Ngày 23/7/2012
Video Credit & Copyright: Tom A. Warner, ZTResearch, www.weathervideoHD.TV
<object type="application/x-shockwave-flash" width="640" height="360" data="http://vimeo.com/moogaloop.swf?clip_id=28457062">
<param name="movie" value="http://vimeo.com/moogaloop.swf?clip_id=28457062">
<param name="wmode" value="transparent">
</object>

Chúng ta vẫn thường nói "nhanh như chớp", thực ra chớp không chỉ quá nhanh như chúng ta vẫn thấy mà nó còn nhanh đến nỗi chúng ta thậm chí không thể nói nó đã di chuyển theo hướng nào. Cú sét đánh ở trên không di chuyển quá nhanh bởi vì nó đã được ghi lại bởi một thiết bị ghi hình có độ phân giải cực kỳ cao. Tại tốc độ cao khó tin: 7.207 khung hình/giây, chúng ta có thể thấy được tia sét thời gian thực chạy ở phía dưới đoạn ghi hình này. Tia sét bắt đầu với một chớp sáng làm ion hóa không khí và đồng loạt rẽ nhánh từ một khu vực tĩnh điện chứa đầy electron và ion trước đó đã được tạo ra từ các luồng khí lưu và va chạm giữa các phân tử trong một đám mây mưa. Khoảng 0,015 giây sau khi xuất hiện -- tức khoảng 3 giây trên thanh thời gian của video -- một trong các nhánh tích điện của tia sét tiếp xúc với một điểm tích điện dương trên mặt đất tạo nên một kênh không khí bị ion hóa với vai trò như một dây dẫn. Ngay sau đó, một lượng cực lớn điện tích chạy qua lại giữa mây và mặt đất và tạo nên một vụ nổ nguy hiểm, âm thanh của vụ nổ sau đó lan truyền tới tai người và được chúng ta gọi là sấm. Tuy vậy chúng ta vẫn còn rất nhiều điều chưa biết về sét, trong đó bao gồm những hiểu biết tường tận về cơ chế tích điện riêng rẽ.

Tomorrow's picture: titan vortex