http://apod.nasa.gov/apod/ap121018.html

Bản quyền: Phòng quan sát thiên văn phương Nam của EU

Alpha Centauri là hệ sao gần nhất với hệ mặt trời của chúng ta. Hình ảnh minh họa này được dựng lên từ góc nhìn của “người hàng xóm” Alpha Centauri, cách chúng ta chỉ 4.3 năm ánh sáng. Mặt trời nằm chênh chếch góc trên bên phải, trông thật sáng chói đối lập với hậu cảnh tăm tối của Ngân Hà. Hình lưỡi liềm ở tiền cảnh chính là 1 hành tinh được họa sỹ dựng lên. Hành tinh này là 1 vệ tinh của sao Alpha Centauri B và được coi là hành tinh gần nhất ngoài hệ mặt trời. Hành tinh này được tìm thấy bởi nhà thiên văn Xavier Dumusque và đồng sự. họ sử dụng máy “săn hành tinh HARPS” – một công cụ để đo những thay đổi rất nhỏ trong quang phổ của các ngôi sao- trong suốt 4 năm. Hành tinh này có khối lượng gần bằng trái đất nhưng 1 vòng quỹ đạo của nó chỉ dài 3.2 ngày, khoảng cách tới sao chính của nó bằng 0.04 lần khoảng cách từ trái đất tới mặt trời. Chính vì nằm quá gần Alpha Centauri B, một ngôi sao chỉ ít nóng hơn mặt trời một chút, nên hành tinh này khó có thể tồn tại sự sống. Tính toán cũng chỉ thêm rằng, quỹ đạo của các hành tinh trong hệ Alpha Centauri sẽ nằm trong vùng có thể tồn tại sự sống nếu cách sao chính khoảng một nửa khoảng cách Trái đất,- Mặt Trời.