Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0


    Trong khi Nhật Bản đang chuẩn bị ráo riết cho kế hoạch đưa một robot hình người thu nhỏ lên trạm không gian quốc tế ISS thì trung tâm công nghệ robot DFKI Robotics Innovation Center và trung tâm công nghệ không gian và vi trọng lực ứng dụng ZARM của Đức cũng đang phát triển 2 robot với mục tiêu khám phá các miệng núi lửa trên Mặt Trăng nhằm tìm kiếm nước đóng băng.

    Dự án RIMRES (Reconfigurable Integrated Multi Robot Exploration System) nói trên sẽ kết hợp 2 chú robot có tên SHERPA và CREX. Phương tiện tự hành SHERPA dài 2,4 m, nặng 200 kg sẽ di chuyển bằng một hệ thống chân-bánh xe với cơ cấu giảm xóc thích nghi (adaptive suspenssion). Nhờ đó, nó có thể di chuyển nhanh trên địa hình lồi lõm bằng các bánh xe nhưng cũng có thể nhấc một trong 4 chân độc lập để leo lên các tảng đá hoặc tự giải phóng mình khi mắc kẹt. Nhiệm vụ hàng đầu của SHERPA là vận chuyển robot trinh sát có tên CREX (Crater Explorer) đến thăm dò các miệng núi lửa. Nó có thể nâng và mang theo robot này ngay dưới bụng hoặc bằng một cánh tay máy dài 1,8 m.

    Qua hình ảnh phía trên, chúng ta có thể thấy CREX thật nhỏ bé đối với SHERPA. Robot có kích thước khá khiêm tốn, dài 1 m, gồm 6 chân và nặng chỉ 27 kg. Vì vậy, nó quá nhỏ và chậm chạp để có thể thực hiện công việc thăm dò trên diện rộng bề mặt Mặt Trăng một mình. Đây là lý do khiến nó phải cần đến "người vận chuyển" SHERPA để đưa đến mọi nơi. Mỗi chân của CREX có 4 khớp và được lắp nhiều cảm biến giúp robot di chuyển trên các địa hình gồ ghề cũng như leo lên sườn dốc của các miệng núi lửa. Trong quá trình vận chuyển, CREX sẽ gập gọn các chân để tránh gây cản trở.

    Dự án RIMRES được triển khai từ một dự án trước đó có tên SpaceClimber phát động từ năm 2007 đến 2010. Lúc này, SpaceClimber cũng phát triển một robot 6 chân tương tự CREX với khả năng di chuyển lên dốc nghiêng 80 độ và hoạt động bán tự động, có thể tự tìm đường bằng các cảm biến tích hợp. Dĩ nhiên là sẽ mất nhiều năm nữa để những chú robot này có thể du hành đến Mặt Trăng, tuy nhiên, giờ đây thì chúng ta cũng đã ít nhiều hình dung được các sứ mạng không gian trong tương lai sẽ như thế nào.


    SHERPA vận chuyển CREX:

    <object type="application/x-shockwave-flash" width="640" height="385" data="http://www.youtube.com/v/H-XGX89DGoo">
    <param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/H-XGX89DGoo">
    <param name="wmode" value="transparent">
    </object>


    Độ linh hoạt của CREX:

    <object type="application/x-shockwave-flash" width="640" height="385" data="http://www.youtube.com/v/irnk_GtbRP8">
    <param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/irnk_GtbRP8">
    <param name="wmode" value="transparent">
    </object>


    Nguồn: tinhte.vn

  2. #2
    Guest
    con này dùng pin gì thế nhỉ ?


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Cùng nhau ngắm mưa sao băng Perseids tháng 8/2015
    Bởi trihoinachantoan trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 05-08-2015, 11:09 AM
  2. Curiousity trên Sao Hỏa: Sống cùng Robot tự hành APOD 18/8/2012
    Bởi phamtri trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 24-09-2012, 12:49 PM
  3. Robot tự hành Curiosity trên Sao Hỏa: Vách vỉa ngoài của miệng núi lửa Gale APOD 15/8/2012
    Bởi kevin_cn08b trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 24-09-2012, 12:47 PM
  4. Tro và sét trên núi lửa vùng Iceland - APOD 30/7/2012
    Bởi nguyentuanvuan trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên văn
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 30-07-2012, 10:13 AM
  5. Bữa tiệc quan sát bầu trời : Sao Kim và Sao Mộc cùng nhau khiêu vũ
    Bởi nunchaku0003 trong diễn đàn Tin quốc tế, tin dịch
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 13-03-2012, 11:45 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •