Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0


    Hôm qua, tại trung tâm không gian Satish Dhawan, Sriharikota, Ấn Độ, vệ tinh thiên văn nhỏ nhất thế giới đã được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa vận chuyển vệ tinh địa cực C20. Vệ tinh được thiết kế tại phòng thí nghiệm Space Flight Laboratory (SFL) của viện nghiên cứu không gian thuộc đại học Toronto. Trên thực tế, vệ tinh này bao gồm 2 vệ tinh nhỏ BRIght Target Explorer (BRITE) tạo thành một khối hộp có kích thước mỗi mặt chỉ 20 cm và nặng chưa đến 7 kg.

    Một trong 2 vệ tinh nhỏ có tên UniBRITE được lắp ráp tại SFL và dự án được gây quỹ bởi đại học Vienna. Trong khi vệ tinh còn lại có tên BRITE-Austria được hoàn thiện tại Áo và tài trợ cho dự án là trường đại học kỹ thuật Graz. Đây được xem là vệ tinh đầu tiên của Áo.

    Một khi đi vào quỹ đạo, các vệ tinh sẽ hoạt động cùng nhau để giám sát những thay đổi về độ sáng của một số ngôi sao lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời. Do các kính thiên văn tích hợp khá nhỏ nên vệ tinh sẽ bị giới hạn khả năng quan sát các ngôi sao tối hơn cũng như không thể chụp được những tấm ảnh chất lượng cao. Tuy nhiên, không giống như kính thiên văn mặt đất, các vệ tinh sẽ không bị tác động bởi hiện tượng lấp lánh - sự biến dạng thị giác của các thiên thể gây ra bởi sự hỗn loạn trong bầu khí quyển của Trái Đất. Ngoài ra, các vệ tinh cũng thể ghi lại hình ảnh của các ngôi sao mục tiêu cả ban ngày lẫn ban đêm và không bị cản trở bởi các điều kiện thời tiết như trời nhiều mây.

    Do những ngôi sao lớn dao động chậm hơn so với sao nhỏ nên vệ tinh sẽ không thể quan sát chúng liên tục. Thay vào đó, vệ tinh có thể kiểm tra từng ngôi sao theo một chu kỳ thời gian đều đặn và ghi lại những thay đổi về độ sáng. Điều này có nghĩa các vệ tinh không cần phải nằm tại vị trí phù hợp trên quỹ đạo để có được điều kiện quan sát tốt nhất. Vì vậy, những vệ tinh BRITE trong tương lai có thể được phóng lên vũ trụng bằng mọi loại tên lửa sẵn có và được đặt vào quỹ đạo nơi thuận tiện nhất.



    Bên cạnh kính thiên văn, mỗi vệ tinh còn được trang bị 3 máy tính: một để xử lý trang thiết bị, một để duy trì hoạt động của vệ tinh và chiếc còn lại để kiểm soát trạng thái. Các vệ tinh hoạt động bằng một nguồn pin mặt trời 6 W.

    Theo kế hoạch, trong thời gian tới sẽ có thêm 2 cặp vệ tinh BRITE được đưa lên quỹ đạo, cùng với 2 vệ tinh được phóng hôm qua tạo thành một hệ thống gồm 6 vệ tinh nano hoạt động cùng nhau.

    Đại học Toronto nhấn mạnh: "Những ngôi sao lớn, sáng nhất tồn tại không lâu nhưng nó có 'cuộc sống' và 'cái chết' rất mãnh liệt và khi quá trình này xảy ra, vũ trụ lại được gieo mầm với rất nhiều nguyên tố nặng mà nếu thiếu chúng, sự sống có lẽ đã không xuất hiện trên Trái Đất. Hiểu rõ hơn về những ngôi sao này sẽ giúp hiểu rõ hơn về cách sự sống hình thành trên hành tinh của chúng ta."

    CLIP: http://vimeo.com/49936031

    Theo tinhte.vn

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Đang thắc mắc là nhỏ nhất ở kích thước hay nhỏ nhất ở cái gì?

    kích thước mỗi mặt chỉ 20 cm và nặng chưa đến 7 kg. - See more at: http://thienvanhanoi.org/forum/showt...8333#post18333
    nếu là 20cm2 thì hâm mộ thật. còn 20cm mỗi cạch thì vệ tinh lớp pico còn nhỏ hơn mà [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trung Quốc phóng vệ tinh lượng tử đầu tiên lên vũ trụ
    Bởi seoergato trong diễn đàn Tin báo chí
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 17-08-2016, 08:22 AM
  2. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 04-10-2013, 02:03 AM
  3. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 28-02-2013, 07:52 AM
  4. Quá trình phóng và hạ cánh của tàu Curiosity lên Sao Hỏa
    Bởi cuongnghiem trong diễn đàn Tin quốc tế, tin dịch
    Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 21-08-2012, 11:25 AM
  5. Chuyện một lần phóng vệ tinh đã thay đổi thế giới
    Bởi phucthinh89 trong diễn đàn Công nghệ vũ trụ, khám phá không gian
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 18-03-2012, 02:06 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •