Thật dễ bị rối mắt với bức hình vũ trụ này! Là gì vậy? Đó là Simeis 147 (S147,hay còn gọi là tinh vân Mỳ ống) và còn được phân loại là Sh2240. Nó là những gì còn sót lại của một vụ nổ siêu tân tinh. Chiếm một vùng trời lớn tương đương với 6 trăng tròn trên bầu trời, Simeis cách chúng ta 3000 năm ánh sáng và rộng khoảng 150 năm ánh sáng. Hãy nhìn vào phía bên phải của bức hình, đó là ngôi sao sáng Elnath( Beta Tauri) nằm giữa biên giới của chòm sao Kim Ngưu và Ngự Phu,chính xác hơn là nằm đối diện với trung tâm ngân hà trên bầu trời Trái Đất. Có được sự kết hợp tinh tế này là nhờ những dữ liệu hình ảnh thông qua các dải lọc hẹp để làm sáng lên sự phát bức xạ từ các nguyên tử Hidro. Các nhà khoa học ước tính tàn dư tân tinh này có cách đây khoảng 40.000 năm, điều đó có nghĩa là ánh sáng từ vụ nổ sao đến Trái Đất đầu tiên đã khoảng 40.000 rồi. Nhưng những gì còn sót lại của nó không chỉ có thế, đằng sau một ngôi sao neutron hay pulse,là cả một thảm họa vũ trụ, mà gốc lõi của một ngôi sao vẫn còn đó.http://apod.nasa.gov/apod/ap121009.html