Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Ngay trước kỷ niệm 50 năm ngày lần đầu tiên con người bay vào khoảng không vũ trụ (12-4-1961 – 12-4-2011), Ủy ban điều tra chính phủ về tai nạn thảm khốc làm phi công vũ trụ số 1 của hành tinh Yuri Gagarin tử nạn đã công bố kết quả điều tra sau 43 năm giữ kín.



    Nguyên nhân cái chết của hai phi công đã được... bảo mật



    Xin nhắc lại là vào ngày 27-3-1968, Gagarin cùng huấn luyện viên bay Vladimir Seregin bay tập trên chiếc máy bay huấn luyện MIG 15. Máy bay đang bổ nhào thì bị rơi đâm đầu xuống đất tại khu rừng gần Kirdzach. Cú đâm mạnh đến mức chiếc máy bay nặng 5 tấn đã vỡ tan hệt như một cái lọ thủy tinh bị đập vào bức tường bê tông.



    gioi thieu


    Ngay lập tức, một Ủy ban điều tra của chính phủ đã được thành lập để điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết của Yuri Gagarin và bạn của ông. Công việc đã được tiến hành cực kỳ cẩn trọng, với sự hỗ trợ của hàng trăm chuyên gia. Người ta đã dò tìm từng li từng tí một khu vực có bán kính 3 cây số quanh cái hố hình phễu mà chiếc MIG 15 để lại khi lao xuống. Từng mảnh vụn bé nhất của chiếc máy bay được nghiên cứu kỹ lưỡng. Và...

    Các kết luận của Ủy ban điều tra được đóng dấu mật. Cho đến trước ngày 7-4-2011, chỉ có một tài liệu chính thức duy nhất về cái chết của Gagarin và Seregin được công bố là cáo phó của Bộ Chính trị BCH T.Ư Đảng Cộng sản Liên Xô: “... Do tai nạn khi đang thực hiện chuyến bay tập...”. Trong cáo phó không có một chữ nào về nguyên nhân cái chết của hai phi công.

    Liệu có thể nói rằng giờ đây, sau 43 năm, rốt cuộc chúng ta được biết sự thật về cái chết của Gagarin?


    Gagarin chuẩn bị bay vào vũ trụ



    Vì động tác bổ nhào quá gấp!



    Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân dẫn đến tai nạn là do Gagarin thực hiện động tác cơ động quá gấp. Ủy ban điều tra kết luận: “Xuất phát từ phân tích các tình tiết của chuyến bay và các vật chứng điều tra, nguyên nhân nhiều khả năng nhất của tai nạn là việc thực hiện quá gấp động tác cơ động để tránh một bóng thám không. Hoặc là, ít khả năng hơn, để tránh việc máy bay lao vào mép cao của lớp mây thứ nhất” - ông A. Stenanov, người đứng đầu cơ quan bảo đảm hoạt động lưu trữ của tổng thống Nga trích dẫn từ văn bản kết luận.

    Kết quả là động tác bổ nhào quá gấp đã dẫn tới máy bay lao xuống đất trong điều kiện thời tiết phức tạp. Tuy nhiên, liệu có không chứng cứ chính Gagarin là người thực hiện động tác cơ động quá gấp? Có thể là Seregin thực hiện động tác cho máy bay tránh nguy hiểm?

    Hơn nữa, theo ý kiến của các chuyên gia thì người điều khiển máy bay cuối cùng là Seregin: Góc phá hủy trên miếng đệm chân ga máy bay trùng với góc phá hủy đế giày của Seregin. Trên đế giày của Gagarin không có dấu vết đó.

    Và một câu hỏi thông thường: tại sao cả nước phải đợi lâu như vậy để tài liệu được giải mật? Lãnh đạo của Đảng (nơi báo cáo của Ủy ban điều tra được gửi tới) có thể đã quyết định rằng không nên làm hoen ố hình ảnh của một anh hùng nhân dân (đã phạm sai lầm trong điều khiển máy bay) và cho báo cáo vào tủ mật.

    Đây được coi là bức ảnh cuối cùng của Gagarin



    Nhưng, nếu nghĩ cho kỹ thì đến hôm nay câu hỏi ai là người cuối cùng điều khiển máy bay không còn quan trọng nữa. Bởi vì sau nhiều chục năm, kết tội các phi công thiếu chuyên nghiệp là ngu ngốc và thiếu tử tế. Seregin là một phi công cực kỳ kinh nghiệm. Ông rất nghiêm túc trong nỗ lực khôi phục các kỹ năng bay của Gagarin. Điều quan trọng hơn là cuối cùng biết được sự thật. Bởi hậu quả của việc “im lặng” ngần ấy năm là sự xuất hiện của không dưới hàng chục giả thiết về cái chết của người anh hùng.



    Vẫn cần một cuộc điều tra khác



    Ngay từ những năm 70 thế kỷ trước, phi công vũ trụ số hai của hành tinh là German Titov đã nêu giả thuyết tương đối giống với kết luận vừa được công bố của Ủy ban điều tra của chính phủ. Ông cho rằng máy bay có thể đã va phải một trong các bóng thám không do các nhà khí tượng đưa lên không trung. Có một thiết bị được treo trên bóng thám không này, có thể nó đã va vào cánh hoặc ca bin máy bay. Nhưng người ta đã không lắng nghe Titov.

    Một chuyên gia khác về thiết bị hàng không là I.I. Kuznetsov trong một nghiên cứu trước đây đưa giả thuyết là ca bin máy bay đã bị hở khiến các phi công trong khoảnh khắc bị mất tri giác. Ông cũng cho rằng máy đã bổ nhào gấp. Theo ông, khi Gagarin và Seregin tỉnh lại thì đã quá muộn: máy bay chỉ còn cách mặt đất vài mét.

    Có thể các chuyên gia sẽ không bị thuyết phục đến cùng bởi kết luận của Ủy ban điều tra. Còn có quá nhiều điểm chưa rõ. “Cá nhân tôi không khẳng định dứt khoát sai lầm của phi công - Viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm vũ trụ Nga A. Dzeleznyakov nói - Có một loạt nguyên nhân, khi phi công nhìn thấy phía trước có một vật thể, anh ta sẽ phản ứng theo bản năng để tránh va chạm”.

    Chúng tôi nghĩ rằng chỉ một cuộc điều tra khác mới có thể đặt dấu chấm cuối cùng cho việc giải mã nguyên nhân tai nạn của chiếc MIG 15 của Gagarin. Rất may là mảnh vụn của chiếc máy bay xấu số hiện vẫn còn giữ tại một trong các viện nghiên cứu hàng không ở gần Mátxcơva.


    Theo Tiền Phong

  2. #2
    Guest
    Chuyến bay của Gagarin không an toàn theo tiêu chuẩn ngày nay

    Hàng loạt vấn đề kỹ thuật xảy ra trong chuyến bay đầu tiên đưa con người vào vũ trụ và nếu áp dụng những tiêu chuẩn an toàn ngày nay, chắc chắn chuyến bay ấy sẽ không được tiến hành.



    Bức ảnh chụp nhà du hành Yuri Gagarin trong một buổi tập luyện vào tháng 4/1961. Ảnh: AP. Hãng thông tấn Interfax cho biết, ông Boris Chertok, nhà khoa học 99 tuổi từng tham gia chương trình chế tạo tên lửa đẩy tàu vũ trụ thời Liên Xô cũ, đã nói chuyện với ban lãnh đạo của công ty sản xuất tàu vũ trụ Enegia của Nga nhân dịp thế giới kỷ niệm 50 năm ngày nhà du hành đầu tiên bay vào vũ trụ. Ông từng làm việc cùng Sergei Korolev, người thiết kế tàu vũ trụ Phương Đông đưa Gagarin lên quỹ đạo trái đất vào ngày 12/4/1961.
    Theo Chertok, trước và sau chuyến bay của Yuri Gagarin, các chuyên gia đã chỉ ra 11 vấn đề kỹ thuật. Chẳng hạn, trọng lượng cơ thể của Gagarin lớn hơn 14 kg so với tiêu chuẩn dành cho trang phục bảo hộ. Để giảm tải trọng của bộ trang phục bảo hộ, các chuyên gia quyết định cắt bớt một số dây cáp, nhưng lại vô tình cắt những dây dẫn tới các cảm biến nhiệt độ và áp suất.
    Tên lửa đẩy tàu Phương Đông lên quỹ đạo hoàn toàn khác với quỹ đạo dự kiến. Độ chênh lệch giữa khoảng cách cực đại và cực tiểu của quỹ đạo này so với trái đất chỉ là vài km.
    Điều đó có nghĩa là, nếu các động cơ của khoang hạ cánh hỏng và Gagarin cần phải đáp xuống nhờ lực ma sát của không khí, ông sẽ lơ lửng trong không trung khoảng một tháng. Nhưng lượng thức ăn trên tàu chỉ đủ để Gagarin dùng trong 10 ngày, Chertok nói.
    Chuyến bay vũ trụ có người lái đầu tiên cách đây 50 năm được thực hiện sau khi một số con vật chết trong tàu Phương Đông trong hai chuyến bay thử nghiệm lên quỹ đạo. Thất bại đó dẫn tới sự ra đời của phiên bản Phương Đông cải tiến vào tháng 3/1961.
    “Hội đồng chuyên gia thiết kế tàu vũ trụ và Ủy ban nhà nước quyết định Liên Xô có thể đưa người lên tàu vũ trụ để bay vào không gian sau hai chuyến bay không người lái thành công. Nếu ngày ấy chúng tôi tính toán mức độ đáng tin cậy của các phi thuyền theo những tiêu chuẩn an toàn ngày nay, chúng tôi đã không đưa người vào vũ trụ trong thời điểm đó”, ông kể.
    Gagarin đáp xuống mặt đất ở một nơi cách 600 km so với vị trí dự kiến. Ngay trong lúc khoang hạ cánh tiến vào bầu khí quyển ông lại gặp sự cố. Khoang hạ cánh xoay tít và lớp vỏ ngoài cùng của nó bốc cháy khiến nhiệt độ bên trong tăng nhanh chóng và Gagarin suýt rơi vào trạng thái bất tỉnh. Sau đó nhà du hành gặp khó khăn khi mở van thông hơi trên mũ và chiếc dù dự phòng của ông bung ra dù ông không mở nó.
    Chertok thừa nhận việc Gagarin đáp xuống đất bằng dù, chứ không phải bằng khoang hạ cánh, đã được giữ bí mật trong suốt nửa thế kỷ.
    “Đó là bí mật quốc gia bởi nhiều lý do. Chúa cấm tất cả mọi người nhắc đến bí mật ấy trong một cuộc họp báo”, ông bình luận.
    Theo Vnexpress


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Gagarin và chuyến bay làm nên lịch sử
    Bởi ttklthanhtung trong diễn đàn Công nghệ vũ trụ, khám phá không gian
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 12-04-2017, 08:32 AM
  2. 09/03/1934: Ngày sinh phi công vũ trụ Liên Xô Yury Alekseyevich Gagarin
    Bởi bacngoctuan trong diễn đàn Tin quốc tế, tin dịch
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 09-03-2012, 12:30 PM
  3. Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 12-04-2011, 10:04 AM
  4. Yuri Gagarin sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp
    Bởi vegiasang trong diễn đàn Dịch tin, tài liệu, phim thiên văn
    Trả lời: 6
    Bài viết cuối: 27-01-2011, 01:17 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •