Bản quyền: Bret Dahl
Đó có phải là một đám mây đang lơ lửng trên Mặt Trời? Đúng vậy, nhưng nó khác hoàn toàn với mây trên Trái Đất. Dải mầu sáng kéo dài bên trái bức hình đã được đảo mầu ở trên thực chất là một dải tơ mặt trời với thành phần chủ yếu là khí Hidro tích điện được đẩy lên cao do từ trường dạng vòng của Mặt Trời. Ngược lại, mây trên Trái Đất thường lạnh hơn rất nhiều và chủ yếu do những giọt nước nhỏ li ti tạo thành. Mây trái đất lơ lửng trên cao là do chúng rất nhẹ và bỉ đẩy lên do sự chuyển động của các luồng không khí. Bức ảnh với dải tơ trên Mặt Trời ở trên được chụp khoảng 2 tuần trước khi Vùng hoạt động của Mặt Trời AR1535 xuất hiện trở lại ở phía bên phải cùng với những vết đen. Các dải tơ mặt trời thông thường chỉ tồn tại từ một vài ngày đến một tuần, trong khi đó đối với một dải tơ dài như bức hình ở trên có thể tồn tại trong vòng một tháng hoặc lâu hơn. Lại có một số dải tơ nếu chúng đột ngột bị cuộn chìm vào bên trong mặt trời thì loại tơ này sẽ kích hoạt những vùng sáng mạnh như những ngọn lửa lớn, gọi là Hyder Flare (Lần đầu tiên được đề cập bởi Max Waldmeier năm 1938 và sau đó đến tận năm 1964, cơ chế hình thành của Hyder Flare mới được giải thích bởi Charles Hyder)