Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 7 của 7
  1. #1
    Các nhà khoa học đã lần đầu tiên ước tính số lượng các hành tinh trong dải thiên hà của chúng ta và công bố những con số khổng lồ: Có ít nhất 50 tỷ hành tinh trong dải Ngân hà.

    Ngoài ra, ít nhất 500 triệu hành tinh trong số trên nằm trong vùng không quá nóng và không quá lạnh nơi sự sống có thể tồn tại. Con số này được suy ra từ những kết quả trước đó mà kính thiên văn Kepler của NASA thu thập được.

    Trong hội nghị thường niên của Hiệp hội Mỹ vì sự Tiến bộ Khoa học diễn ra ngày 19/2 tại Washington, ông William Borucki, trưởng nhóm phân tích dữ liệu Kepler cho biết ,các nhà khoa học đã coi số lượng hành tinh họ phát hiện được trong năm đầu tìm kiếm là một phần nhỏ của bầu trời đêm rồi sau đó tiến hành ước lượng về khả năng các ngôi sao có những hành tinh quay xung quanh.

    Đến nay, Kepler đã phát hiện 1.235 hành tinh, trong đó 54 hành tình nằm trong vùng nơi sự sống có thể tồn tại. Nhiệm vụ chính của kính thiên văn này không phải là xác định các thế giới riêng biệt mà cung cấp cho các nhà thiên văn khả năng phán đoán về việc có bao nhiêu hành tinh, đặc biệt là những hành tinh có tiềm năng nằm trong “vùng sống”, trong dải Ngân hà.

    Các nhà khoa học sẽ sử dụng tỷ lệ bao quát bầu trời 1/400 của Kepler và suy luận ra từ đó. Ông Borucki và các đồng nghiệp tính toán cứ hai ngôi sao thì có một ngôi sao có hành tinh và cứ 200 ngôi sao thì có một ngôi sao có hành tinh nằm trong “vùng sống”.

    Đó chỉ là con số tối thiểu vì những ngôi sao này có thể có hơn một hành tinh và Kepler vẫn chưa có tầm nhìn đủ xa để thấy được những hành tinh nằm cách xa ngôi sao mà nó quay quanh.

    Ví dụ, các nhà thiên văn nói rằng, nếu kính thiên văn Kepler cách Trái Đất 1.000 năm ánh sáng và đang theo dõi Mặt Trời của chúng ta đồng thời phát hiện sao Kim đang di chuyển ngang qua, thì cơ hội nhìn thấy Trái Đất chỉ là 1/8.

    Để ước tính tổng số hành tinh, các nhà khoa học sau đó sử dụng tần xuất đã quan sát được và áp dụng đối với số lượng các ngôi sao trong dải Ngân hà.

    Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học tính toán có 100 tỷ ngôi sao trong dải Ngân hà, song năm ngoái, một nhà khoa học thuộc Đại học Yale khẳng định con số này là gần 300 tỷ.
    Theo : khoahoc.com.vn

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    cái nay up rồi -_-

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    xin cho em hỏi là những nghiên cứu về hành tinh trong dải ngân hà hay rõ hơn là hành tinh ngoài hệ mặt trời muc địch chính là gì ạ,em đang làm bài luận về hành tinh ngaòi hệ mặt trời,ma 2la2m đã nó hỏi câu để làm gì,đến h vẫn ko nghĩ ra,xin các cô chú ,anh chị đi trước giúp đỡ ạ.chân thành cảm ơn

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    đa phần là để thống nhất cấu trúc của vũ trụ, mnihf chỉ biết có thế [IMG]images/smilies/7.gif[/IMG]

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Để giải đấp câu hỏi lớn là : "Are we alone" và tìm hiểu nguồn gốc vũ trụ . Cái ý thứ 2 k chắc chắn lắm

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi quaiac
    xin cho em hỏi là những nghiên cứu về hành tinh trong dải ngân hà hay rõ hơn là hành tinh ngoài hệ mặt trời muc địch chính là gì ạ,em đang làm bài luận về hành tinh ngaòi hệ mặt trời,ma 2la2m đã nó hỏi câu để làm gì,đến h vẫn ko nghĩ ra,xin các cô chú ,anh chị đi trước giúp đỡ ạ.chân thành cảm ơn
    Hành tinh là nơi khả dĩ nhất mà sự sống có thể tồn tại: nhiệt độ, dưỡng khí, nước, ... Những điều này không thể có được trên một ngôi sao đang phát sáng cũng như ngôi sao đã chết (kết thúc của nó là hố đen, hoặc sao lùn trắng với mật độ cự kỳ lớn, hoặc thậm chí chỉ còn là những mảnh vụn..). Mặt khác phát hiện các hành tinh ngoài hệ mặt trời là một công việc cực kỳ khó khăn, nó không tự phát sáng nên phải dựa vào ánh sáng của các ngôi sao mẹ (như Mr.Sun của chúng ta). Chính những khó khăn này càng kích thích con người phải tìm mọi cách dò tìm và nghiên cứu các hành tinh, với mục đích đầu tiên để trả lời câu hỏi "Are we alone in the universe?" và sau đó là "orginal of life", khả dĩ hơn nữa là "where is future going on?". Còn việc thống nhất hay nguồn gốc của vũ trụ thì thường các nhà khoa học đi sâu vào nghiên cứu các đối tượng "siêu nhiên" như super nova, blackhole, thậm chí super massive blackhole.,...

  7. #7
    Guest
    Ý kiến anh Fallingstar là chuẩn rồi .. câu trả lời ấy cũng giải thích luôn là vì sao lại quan tam nhiều đến "hành tinh" và vùng "không quá nóng không quá lạnh"

    Em bổ xung thêm là nghiên cứu các sự kiẹn và vị trí hành tinh ngoài hệ mặt trời một phần cung~ để phát hiện và check lại kiến thức vật lý hiện đại mà con người đang có .. đặc biệt là tính đúng sai cuả một số thuyết vô cùng nổi tiếng là Tương đối và BigBang


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Sao Kim- hành tinh duy nhất quay ngược trong hệ mặt trời
    Bởi hongson1992 trong diễn đàn Trái Đất - Hệ Mặt Trời
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 15-09-2017, 01:27 PM
  2. Sao Kim - Hành tinh bọc trong mây
    Bởi Thuy_KTHN trong diễn đàn Trái Đất - Hệ Mặt Trời
    Trả lời: 7
    Bài viết cuối: 01-02-2013, 03:14 AM
  3. Trả lời: 108
    Bài viết cuối: 16-12-2012, 03:23 AM
  4. Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 01-09-2012, 11:48 AM
  5. Sao Mộc-Hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời
    Bởi suachuasmartphone.vn trong diễn đàn Phim , Ảnh thiên văn
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 12-02-2012, 08:16 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •