300 triệu năm sau vụ nổ Big Bang và hiện đã bị làm lạnh tới khoảng -270 độ C.

    Tuy nhiên, hai giáo sư Penrose và Gurzadyan chỉ ra rằng, bằng chứng mà Chương trình Thăm dò vi sóng bất đẳng hướng Wilkinson của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thu được trong CMB lại cho thấy: các dấu vết trong nền bức xạ có tuổi đời cao hơn vụ nổ Big Bang.

    Họ nói đã khám phá được 12 ví dụ về các vòng tròn đồng tâm như trên trong CMB. Một vài trong số đó có năm vòng, đồng nghĩa với việc đối tượng đã trải qua năm sự kiện vô cùng lớn trong lịch sử của nó. Các vòng tròn xuất hiện quanh những cụm thiên hà có biến thể trong bức xạ nền thấp một cách kỳ lạ.

    Nghiên cứu dường như đã loại bỏ giả thuyết "lạm phát" được đông đảo chấp nhận về nguồn gốc của vũ trụ, rằng nó bắt đầu được hình thành nhờ vụ nổ Big Bang và sẽ tiếp tục mở rộng tới một thời điểm trong tương lai khi quá trình đó chấm dứt.

    Penrose và Gurzadyan tin rằng, các vòng tròn là dấu vết của những sóng hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ khởi phát từ các vụ va chạm lỗ đen siêu lớn trong một aeon trước đó, trước vụ nổ lớn cuối cùng. Điều này có nghĩa là, các chu kỳ vũ trụ thông qua các aeon nằm dưới sự chi phối của những vụ nổ lớn và va chạm lỗ đen siêu lớn.

    Giáo sư Penrose bày tỏ, lý thuyết mới của ông về "vũ trụ tuần hoàn bảo giác" có nghĩa rằng, các lỗ đen cuối cùng sẽ phá hủy mọi vật chất trong vũ trụ. Theo lý thuyết của ông, khi các lỗ đen hoàn thành tất cả những việc này thì còn lại trong vũ trụ sẽ chỉ là năng lượng, vốn sau đó sẽ kích hoạt một vụ nổ Big Bang mới và aeon mới.

    Giáo sư Penrose phát biểu với hãng thông tấn BBC: "Trong giả thuyết mà tôi đưa ra, chúng ta có một sự mở rộng theo cấp số nhân nhưng không thuộc aeon của chúng ta - Tôi sử dụng thuật ngữ để mô tả [giai đoạn] từ vụ nổ Big Bang của chúng ta cho đến tương lai xa. Tôi cho rằng, aeon này là một trong hàng loạt sự việc, nơi tương lai xa của các aeon trước bằng cách nào đó trở thành vụ nổ Big Bang của aeon chúng ta".

    Theo VNN

    View more random threads:


  2. #2
    Guest
    Đọc thấy hơi mơ hồ nhưng vẫn thắc mắc tý cho đỡ bị gọi là không biết gì (biết một tý cũng được)
    Các vòng tròn của CMB - bức xạ nền vi ba phải đo trong thời gian bao lâu vì anh suy luận một cách đơn giản là cứ gọi mỗi chu kỳ của aeon là 13,7 tỷ năm đi thì chúng phải đến lần lượt cách nhau cũng phải vài tỷ năm ý chứ, tại sao chúng lại xuất hiện trong mấy chục năm cho các nhà khoa học đo đạc và quan sát?
    Thứ nữa: "các vòng tròn là dấu vết của những sóng hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ" tại sao vòng tròn bức xạ nền lại là dấu vết của sóng hấp dẫn? Bức xạ nền là sóng điện từ dưới dạng nhiễu tạp trắng, còn sóng hấp dẫn lại vốn độc lập với sóng điện từ (hiện tại là vậy). Hơn nữa hiện nay cũng chưa có thiết bị nào để đo được cường độ của sóng hấp dẫn vì chúng quá bé. Vậy những điều đó là như thế nào?
    Discoverychange thấy thế nào?

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Tại sao chúng lại xuất hiện trong mấy chục năm cho các nhà khoa học đo đạc: Bức xạ nền chỉ phát ra mạnh nhất ở các bước sóng vi ba, nghĩa là vài tỷ đến vài trăm tỷ chu kỳ, ở phổ sóng này thì mãi đến những năm 90 mới đo đạc chính xác được , việc phát hiện từ những năm 60 là do tình cờ thôi. Hai ông phát hiện ra cũng không biết nó là cái gì , không phải chúng xuất hiện trong mấy chục năm đâu anh, nó được hình thành sau BigBang khoảng 300.000 năm và tồn tại cho đến ngày nay, tất cái chúng ta đang thấy ngoài vũ trụ chỉ là quá khứ.
    Tại sao vòng tròn bức xạ là dấu vết của sóng hấp dẫn: Riêng cái này thì chỉ là dự đoán vì thực ra sóng hấp dẫn chưa được tìm ra:
    Cho đến nay,chưa ai từng phát hiện ra sóng hấp dẫn một cách trực tiếp, nhưng thật sự có bằng chứng gián tiếp rằng chúng tồn tại. Khi các pulsar (Các Pulsar là những ngôi sao neutron, quay rất nhanh và đều đặn giải phóng một chùm sóng radio, chúng không nhìn thấy được bằng mắt thường mà chỉ được phát hiện qua các tín hiệu của những sóng radio đặc biệt, một loạt những dao động đồng dạng, có chu kỳ khoảng vaì phần nghìn đến vài giây) quay xung quanh những ngôi sao rất đặc, chúng ta hi vọng chúng phát ra một luồng đều đặn những sóng hấp dẫn, mất dần năng lượng trong quá trình đó nên quỹ đạo của chúng từ từ nhỏ đi. Phép đo sự phá vỡ quỹ đạo của các pulsar kép đã xác nhận rằng chúng thật sự mất năng lượng và lời giải thích tốt nhất là những pulsar này đang mất năng lượng ở dưới dạng sóng hấp dẫn.
    Và ở BigBang cũng phát ra sóng hấp , người ta ko đo được nhưng dựa vào bức xạ nền để tim ra sóng hấp dẫn vì nó lan truyền theo mọi hướng, và nó làm nền để cho vạch phổ xuất hiện lên trên đó đậm hơn, nghĩa là làm tăng cường độ của vạch phổ, và từ đây người ta có thể tìm ra sóng hấp dẫn << Em nghĩ thế. ~~ Cái này khó quá [IMG]images/smilies/2.gif[/IMG]

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Theo ý kiến của em ý tưởng này rất hay và thực sự em có nghĩ đến nó nhưng dưới dạng các lỗ đen chứ không phải là Aeon. Em nghĩ cái mà người ta gọi là bigbang thì là do các lỗ đen và không phải duy nhất có một bigbang mà có nhiều bigbang. Khi một lỗ đen tập trung đủ điều kiện để phát nổ như bigbang. ( lỗ đen ở đây phải gọi là siêu siêu lớn) Có nghĩa là lỗ đen này là sự tập hợp của hàng trăng nghìn hố đen khác sự kiên này có thể gọi là khi lỗ đen lớn gặp lỗ đen nhỏ và chúng nuôt lẫn nhau cho đến khi đạt một điều kiện nào đó chúng trở thành Supperblack hole và trong vũ trụ chắc chỉ có vài chục đến vài trăm hố đen dạng này. Khi nó phát nổ có thể tạo ra vài chục nghìn cho đến vài trăm nghìn quần thể thiên hà. [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG] Chỉ là một cách nghĩ

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Hoàng đã thấy lý thuyết nào nói về cái chết của blackhole chưa?

  6. #6
    Guest
    Stephen Hawking đặt ra các cuộc tranh cãi lý thuyết cho thấy rằng các hố đen không thật sự hoàn toàn đen: vì các hiệu ứng cơ học lượng tử, chúng phát xạ. Năng lượng sản xuất ra bức xạ có được từ khối lượng của hố đen. Vì vậy, hố đen dần co lại. Cuối cùng tỷ lệ bức xạ tăng lên khi khối lượng giảm xuống, vì vậy hố đen tiếp tục bức xạ ngày càng nhiều và từ từ co lại ngày càng nhanh tới khi nó có lẽ biến mất hoàn toàn.
    Hiện tại, không ai thật sự chắc chắn điều gì xảy ra ở giai đoạn cuối sự biến mất của hố đen: một số nhà nghiên cứu nghĩ rằng một thứ nhỏ bé và rắn chắc sẽ còn sót lại. Nói chung không ai dám chắc điều gì về cái chết của hố đen vì tất cả chỉ là dựa trên lý thuyết thôi anh, hố đen cũng chỉ được phát hiên một cách gián tiếp, chứ chưa thấy trực tiếp thì việc xem vòng đời kết thúc của nó còn là vấn đề nan giải. Cái ý tưởng trên chỉ là một cách nghĩ thôi , việc một hố đen đủ điều kiện để tạo thành một bigbang là rất khó và lâu. Chắc phải cỡ 10 tỷ năm [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Ket qua sau khi chuan truc bang Laze cho kinh px D150
    Bởi thuthuy1991 trong diễn đàn Kính thiên văn
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 06-08-2014, 10:10 AM
  2. [Coursera] From the Big Bang to Dark Energy
    Bởi vannam trong diễn đàn Thiên văn vật lý
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 08-09-2013, 03:27 AM
  3. Mô phỏng vụ nổ Big Bang
    Bởi hello.thegioisofa trong diễn đàn Tin báo chí
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 09-11-2010, 01:16 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •