Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 123 1231151101 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 1230
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    http://kienthuc.net.vn/khoa-hoc/tin-...u-che-1857576/

    Coi chừng mù vì kính thiên văn tự chế

    25/10/2012 21:31:41

    - Tự làm kính thiên văn không khó, chỉ cần nắm được một số nguyên tắc cơ bản và có đủ vật liệu là có thể làm được. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu "chế" không đúng kỹ thuật có thể gây hại cho mắt, thậm chí có thể gây mù mắt...

    Mỏi mắt

    Quan sát nhóm bạn của Trần Thu Trang (Tập thể học viện Hậu cần, Ngọc Thụy, Gia Lâm, Hà Nội) hì hụi thiết kế kính thiên văn, chúng tôi khá bất ngờ khi thấy những vật liệu làm kính khá đơn giản như gỗ làm chân đế, inox làm thanh đỡ, gương chịu lực làm vật kính (gương), nhựa và thép làm ống lấy nét...

    Khi chúng tôi phản ánh câu chuyện này với ông Nguyễn Đức Phường, Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam, ông cho biết, bản thân ông, thời còn là sinh viên cũng tự tìm hiểu và chế tạo kính thiên văn. Tuy nhiên, sau đó, mỗi lần mang kính ra ngắm bầu trời thì thấy mỏi mắt, chảy nước mắt, thậm chí có cảm giác đau nửa đầu, mệt mỏi. Sau khi ngừng dùng kính thì thấy hết.

    Theo ông Phường, vật liệu làm kính hiện nay ở Việt Nam khá khó tìm. Đối với các phần như thân kính, chân đỡ, thanh đỡ... thì dễ. Nhưng đối những bộ phận quan trọng, nhất là vật kính và thị kính nước ta không sản xuất nên phải tự làm. Vật liệu mua về để làm không đảm bảo, cộng thêm kỹ thuật không chuẩn khiến cho sản phẩm ra đời bị khiếm khuyết, sử dụng nhiều lần có thể gây hại cho mắt, thậm chí là ảnh hưởng cả tới thần kinh.

    Hiện có 2 loại kính thiên văn là kính thiên văn phản xạ và kính thiên văn khúc xạ. Kính thiên văn phản xạ sử dụng vật kính là thấu kính tiêu sắc. Nhiều trường hợp thấu kính được tận dụng lại từ các mắt kính kém chất lượng nên khi quan sát bầu trời hay thấy hiện tượng sắc sai (loạn màu) hình ảnh quan sát bị biến dạng, nhòe màu từ đó gây mỏi mắt, nhức mắt.

    Đối với kính thiên văn khúc xạ phải sử dụng gương cầu. Những chiếc gương này được làm từ gương, thủy tinh, thạch anh. Tuy nhiên, nếu mài gương không đúng kích cỡ cũng làm cho hình ảnh bị méo, trôi hình nhanh; nhìn lâu sẽ thấy mỏi mắt, nhức mắt...

    Tránh dùng kính thiên văn tự tạo để quan sát Mặt Trời.
    Tránh quan sát Mặt Trời

    Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Hội Thiên văn học Trẻ Việt Nam lại cho biết, điều ông lo không phải là việc chế tạo kính thiên văn mà lo về việc sử dụng. Một số bạn trẻ sai lầm khi cho rằng nhìn Mặt Trời qua kính thiên văn tự tạo thì an toàn, vì không nhìn trực tiếp mà nhìn qua kính. Tuy nhiên, kính thiên văn tự tạo thực tế không thể lọc được các tia cực tím từ ánh sáng Mặt Trời. Với độ phóng đại của các kính thiên văn quang học, nếu nhìn thẳng vào Mặt Trời có thể gây mù rất nhanh.

    "Riêng với việc quan sát Mặt Trời cũng như hiện tượng nhật thực, để quan sát qua kính thiên văn cần trang bị bộ lọc ánh sáng Mặt Trời (sun filter). Loại thiết bị này ở Việt Nam không sản xuất mà phải mua ở nước ngoài.

    Vì thế, các bạn trẻ tuyệt đối không nghĩ tới chuyện tự chế những tấm lọc bằng nilon đen, phim X-quang... để lắp vào kính thiên văn", ông Đặng Vũ Tuấn Sơn khuyến cáo "Nhất là đối với trẻ em, nếu các em tự chế tạo hay thậm chí mua kính có sẵn, phụ huynh cũng nên tìm hiểu để biết và hướng dẫn các em, tránh việc các em hiếu kỳ hướng kính về phía Mặt Trời và các vật thể quá sáng".
    Trong điều kiện kính nhập từ nước ngoài về quá đắt, có chiếc lên tới 10 triệu đồng/chiếc, việc tự chế tạo là điều khuyến khích. Tuy nhiên, khi chế tạo không nên chủ quan rằng nó quá dễ và không gây nguy hiểm mà thực hiện qua loa. Cần phải nắm chắc kỹ thuật và tìm hiểu thật kỹ về các vật liệu. Tốt nhất là khi làm nên tham khảo ý kiến của những người có kiến thức chuyên môn để lựa chọn được những vật liệu đảm bảo an toàn.

    Sơn Hà

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi HL_Xen
    http://kienthuc.net.vn/khoa-hoc/tin-...u-che-1857576/

    Coi chừng mù vì kính thiên văn tự chế

    25/10/2012 21:31:41

    - Tự làm kính thiên văn không khó, chỉ cần nắm được một số nguyên tắc cơ bản và có đủ vật liệu là có thể làm được. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu "chế" không đúng kỹ thuật có thể gây hại cho mắt, thậm chí có thể gây mù mắt...

    Mỏi mắt

    Quan sát nhóm bạn của Trần Thu Trang (Tập thể học viện Hậu cần, Ngọc Thụy, Gia Lâm, Hà Nội) hì hụi thiết kế kính thiên văn, chúng tôi khá bất ngờ khi thấy những vật liệu làm kính khá đơn giản như gỗ làm chân đế, inox làm thanh đỡ, gương chịu lực làm vật kính (gương), nhựa và thép làm ống lấy nét...

    Khi chúng tôi phản ánh câu chuyện này với ông Nguyễn Đức Phường, Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam, ông cho biết, bản thân ông, thời còn là sinh viên cũng tự tìm hiểu và chế tạo kính thiên văn. Tuy nhiên, sau đó, mỗi lần mang kính ra ngắm bầu trời thì thấy mỏi mắt, chảy nước mắt, thậm chí có cảm giác đau nửa đầu, mệt mỏi. Sau khi ngừng dùng kính thì thấy hết.

    Theo ông Phường, vật liệu làm kính hiện nay ở Việt Nam khá khó tìm. Đối với các phần như thân kính, chân đỡ, thanh đỡ... thì dễ. Nhưng đối những bộ phận quan trọng, nhất là vật kính và thị kính nước ta không sản xuất nên phải tự làm. Vật liệu mua về để làm không đảm bảo, cộng thêm kỹ thuật không chuẩn khiến cho sản phẩm ra đời bị khiếm khuyết, sử dụng nhiều lần có thể gây hại cho mắt, thậm chí là ảnh hưởng cả tới thần kinh.

    Hiện có 2 loại kính thiên văn là kính thiên văn phản xạ và kính thiên văn khúc xạ. Kính thiên văn phản xạ sử dụng vật kính là thấu kính tiêu sắc. Nhiều trường hợp thấu kính được tận dụng lại từ các mắt kính kém chất lượng nên khi quan sát bầu trời hay thấy hiện tượng sắc sai (loạn màu) hình ảnh quan sát bị biến dạng, nhòe màu từ đó gây mỏi mắt, nhức mắt.

    Đối với kính thiên văn khúc xạ phải sử dụng gương cầu. Những chiếc gương này được làm từ gương, thủy tinh, thạch anh. Tuy nhiên, nếu mài gương không đúng kích cỡ cũng làm cho hình ảnh bị méo, trôi hình nhanh; nhìn lâu sẽ thấy mỏi mắt, nhức mắt...

    Tránh dùng kính thiên văn tự tạo để quan sát Mặt Trời.
    Tránh quan sát Mặt Trời

    Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Hội Thiên văn học Trẻ Việt Nam lại cho biết, điều ông lo không phải là việc chế tạo kính thiên văn mà lo về việc sử dụng. Một số bạn trẻ sai lầm khi cho rằng nhìn Mặt Trời qua kính thiên văn tự tạo thì an toàn, vì không nhìn trực tiếp mà nhìn qua kính. Tuy nhiên, kính thiên văn tự tạo thực tế không thể lọc được các tia cực tím từ ánh sáng Mặt Trời. Với độ phóng đại của các kính thiên văn quang học, nếu nhìn thẳng vào Mặt Trời có thể gây mù rất nhanh.

    "Riêng với việc quan sát Mặt Trời cũng như hiện tượng nhật thực, để quan sát qua kính thiên văn cần trang bị bộ lọc ánh sáng Mặt Trời (sun filter). Loại thiết bị này ở Việt Nam không sản xuất mà phải mua ở nước ngoài.

    Vì thế, các bạn trẻ tuyệt đối không nghĩ tới chuyện tự chế những tấm lọc bằng nilon đen, phim X-quang... để lắp vào kính thiên văn", ông Đặng Vũ Tuấn Sơn khuyến cáo "Nhất là đối với trẻ em, nếu các em tự chế tạo hay thậm chí mua kính có sẵn, phụ huynh cũng nên tìm hiểu để biết và hướng dẫn các em, tránh việc các em hiếu kỳ hướng kính về phía Mặt Trời và các vật thể quá sáng".
    Trong điều kiện kính nhập từ nước ngoài về quá đắt, có chiếc lên tới 10 triệu đồng/chiếc, việc tự chế tạo là điều khuyến khích. Tuy nhiên, khi chế tạo không nên chủ quan rằng nó quá dễ và không gây nguy hiểm mà thực hiện qua loa. Cần phải nắm chắc kỹ thuật và tìm hiểu thật kỹ về các vật liệu. Tốt nhất là khi làm nên tham khảo ý kiến của những người có kiến thức chuyên môn để lựa chọn được những vật liệu đảm bảo an toàn.

    Sơn Hà
    Đoạn này bị sai này anh Lâm .
    Còn việc bị mù do chế kính sai em chưa thấy bao giờ . Nếu là kính khúc xạ thì em không thấy ai chế vật kính ngoài anh Hiến ra cả mà vật kính của anh Hiến nói thực nhìn rất tốt có khi hơn cả Quang Tâm , không thấy đau mỏi mắt gì hết . Còn gương mài méo mó ra sao cũng chỉ bị các chứng bệnh nhẹ về mắt chứ em cũng chưa thấy có ai mù cả . Mà mài gương bị méo là do làm sai qui trình , không đúng các bước , kiếm tra không kĩ chứ nếu gương tốt thì ngoài việc nhìn trăng lâu bị nóng mắt ra thì không còn cái gì là k ổn cả , gương mua chắc cũng đến thế là cùng .
    Cái trang kienthuc.net.vn này chả hiểu cái gì hết . Đây là 1 link nữa cho mô hình kính " KHÚC XẠ" do kienthuc.net.vn cung cấp [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]
    http://kienthuc.net.vn/channel/1989/...uc-xa-1730035/

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Kính khúc xạ cái báo lá cải này lấy mô hình kính phản xạ [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG], chả hiểu cái gì hết mà cũng đăng.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi HL_Xen
    Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Hội Thiên văn học Trẻ Việt Nam lại cho biết, điều ông lo không phải là việc chế tạo kính thiên văn mà lo về việc sử dụng. Một số bạn trẻ sai lầm khi cho rằng nhìn Mặt Trời qua kính thiên văn tự tạo thì an toàn, vì không nhìn trực tiếp mà nhìn qua kính. Tuy nhiên, kính thiên văn tự tạo thực tế không thể lọc được các tia cực tím từ ánh sáng Mặt Trời. Với độ phóng đại của các kính thiên văn quang học, nếu nhìn thẳng vào Mặt Trời có thể gây mù rất nhanh.
    Nói thế này khác gì bảo kính thiên văn mua từ nước ngoài về là có thể nhìn được vào Mặt Trời, tất cả các loại kính thiên văn, ống nhóm, thiết bị quan sát nếu không có thiết bị lọc khi quan sát Mặt Trời hoặc các vật thể quá sáng đều có thể gây nguy hiểm cho mắt chứ không phân biệt kính thiên văn tự chế hay kính của nước ngoài sản xuất. Không thể đổ thừa cho đồ tự chế được. Vớ vẩn hết sức

  5. #5
    Guest
    Báo nói thừa .Mặt trời thì làm gì có cái kính nào nhìn thẳng đc.cái thằng nhà báo ăn táo nói láo .1

  6. #6
    Guest
    Nó lấy ảnh HAS minh họa mới bố láo, hôm đó trừ kính em quan sát gián tiếp bằng hứng ảnh ra tất cả các kính đều có phim lọc[IMG]images/smilies/66.gif[/IMG][IMG]images/smilies/66.gif[/IMG][IMG]images/smilies/66.gif[/IMG]

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    dạy lại chúng nó chút kiến thức ktv.
    đến cơm mà bọn nó ko biết ăn còn chết nữa là ko biết dùng kính....

  8. #8
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    báo lá cải đăng tin vớ vẩn. người viết bài này đã ko biết j còn cố tỏ ra nguy hiểm. Mà dám lấy ảnh của HAS nữa chứ. Thêm tội vi phạm bản quyền.

  9. #9
    Guest
    Kính gửi quý báo!

    Tôi là Trương Ngọc Khánh - Chủ nhiệm CLB thiên văn nghiệp dư Hà Nội (trực thuộc Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam)

    Đề nghị quý báo kiểm duyệt thông tin từ nhiều nguồn đáng tin cậy trước khi viết bài tránh làm mất uy tín của quý báo trong con mắt của những người yêu khoa học tại Việt Nam.

    Người viết bài này đưa thông tin sai lệch về tác động của kính thiên văn tự chế đến mắt của người sử dụng (khi những vật liệu làm kính như vật kính và thị kính không đủ chất lượng thì hình ảnh sẽ bị nhòe và không quan sát được, nếu cố gắng quan sát thì cũng chỉ có 1 vài tác động nhỏ đến măt chứ ko đến nỗi mù như tiêu đề bài viết), những chiếc kính do chúng tôi chế tạo đã được kiểm nghiệm chất lượng tại công ty quang điện tử của bộ quốc phòng và hoàn toàn đạt tiêu chuẩn không gây hại cho người sử dụng. Khi quan sát mặt trời thì bắt buộc phải dùng phim lọc chuyên dụng nên hoàn toàn không gây hại cho mắt. Ở đây quý báo đã lấy thông tin từ 1 người đã từng có 1 bài viết khuyên mọi người dùng kính râm để nhìn mặt trời (1 điều cực kì phản khoa học và gây nguy hiểm trực tiếp cho mắt người quan sát)
    Đồng thời bài báo đã sử dụng hình ảnh trong buổi quan sát sao kim đi qua mặt trời ngày 6/6/2012 của chúng tôi tại SVĐ Mỹ Đình (chưa được sự đồng ý) gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của CLB của chúng tôi! Đề nghị quý báo thay đổi nội dung hoặc gỡ bài viết này xuống!
    http://kienthuc.net.vn/khoa-hoc/tin-...u-che-1857576/


    Ngoài ra ở bài viết dưới đây người viết bài này không hiểu 1 chút nào về kính thiên văn nhưng cũng viết bài giới thiệu về kiến thức thiên văn và chế tạo kính (bê hình vẽ mô tả cấu tạo kính thiên văn phản xạ để giới thiệu là kính khúc xạ). Điều này gây hại nghiêm trọng đến uy tín của quý báo, tôi đề nghị quý báo chỉnh sửa lại nội dung bài viết trên để tránh gây những hiểu biết sai lầm cho những người mới bắt đầu tìm hiểu về thiên văn. http://kienthuc.net.vn/channel/1989/...uc-xa-1730035/

    Ở cả 2 bài viết trên người viết bài hoàn toàn không hiểu về kính thiên văn nên đã nhầm lẫn rất nhiều giữa kính thiên văn phản xạ và kính thiên văn khúc xạ!

    Là 1 người nghiên cứu thiên văn và chế tạo rất nhiều kính thiên văn tại Việt Nam (trong đó có kính thiên văn phản xạ tự chế lớn nhất Việt Nam) tôi xin quý báo nên tìm hiểu thông tin từ những nguồn đáng tin cậy hơn để lấy thông tin viết bài. Không nên dẫn chứng từ những người chỉ mới làm 1 vài kính thiên văn rồi đưa ra những nhận xét không chính xác gây hoang mang cho những người có đam mê thiên văn học tại Việt Nam.

    Xin cảm ơn


    --
    Trương Ngọc Khánh
    President of Hanoi Amateur Astronomy Society (HAS)
    thienvanhanoi.org - thienvanhanoi.org/forum
    ADR: Lĩnh Nam - Hoàng Mai - Hà Nội
    Tel: +84987230391

  10. #10
    Mọi người không cần bàn cãi thêm về vấn đề này nữa! Từ nay những bài báo đưa tin sai về kiến thức nếu như chúng ta có thể gửi mail yêu cầu họ thay đổi nội dung thì gửi! Còn những bài báo viết sai nội dung kiến thức và có sử dụng hình ảnh cũng như tên của HAS (chưa được sự đồng ý) trong bài viết thì gửi mail yêu cầu họ thay đổi hoặc gỡ bài đó xuống!
    Những bài báo như thế này làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tìn của HAS nên chúng ta ko thể đùa đc!


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Phục chế Kính thiên văn PX D150f1200mm của HAS
    Bởi minhland trong diễn đàn Kính thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 12-05-2015, 12:38 PM
  2. Ý tưởng chế tạo các dụng cụ vật lí, thiên văn???
    Bởi suachuamaytinhBB trong diễn đàn Mua bán tổng hợp
    Trả lời: 1229
    Bài viết cuối: 27-04-2013, 09:58 AM
  3. Kính thiên văn thực chất là kính nhìn quá khứ!^^
    Bởi trong diễn đàn Mua bán tổng hợp
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 07-02-2013, 11:21 AM
  4. Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 25-04-2011, 02:02 AM
  5. 'Chế' kính thiên văn 'khủng' nhất Hà Nội
    Bởi abcnhaokdi trong diễn đàn Kính thiên văn
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 29-08-2010, 08:08 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •